Quan điểm, định hướng phát triển Bệnh viện Phục hồi chức năngtỉnh Thừa Thiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh thừa thiên huế min (Trang 60)

2.2.5 .Tình hình quản lý tài chính

3.1. Quan điểm, định hướng phát triển Bệnh viện Phục hồi chức năngtỉnh Thừa Thiên

3.1. Quan điểm, định hướng phát triển Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế

3.1.1. Quan điểm định hướng phát triển chung ngành y tế Thừa Thiên Huế và mục tiêu phát triển của bệnh viện mục tiêu phát triển của bệnh viện

3.1.1.1. Quan điểm định hướng phát triển chung ngành y tế Thừa Thiên Huế

Phát triển đồng bộ, toàn diện hệ thống y tế của tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng hiện đại và bền vững. Đảm bảo tính hệ thống, liên tục trong hoạt động chuyên môn của từng tuyến và giữa tuyến. Phát triển hệ thống y tế theo khu vực dân cư nhằm tạo cơ hội cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe thuận lợi với chất lượng ngày càng cao.

Con người là vốn quý nhất, vừa là động lực vừa là mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Sức khỏe là vốn quý nhất của con người và tồn xã hội, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp đảm bảo nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước.

Phát triển hệ thống y tế Thừa Thiên Huế phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, của đất nước; nâng cao dịch vụ y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả và ngày càng bền vững.

Phát triển y tế theo hướng tăng cường xã hội hóa, trong đó y tế Nhà nước đóng vai trị chủ đạo; y tế chủ động làm trọng tâm, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, kết hợp y tế phổ cập với y tế chuyên sâu, y học hiện đại với y học cổ truyền.

Phát triển hệ thống y tế gắn liền với đảm bảo an sinh xã hội và cũng cố quốc phòng an ninh.

1. Về hệ thống tổ chức mạng lưới y tế:

- Đối với y tế tuyến xã, phường: Ở tuyến xã, phường, đạt 100% Trạm y tế xã

có phân cơng cán bộ y tế phụ trách công tác phục hồi chức năng và cán bộ y tế các trường học được bồi dưỡng kiến thức cơ bản về phục hồi chức năng…

- Đối với tuyến huyện:phấn đấu có 9/9 Trung tâm y tế huyện thành lập Khoa hoặc Tổ Phục hồi chức năng lồng ghép với khoa Nội hoặc khoa Y học cổ truyền có kỹ thuật viên Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng, có bác sỹ (hoặc Y sĩ), kỹ thuật viên cao đẳng, Cử nhân điều dưỡng được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành về phục hồi chức năng. Thực hiện phân tuyến kỹ thuật đạt trên 50% so với danh mục của Bộ Y tế.

- Đối với tuyến tỉnh: đạt tiêu chuẩn bệnh viện chuyên khoa hạng II với quy

mô giường bệnh là 100 giường. Phát triển khoa Phục hồi chức năng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh và Bệnh viện Y học cổ truyền. Thực hiện phân tuyến kỹ thuật đạt 100% so với danh mục của Bộ Y tế.

Tăng cường công tác quy hoạch đào tạo, xây dựng và hoàn chỉnh chuyên khoa Phục hồi chức năng để đào tạo lại cán bộ ngành Y có đủ tài lẫn đức.

2. Nâng cao chất lượng cơng tác phịng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân.

a/ Chấn chỉnh và đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình y tế.

- Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về vệ sinh phòng bệnh, phịng dịch. Đẩy mạnh cuộc vận động vệ sinh mơi trường, phấn đấu đến năm 2025 có hơn 80% dân số nơng thơn được dùng nước sạch và hố xí hợp vệ sinh.

- Phát động nhân dân hưởng ứng và làm tốt cơng tác an tồn vệ sinh thực phẩm. - Phát hiện và khống chế các dịch bệnh lớn khơng để xảy ra.

- Duy trì tiêm chủng 6 bệnh truyền nhiễm cho trẻ em đạt trên 98%. Duy trì kết quả thanh tốn bệnh bại liệt, tiến tới loại trừ uốn ván sơ sinh.

- Phấn đấu giảm tỷ lệ mắc bệnh sốt rét hàng năm từ 10 - 15%, hạn chế tối đa tử vong do sốt rét.

- Đẩy mạnh cơng tác phịng chống bệnh xã hội, triển khai có hiệu quả các chương trình tại cộng đồng như phấn đấu 100% dân cư ăn muối Iốt, duy trì kết quả

thanh toán bệnh phong, phát hiện và quản lý bệnh nhân tâm thần ở 100% phường xã. Giảm 30% số bệnh nhân mắc bệnh lao.

b/ Công tác khám chữa bệnh.

