Xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn chế độ chi tiêu nội bộ hợp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh thừa thiên huế min (Trang 70)

2.2.5 .Tình hình quản lý tài chính

3.3.1. Xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn chế độ chi tiêu nội bộ hợp lý

Quy chế là loại văn bản thuộc các văn bản quy phạm pháp luật, nếu cơ quan ban hành là các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cịn nếu khơng phải là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành thì quy chế đó chỉ là văn bản có tính chất quy định nội bộ.

Trong lĩnh vực hành chính Nhà nước, việc ban hành quy chế là nhằm cụ thể hóa đồng thời nó cịn có giá trị như một văn bản hướng dẫn những quyền hạn, nhiệmvụ của cơ quan ban hành, chứ không phải quy định ra nhũng quyền hạn, nhiệm vụ mới. Nghĩa là, phải bao gồm những quy định nhằm thục hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nói trên và nêu rõ cả những quy tắc tổ chức và hoạt độngcủa cơ quan, tổ chức đó. Bởi vậy nếu trong bản quy chế của một cơ quan mà quy định thêm những quyền hạn, nhiệm vụ mới hoặc bớt đi một chức năng, nhiệm vụ nào đó thì bản quy chế đó bị coi là vi phạm pháp luật.

Các quy định trong một bản quy chế phải đảm bảo yêu cầu về tính rõ ràng, dễ hiểu, tránh đa nghĩa, phải cụ thể hóa để làm rõ những điều trong các văn bản quy phạm, tránh việc coi quy chế chỉ là “bản sao” của văn bản quy phạm pháp luật.

Văn bản quy chế phải quy định rõ ràng những nguyên tắc làm việc trong nội bộ một cơ quan, giữa các thành viên của cơ quan hành chính Nhà nước.

Từ những phân tích đó có thể đi đến một cách hiểu chung về quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp như sau:

Một hay những văn bản về quy tắc xử sự do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc tuy khơng ban hành nhưng thừa nhận tính hợp pháp của quy chế đó, có hiệu lực bắt buộc mọi người có liên quan trong một cộng đồng (một cơ quan, một tổ chức, tại một địa điểm, một vùng) phải tuân theo.

Thực tế cho thấy các đơn vị ban hành các quy chế về nhiệm vụ, chức năng, tổ chức bộ máy, chi tiêu nội bộ nhưng quy chế chi tiêu nội bộ là loại quy chế quan trọng nhất vì khi có quyết định thành lập hoặc chuyển đổi mơ hình hoạt động của

đơn vị cần có quy chế chi tiêu nội bộ xác định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, chế độ, lề lối, quan hệ làm việc chung của cả đơn vị.

Thông qua quy chế để điều chỉnh các hoạt động về tổ chức, lề lối làm việc chung của cả cơ quan và đòi hỏi mọi đối tượng trong cơ quan phải thực hiện.

Căn cứ vào các kết quả khảo sát về công tác xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế, vấn đề hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh viện chưa tốt. Các quy định về sử dụng quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ bổ sung thu nhập chưa rõ ràng chi tiết. Ngoài ra, các định mức chi tiêu theo quy định của Nhà nước không được ghi rõ áp dụng cụ thể ở định mức bao nhiêu tại Bệnh viện mà chỉ dừng lại ở mức độ tuân thủ quy định của Nhà nước. Do đó, Bệnh viện cần tập trung xây dựng một quy chế chi tiêu nội bộ theo quy trình sau đây:

Về tên loại quy chế: Phải đảm bảo tính thống nhất theo hướng dẫn

Việc ban hành quy chế: Cần dựa vào các quy định của pháp luật Nhà nước. Quy chế ban hành phải vận dụng chính xác các chế tài mà văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên quy định và vận dụng chi tiết theo khả năng thu chi tại Bệnh viện. Quy chế làm văn bản: Phải được biên soạn cơng phu vì có liên quan đến quyền lợi trách nhiệm, nghĩa vụ của nhiều người, được sử dụng lâu dài, áp dụng trên phạm vi rộng trong toàn bộ cơ quan nên việc xây dựng phải có khoa học.

