Tăng cường nguồn ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh thừa thiên huế min (Trang 63 - 65)

2.2.5 .Tình hình quản lý tài chính

3.2. Định hướng hồn thiện cơng tác quản lý tài chính tạiBệnh viện Phục hồi chức

3.2.1. Tăng cường nguồn ngân sách nhà nước

Trên quan điểm nhất quán coi sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và toàn xã hội, cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe là hoạt động nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho xã hội và đầu tư cho y tế là đầu tư phát triển thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ, Đảng và Nhà nước ta luôn coi y tế là lĩnh vực ưu tiên cần được tăng cường đầu tư từ nguồn Ngân sách Nhà nước. Nghị quyết số 46- NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị đã nêu rõ cần:“ Đổi mới và hồn thiện

chính sách tài chính y tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các nguồn tài chính cơng( bao gồm Ngân sách Nhà nước, bảo hiêm y tế)”. Nghị quyết số18/2008/QH12, ngày

03/06/2008, về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong đó đã quyết định “ Tăng tỷ lệ chi ngân sách hàng năm cho sự nghiệp y tế, bảo đảm tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của Ngân sách Nhà nước…”.

Trong những năm tới để nâng cao hiệu quả chi NSNN cho sự nghiệp y tế của tỉnh đòi hỏi phải phân định được hoạt động y tế nào cần sự tài trợ toàn bộ của NSNN, dịch vụ y tế nào mà người được cung cấp phải trả tiền và khoản chi nào là một phần do Nhà nước chi và một phần do người được hưởng phải trả. Từ đó xác định được nội dung các khoản mục y tế mà NSNN phải bù đắp. Cụ thể, ta có thể thấy trong các hoạt động khám chữa bệnh có đặc điểm liên quan trực tiếp đến người bệnh, người cần dịch vụ khám chữa bệnh sẽ thấy được tính hữu ích và cấp thiết của dịch vụ đó nên sẵn sàng trả tiền. Bên cạnh đó hoạt động khám chữa bệnh là thị trường có khả năng thanh tốn cao nên khu vực tư nhân có nhu cầu đầu tư vào nhằm thu lợi nhuận, khi đó vai trị của Nhà nước chỉ là đầu tư một chừng mực nhất định mang tínhkhơng muốn đầu tư. Do vậy vai trị của Nhà nước là phải cung cấp phần lớn chi phí cho hoạt động phịng bệnh, phần cịn lại có thể huy động từ các tổ chức quốc tế hoặc các tổ chức khác vì chi phí là ít tốn kém nhưng lợi ích mang lại rất lớn. Đối với hoạt động đào tạo, nâng cao trình độ chun mơn của cán bộ y bác sỹ là rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hoạt động khám chữa bệnh. Những cán bộ y bác sỹ được đào tạo nâng cao trình độ sẽ giúp họ có điều kiện thăng tiến, được hưởng nhiều chế độ ưu đãi hơn, do vậy chi cho đào tạo có thể huy động một phần học phí từ các hộ gia đình, một phần do NSNN đảm bảo, có như vậy thì với một khoản chi không lớn nhưng thúc đẩy được trình độ chun mơn của các y bác sỹ lên cao hơn. Các hoạt động nghiên cứu khoa học là một phần không thể thiếu trong hoạt động của ngành và cũng đòi hỏiphải có sựtàitrợlớn từ NSNN.

Xác định được nội dung chi NSNN cho sự nghiệp y tế là cơ sở để vạch ra chiến lược phát triển ngành y tế của tỉnh trong những năm tới, đây là một việc làm hết sức quan trọng cần được quan tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh thừa thiên huế min (Trang 63 - 65)