- Tổ chức lại hệ thống khám và chữa bệnh trên địa bàn tỉnh theo sự phân công của các tuyến từ xã đến tỉnh. Tập trung chỉ đạo nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng mọi mặt của các cơ sở khám chữa bệnh nhất là tăng cường đầu tư cho trạm y tế đủ sức cấp cứu, khám chữa bệnh và thực hiện các chương trình y tế.

- Củng cố chế độ chuyên môn tại các bệnh viện huyện, phát huy hiệu quả máy móc, trang thiết bị hiện có nhằm đảm bảo an toàn điều trị, nâng cao chất lượng chăm sóc, điều dưỡng người bệnh tại tuyến huyện và tỉnh.

3.1.1.2. Mục tiêu phát triển của Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế

Xây dựng hệ thống y tế từng bước hiện đại, hoàn chỉnh và đồng bộ từ tuyến huyện đến tuyến xã, phường, thị trấn theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; giảm tỷ lệ bệnh, tật và tử vong, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Mục tiêu cụ thể

Xây dựng quy hoạch phát triển y tế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2025 nhằm triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm như xây dựng và phát triển mạng lưới PHCN thống nhất trên địa bàn tỉnh theo tuyến. Triển khai chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Đào tạo bác sĩ, kỹ thuật viên và điều dưỡng chuyên khoa phục hồi chức năng, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công tác PHCN trên địa bàn. Cải tạo, nâng cấp Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh, khoa PHCN các bệnh viện, đẩy nhanh tốc độ ứng dụng, phát triển khoa học công nghệ và kỹ thuật cao, kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng. Mở rộng các khoa, chuyên ngành sâu về PHCN theo hướng PHCN riêng biệt cho từng bệnh. Bên cạnh đó, Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh, các khoa PHCN phối hợp với các khoa lâm sàng để tiến hành PHCN cho người bệnh ngay từ giai đoạn cấp cứu và trong quá trình nằm viện; ứng dụng kỹ thuật chuyên sâu về PHCN, kết

hợp PHCN với YHCT đáp ứng yêu cầu về PHCN ngày càng cao của người bệnh và người khuyết tật.

UBND tỉnh giao Sở Y tế phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiện toàn, củng cố Ban điều hành Chương trình phục hồi chức năng các cấp để chỉ đạo điều hành việc thực hiện, xây dựng chính sách, phân bổ nguồn lực, điều phối và quản lý hoạt động phục hồi chức năng trên địa bàn tỉnh; Hướng dẫn chỉ đạo công tác phát hiện sớm, can thiệp sớm phục hồi chức năng cho người khuyết tật; lập kế hoạch đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ làm công tác phục hồi chức năng và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở phục hồi chức năng.

3.2. Định hướng hoàn thiện cơng tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Phục hồi

chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế

Thực hiện xã hội hóa sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và cơng tác khám chữa bệnh nói riêng là thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ta trong lĩnh vực y tế. Xã hội hóa là quy luật tất yếu để đạt tới mục tiêu mọi người đều được chăm sóc sức khỏe và được khám chữa bệnh dựa trên cơ sở Nhà nước và nhân dân cùng làm, huy động mọi tiềm năng xã hội cho chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường. Xã hội hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

3.2.1. Tăng cường nguồn ngân sách nhà nước

Trên quan điểm nhất quán coi sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và toàn xã hội, cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe là hoạt động nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho xã hội và đầu tư cho y tế là đầu tư phát triển thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ, Đảng và Nhà nước ta luôn coi y tế là lĩnh vực ưu tiên cần được tăng cường đầu tư từ nguồn Ngân sách Nhà nước. Nghị quyết số 46- NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị đã nêu rõ cần:“ Đổi mới và hồn thiện

chính sách tài chính y tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các nguồn tài chính cơng( bao gồm Ngân sách Nhà nước, bảo hiêm y tế)”. Nghị quyết số18/2008/QH12, ngày

03/06/2008, về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong đó đã quyết định “ Tăng tỷ lệ chi ngân sách hàng năm cho sự nghiệp y tế, bảo đảm tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của Ngân sách Nhà nước…”.