Ban hành quy chế là văn bản quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của những người giữ chức vụ phải làm. Quan hệ làm việc trong cơ quan khi giải quyết một công việc nhất định, trách nhiệm của mỗi chức vụ, mỗi bộ phận trong đơn vị, cách thức phối hợp để có hiệu quả, tiêu chuẩn để đánh giá cơng việc…

Tóm lại: Để quản lý và điều hành các công việc trong bệnh viện đều phải ban hành quy chế chi tiêu nội bộ. Văn bản này để hướng dẫn cán bộ, viên chức và những người có liên quan khi tham gia vào các cơng việc biết rõ trách nhiệm của mình, tránh những việc làm sai pháp luật gây hậu quả ngiêm trọng. Mặt khác quy chế chi tiêu nội bộ còn là chuẩn mực để thủ trưởng cơ quan tiến hành kiểm tra, đánh giá các công việc của cấp dưới.

Định mức chi Ngân sách Nhà nước không những là căn cứ để lập kế hoạch mà còn là cơ sở để tiến hành cơng tác kiểm tra kiểm sốt cơng tác tài chính kế tốn. Mỗi ngân sách chi của bệnh việncần phải có tiêu chuẩn phù hợp nhằm đảm bảo tính hiệu quả tránh lãng phí. Khi xây dựng định mức tiêu chuẩn trong nội bộ cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

Thứ nhất: Quy chế chi tiêu nội bộ phải xây dựng trên cơ sở công bằng, hiệu quả, phù hợp với pháp luật, đảm bảo cho bệnh viện hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với tính đặc thù trong lĩnh vực y tế nhưng vẫn đảm bảo kinh phí được sử dụng có hiệu quả và tăng cường cơng tác tài chính tránh xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng phục vụ lợi ích cho một nhóm người nào đó.

Thứ hai: Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ là ưu tiên chi nghiệp vụ để dảm bảo chất lượng chuyên môn. Tăng thu, tiết kiêm chi quản lý hành chính, đảm bảo có tích lũy để đầu tư mở rộng khả năng cung ứng dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ, tạo ra nguồn thu ngày càng nhiều hơn và thu nhập tăng thêm của người lao đọng cũng nhiều hơn.

Thứ ba: Quy chế chi tiêu nội bộ được thảo luận công khai, dân chủ trong cơ quan, có ý kiến của tổ chức cơng đồn. Hàng năm thực hiện cơng khai tài chính tại Hội nghị cán bộ công nhân viên chức.

3.3.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính kế tốn chun trách có tinh thần trách nhiệm, có nghiệp vụ chun mơn cao

Đội ngũ cán bộ tài chính kế tốn của Bệnh viện hiện nay là 4 người, mỗi người đã được phân công các công việc cụ thể theo từng phần hành. Tuy nhiên trình độ mỗi người khác nhau. Do đó, để tạo ra sự đồng đều về chuyên môn cho các kế tốn nhằm thuận lợi hơn trong qúa trình phối hợp làm việc, Bệnh viện cần thực hiện các bước sau:

- Rà sốt đánh giá lại tồn bộ bộ máy quản lý tài chính về năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức để tiến hành sắp xếp lại tổ chức, kiện toàn lại bộ máy quản lý tài chính theo hướng tinh gọn, chun trách, hoạt động có hiệu quả.

- Tăng cường cơng tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ bằng nhiều hình thức như tham gia các lớp đào tạo trung, cao cấp, tham dự các lớp tập huấn để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn như câp nhật các văn bản chế độ, kiến thức mới trong quản lý.

- Cán bộ làm cơng tác tài chính phải là những cán bộ trung thực, có nghiệp vụ chun mơn giỏi do đó việc bồi dưỡng cán bộ phải tồn diện cả về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức có trình độ chun mơn và năng lực thực tiễn.

