Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ hợp long (Trang 41 - 45)

2.1.2.1. Phương pháp logic - lịch sử

Phương pháp logic – lịch sử là việc nghiên cứu sự vật, hiện tượng bằng việc sử dụng hệ thống các khái niệm , phạm trù và dùng tư duy để tìm ra mối quan hệ bên trong, bản chất, xu hướng vận động của sự vật hiện tượng.

Phương pháp này được sử dụng ở chương 1 để xây dựng khung khổ lý thuyết về tài sản và hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp. Phương pháp logic được sử dụng để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ở chương 3 dựa trên khung khổ lý thuyết được xây dựng ở chương 1. Trong chương 4 phương pháp logic được sử dụng để gắn kết lý thuyết của chương 1, những thành tựu đạt được, những tồn tại, hạn chế được chỉ ra ở chương 3, từ đó đề xuất ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.

Bằng phương pháp này tác giả đã xây dựng được khung khổ lý thuyết về tài sản và hiệu quả sử dụng tài sản. Phân tích được thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ở chương 3, các nhân tố chính ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản và đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.

2.1.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho q trình phân tích, dự đốn và đề ra các quyết định.

Thống kê mô tả bao gồm các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính tốn các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp này được tác giả sử dụng trong chương 1, chương 3 của luận văn. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê để thu thập các dữ liệu về hoạt động sử dụng tài sản và hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long. Dữ liệu được thu thập bao gồm dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra bằng phỏng vấn ý kiến cá nhân. Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập qua sách, báo, tạp chí, các báo cáo của cơng ty cổ phần Cơng nghệ Hợp Long như bảng cân đối kế tốn, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ... Sau khi thu thập và thống kê được dữ liệu thì tác giả tính tốn và mơ tả dữ liệu dưới dạng các bảng, biểu, đồ thị, các con số và tiến hành phân tích dữ liệu đã thu thập được.

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả tác giả đã làm rõ lý luận và thực trạng về 28

hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long. Thông qua việc mô tả các chỉ tiêu đánh giá bằng con số cụ thể để thấy được hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty.

2.1.2.3. Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học. Mục đích của so sánh là để làm rõ sự khác biệt, tìm ra cái riêng có của chỉ tiêu nghiên cứu. Từ đó giúp cho người nghiên cứu thấy được sự biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu, tìm ra nguyên nhân của sự biến động đó.

Để so sánh được thì các chỉ tiêu nghiên cứu phải đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính tốn, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường. Các dạng so sánh được sử dụng trong luận văn của tác giả bao gồm:

- So sánh số tuyệt đối: số tuyệt đối phản ánh quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu. khi so sánh số tuyệt đối sẽ thấy được sự biến động về quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ so sánh và kỳ gốc.

- So sánh số tương đối: khi so sánh số tương đối sẽ thấy được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và xu hướng biến động của chỉ tiêu nghiên cứu.

Phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối được sử dụng trong Chương 3 để so sánh các chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty như: các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng tài sản, cơ cấu nguồn vốn, mức độ tự chủ về tài chính của cơng ty…từ đó đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.

Việc so sánh số tuyệt đối cho thấy được quy mô sự biến động các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, so sánh số tương đối giữa các năm sẽ cho thấy được mức độ biến động và xu hướng biến động cũng như các nhân tố chính ảnh hưởng tới sự biến động của các chỉ tiêu đánh giá. Kết hợp với các phương pháp phân tích, tổng hợp để tìm ra ngun nhân của sự biến động. Từ đó có thể đưa ra những giải pháp và khuyến nghị cho vấn đề nghiên cứu.

2.1.2.4. Phương pháp Dupont

Mơ hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp. Mơ hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bản cân đối kế tốn. Trong phân tích tài chính, người ta vận dụng mơ hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính từ đó có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định, phân tích báo cáo tài chính bằng mơ hình Dupont có ý nghĩa lớn đối với quản trị DN thể hiện ởchỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiến hành cơng tác cải tiến tổ chức quản lý của doanh nghiệp.

2.1.2.5. Phương pháp phân tích - tổng hợp

Khi phân tích một vấn đề nghĩa là chia cái tổng thể của đối tượng nghiên cứu thành những mặt cấu thành nhỏ, giản đơn hơn để phát hiện ra thuộc tính của đối tượng, bản chất của từng yếu tố đó. Từ đó giúp ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc và rõ ràng hơn.

Tổng hợp thì ngược với phân tích nhưng hỗ trợ cho q trình phân tích để tìm ra cái chung, khái quát của đối tượng. Từ kết quả nghiên cứu của từng mặt, từng yếu tố phải tổng hợp lại để có cái nhìn tổng quát đối tượng nghiên cứu.

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp trong cả 4 chương. Chương 1, thơng qua việc phân tích các kết quả đạt được và chưa đạt được của các đề tài nghiên cứu liên quan về hiệu quả sử dụng tài sản tại doanh nghiệp tác giả đã tổng hợp lại để kế thừa và phát huy các kết quả đã đạt được đồng thời tìm ra khoảng trống cho nghiên cứu của mình.

Trong chương 3. Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tác giả đã phân loại tài sản thành theo những tiêu thức nhất định, sử dụng các bộ chỉ tiêu để đánh giá chất hiệu quả sử dụng tài sản theo từng mặt cụ thể, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến từng mặt. Sau đó tổng hợp lại các kết quả phân tích để đánh giá khái quát về hiệu quả sử dụng tài sản và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này, chỉ ra

những thành tựu đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại. Đây là căn cứ quan trọng để tác giải đưa ra các giải pháp và khuyến nghị ở chương 4.

Chương 4 tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Các giải pháp này phải mang tính đồng bộ, khơng trùng lặp và phải có khả năng thực hiện được ở cơng ty.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ hợp long (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w