Trong những năm tới để nâng cao hiệu quả chi NSNN cho sự nghiệp y tế của tỉnh đòi hỏi phải phân định được hoạt động y tế nào cần sự tài trợ toàn bộ của NSNN, dịch vụ y tế nào mà người được cung cấp phải trả tiền và khoản chi nào là một phần do Nhà nước chi và một phần do người được hưởng phải trả. Từ đó xác định được nội dung các khoản mục y tế mà NSNN phải bù đắp. Cụ thể, ta có thể thấy trong các hoạt động khám chữa bệnh có đặc điểm liên quan trực tiếp đến người bệnh, người cần dịch vụ khám chữa bệnh sẽ thấy được tính hữu ích và cấp thiết của dịch vụ đó nên sẵn sàng trả tiền. Bên cạnh đó hoạt động khám chữa bệnh là thị trường có khả năng thanh tốn cao nên khu vực tư nhân có nhu cầu đầu tư vào nhằm thu lợi nhuận, khi đó vai trị của Nhà nước chỉ là đầu tư một chừng mực nhất định mang tínhkhơng muốn đầu tư. Do vậy vai trị của Nhà nước là phải cung cấp phần lớn chi phí cho hoạt động phịng bệnh, phần cịn lại có thể huy động từ các tổ chức quốc tế hoặc các tổ chức khác vì chi phí là ít tốn kém nhưng lợi ích mang lại rất lớn. Đối với hoạt động đào tạo, nâng cao trình độ chun mơn của cán bộ y bác sỹ là rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hoạt động khám chữa bệnh. Những cán bộ y bác sỹ được đào tạo nâng cao trình độ sẽ giúp họ có điều kiện thăng tiến, được hưởng nhiều chế độ ưu đãi hơn, do vậy chi cho đào tạo có thể huy động một phần học phí từ các hộ gia đình, một phần do NSNN đảm bảo, có như vậy thì với một khoản chi không lớn nhưng thúc đẩy được trình độ chuyên môn của các y bác sỹ lên cao hơn. Các hoạt động nghiên cứu khoa học là một phần không thể thiếu trong hoạt động của ngành và cũng địi hỏiphải có sựtàitrợlớn từ NSNN.

Xác định được nội dung chi NSNN cho sự nghiệp y tế là cơ sở để vạch ra chiến lược phát triển ngành y tế của tỉnh trong những năm tới, đây là một việc làm hết sức quan trọng cần được quan tâm.

3.2.2. Tăng cường thực hiện xã hội hóa cơng tác y tế

Xã hội hóa cơng tác y tế là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Chính phủ và Bộ Tài chính, Bộ Y tế đã ban hành một số văn bản pháp quy. Quy định về nội dung và phương thức XHH trong lĩnh vực y tế.

Theo chỉ thị về việc tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh công tác XHH khám chữa bệnh theo yêu cầu trong cơ sở khám chữa bệnh công lập số 05/CT-BYT ngày 22 tháng 05 năm 2017 Xã hội hóa là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước để huy động các nguồn lực tăng cường cơ sở vật chất, năng lực cung cấp dịch vụ cho các đơn vị sự nghiệp nói chung và y tế nói riêng, trong điều kiện ngân sách nhà nước chưa thể đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của người dân.

Chính sách này được thể hiện qua các văn bản như: Nghị quyết số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóacác hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, mơi trường; Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ.

Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, tăng cường quản lý để thực hiện chủ trương này gồm: Thông tư số 15/2007/TT-BYT ngày 12/12/2007 hướng dẫn việc liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ của các cơ sở y tế công lập; công văn số 3295/BYT-KH-TC ngày 26/5/2010 công văn số 5106/BYT-KH-TC ngày 16/8/2016; Kế hoạch số 885/KH-BYT ngày 12/11/2016 đề nghị các đơn vị, địa phương tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá.

Kết quả thực hiện tại các đơn vị trong ngành từ trung ương đến địa phương cho thấy những mặt tích cực của chủ trương trên gồm:

(1) Tạo điều kiện để phát triển kỹ thuật mới cho bệnh viện trong khi đầu tư của nhà nước có hạn (như hệ thống PET.CT, CT-Scanner các loại, hệ thống cộng hưởng từ (MRI), máy gia tốc tuyến tính...), nhờ đó đã nâng cao hiệu quả chẩn đốn và điều trị, phát hiện sớm, chính xác bệnh tật, giảm tỷ lệ tử vong;

(2) Người dân, trong đó có cả người nghèo, cận nghèo, trẻ em, đối tượng chính sách xã hội cũng được tiếp cận với các dịch vụ kỹ thuật cao, được hưởng lợi vì được sử dụng các dịch vụ này;

(3) Có điều kiện đầu tư các Khoa khám bệnh, phòng điều trị hiện đại, khang trang hơn, thu hút bệnh nhân điều trị trong nước thay bằng đi nước ngoài chữa bệnh;

(4) Góp phần cải thiện thu nhập cho người lao động;

(5) Tăng thu cho ngân sách nhà nước thông qua nộp thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động xã hội hóa.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, Bộ Y tế đã tổ chức một số đoàn kiểm tra, đánh giá và yêu cầu các đơn vị tổng kết, đánh giá cho thấy vẫn cịn một số hạn chế trong q trình triển khai như:

(1) Một số đơn vị chưa thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục như: chưa xây dựng Đề án, chưa bàn bạc công khai, dân chủ, chưa báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để theo dõi và quản lý;

(2) Một số đơn vị chưa xây dựng cơ cấu giá dịch vụ theo quy định, chưa công khai giá để người dân biết, lựa chọn;

(3) Một số đơn vị cịn để xảy ra tình trạng, hiện tượng lạm dụng kỹ thuật;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh thừa thiên huế min (Trang 60)