3.3.3. Nhóm giải pháp về quản lý tài sản

Ngành y tế Thừa Thiên Huế quản lý tài chính và vật tư y tế theo chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức tài chính của Nhà nước và theo pháp luật: có sổ theo dõi đúng chế độ, có kho tàng dự trữ, có biện pháp sử dụng những tài sản đang dùng hợp lý và hết công suất để phục vụ cho các cơng trình. Tuy nhiên, hiện nay theo kết quả nghiên cứu khảo sát về công tác quản lý tài sản, tỷ lệ đánh giá hiệu quản sử dụng tài sản của Bệnh viện chưa cao và bố trí sử dụng vốn chưa hợp lý. Vì vậy để nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý tài chính, Bệnh viện cần thực hiện các giải pháp quản lý tài sản sau:

Tất cả những tài sản mua về, nhận về đều tổ chức kiểm nhận nhằm đảm bảo số lượng, chất lượng, phải có số phiếu nhập hợp lý và biên bản khi có hàng thừa, hàng thiếu

Các bộ phận sử dụng tài sản vật tư phải có dự trù trước, khi xuất phải có phiếu hợp lệ và đúng chế độ về xuất hàng để dùng, nhượng bán, điều chuyển và hủy bỏ. Để tránh tình trạng thất thốt tài sản nên thường xuyên hoặc đột xuất kiểm tra kho, đối chiếu sổ sách để phát hiện những sai sót trong quản lý bảo quản vật tư tài sản của đơn vị. Tổ chức kiểm kê đột xuất, kiểm kê khi bàn giao kho, thủ kho hay định kỳ.

3.3.4. Rà soát, sắp xếp lại cơ cấu các khoản chi theo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả

Tiết kiệm và hiệu quả là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu của quản lý kinh tế. Nguồn lực thì giới hạn nhưng nhu cầu thì vơ hạn do vậy việc

phân bổ và sử dụng các nguồn lục phải được tính tốn sao cho phù hợp với chi phí thấp mà vẫn đạt hiệu quả cao.

Nhu cầu chi từ Ngân sách Nhà nước luôn tăng nhưng khả năng huy động nguồn thu có hạn nên cần phải thục hiện tốt nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả trong quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước

Theo các số liệu nghiên cứu về tình hình thu và chi tại Bệnh viện ở Chương 2, Bệnh viện luôn đảm bảo tổng chi thấp hơn tổng thu qua các năm nhưng mức chênh lệch giữa thu và chi hiện nay cịn khiêm tốn. Do đó, để thực hiện tốt cơng tác quản lý tài chính trong bối cảnh tự chủ tài chính, Bệnh viện cần thực hiện tối đa nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả, cụ thể:

- Xây dựng các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp với từng đối tượng hay tính chất cơng việc và phải có tính thực tiễn cao

- Phải lựa chọn thứ tự ưu tiên sao cho tổng chi có hạn mà khối lượng cơng việc vẫn hoàn thành và đạt chất lượng cao

Tiết kiệm và hiệu quả có mối quan hệ mật thiếtvà ràng buộc với nhau. Khi đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng kinh phí phải có quan điểm tồn diện, mức độ các khoản chi tới các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội và thời gian phát huy tác dụng của nó. Vì vậy khi nói đến hiệu quả của việc sử dụng kinh phí người ta thương hiểu đó là những lợi ích về kinh tế và xã hội được hưởng.

3.3.5. Giải pháp về kiểm tra, giám sát tài chính

Cơng tác kiểm tra, giám sát tài chính tại Bệnh viện hiện nay được đánh giá khá tốt với tỷ lệ đồng ý là hơn 70%. Tuy nhiên đây là nội dung quan trọng đòi hỏi Bệnh viện cần hồn thiện hơn nữa để nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý tài chính nên tơi đề xuất các giải pháp bổ sung sau:

- Công tác kiểm tra, giám sát phải được thực hiện thường xuyên, liên tục chú ý để phát hiện những sai sót, uốn nắn và đưa công tác đi vào nề nếp.

- Trong các chương trình hoạt động y tế thường tổ chức giám sát theo ngành dọc. Từ kế hoạch hoạt động, từ những báo cáo, số liệu có sẵn kết quả giám sát lần trước, người quản lý tuyến trên xác định những vấn đề đang tồn tại của tuyến dưới.

Trong một loạt những vấn đề đang tồn tại, cần nêu giả thuyết về những nguyên nhân có thể dẫn đến nhũng tồn tại đó. Khi các nguyên nhân được cân nhắc (về mức ảnh hưởng, tầm quan trọng, về khả năng hạn chế nó…) người quản lý chọn ra những nội dung ưu tiên cho hoạt động giám sát sắp tới.

- Xây dựng bản danh mục giám sát: các phần mục được soạn thảo đầy đủ ở mức cần thiết, phù hợp với điều kiện cụ thể của đối tượng được giám sát. Bảng danh mục không dùng để đánh giá thi đua nên không nhất thiết phải chấm điểm mà để rà sốt lại cơng việc, kỹ thuật xem có đủ/đúng khơng để phát hiện những chỗ cần sửa, những điểm làm tốt cần được động viên. Cuối bản danh mục bao giờ cũng có phần ghi biên bản, thống nhất những điều làm được, những kỹ thuật làm đúng hoặc sai, sự hỗ trợ, thời gian nhân hỗ trợ… Những điều ghi trong biên bản chỉ để nhắc nhở, giúp đỡ và gắn bó trách nhiệm giữa những người được giám sát và giám sát viên hoặc cấp trên.

Khi tiến hành giám sát cần gặp gỡ cần tiếp xúc với cá nhân, tập thể với thái độ cởi mở, chân thành. Giới thiệu mục tiêu của việc giám sát là hoạt động nhằm hỗ trợ, giúp đỡ về kỹ thuật, không kiểm tra, thanh tra. Tránh hách dịch, bắt bẻ những sai sót, cần khích lệ tuyến dưới tự tin vào họ và chấp nhận mình.

Sau khi kết thúc đợt giám sát cần phải viết báo cáo vói các nội dung về mục đích, phương pháp tiến hành và các hoạt động giám sát ưu tiên

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Hiện nay mối quan hệ giữa người bệnh với các cơ sở y tế công lập là mối quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ và người trả giá cho dịch vụ. Các cơ sở y tế công lập khơng cịn độc quyền như trước mà có sự cạnh tranh của các dịch vụ y tế tư nhân cho phép được hành nghề khám chữa bệnh. Do đó quản lý tài chính là chìa khóa quyết định sự tụt hậu hay phát triển của cơ sở y tế cơng lập trong đó có Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế. Với đề tài “ Hồn thiện cơng tác Quản lý tài chính tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế

luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản sau:

1. Hệ thống hóa và phân tích rõ một số lý luận khoa học về cơng tác quản lý tài

chính tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập thông qua các nội dung: Khái niệm và đặc trưng của dịch vụ y tế. Các quy định của Nhà nước về cơng tác quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác này.

2. Nghiên cứu thực tiễn công tác quản lý tài chính tại một số bệnh viện có nhiều đặc điểm tương đồng như Bệnh viện Đa khoa thành phố Đồng Hới, Bệnh viện Phụ sản thành phố Hải Phịng. Từ đó rút ra rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết

cho Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnhThừa Thiên Huế.

3. Luận văn đã phản ánh tổng quan tình hình hoạt động, tài chính và quản lý tài

chính; Cơng tác lập kế hoạch tài chính, thực hiện tài chính, quản lý tài sản; Kiểm tra giám sát tài chính; Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế. Mặc dù có những kết quả đáng ghi nhận trong cơng tác quản lý tài chính trong thời gian qua. Bên cạnh đó, cơng tác này cịn gặp nhiều hạn chế như: Trình độ chun mơn cán bộ tài chính khơng đồng đều, cơng tác quản lý tài sản cịn thiếu hiệu quả gây lãng phí, vấn đề xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ chưa phù hợp với thực tế và không chi tiết cụ thể từng khoản mục,..những hạn chế đó xuất phát từ một số nguyên nhân cơ bản như: Cơ chế, chính sách nhà nước cịn chưa đồng bộ, thiếu hướng dẫn; Bệnh viên chưa tạo ra nhiều nguồn thu để trang trải chi phí hoạt

động mà còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách nhà nước. Vấn đề tiết kiệm chi tiêu chưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh thừa thiên huế min (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)