nghệ Hợp Long
3.2.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty
Hiệu quả sử dụng TSNH là một trong những chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng công tác tổ chức sử dụng tài sản trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới đây là bảng tổng hợp các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSNH của công ty.
Bảng 3.6: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSNH của công ty trong năm 2013, 2014 và 2015
Chỉ tiêu 1. Doanh thu thuần (triệu đồng) 2. Giá vốn hàng bán (triệu đồng) 3. Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng)
4. Tài sản ngắn hạn bình quân (triệu đồng)
5. Tiền và các khoản tương đương tiền (triệu đồng) 6. Hàng tồn kho bình quân trong kỳ (triệu đồng) 7. Nợ phải thu bình quân trong kỳ (triệu đồng) 8. Vòng quay tiền =(1)/(5)
9. Số ngày 1 vòng quay tiền = 360/(8) 10. Vòng quay hàng tồn kho =(2)/(6)
11. Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho =360/(10) 12. Số vòng quay nợ phải thu = (1) x 10%/(7) 13. Kỳ thu tiền bình qn =360/(12)
14. Số vịng quay TSNH =(1)/(4) 15. Kỳ luân chuyển TSNH =360/(4) 16.Hệ số đảm nhiệm TSNH TSNH = (4)/(1) 17.Tỷ suất lợi nhuận TSNH = (3)/(4) (%)
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2013, 2014, 2015 của cơng ty cổ phần công nghệ Hợp Long)
Thông qua bảng 3.6 ta rút ra được những nhận định sau:
- Số vòng quay TSNH: Chỉ tiêu này phản ánh trong năm TSNH quay được
bao
nhiêu vòng. Trong năm 2013, số vòng quay TSNH của cơng ty đạt 2,6 vịng và liên tục tăng trong 2 năm tiếp theo. Đến năm 2015 là 3,65 vịng. Nhìn chung, chỉ tiêu này của cơng ty là khá thấp. Vòng quay TSNH tăng là do doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ từ năm 2013 đến năm 2015 có xu hướng tăng và tăng nhanh hơn tốc độ tăng của TSNH chứng tỏ công ty đã đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm ra bên ngoài.
+ Số dư bình quân về TSNH liên tục tăng từ năm 2013 đến năm 2015. Năm 2014 tăng 11.218,38 triệu đồng, tương ứng tăng 59,24%,. Đến năm 2015 TSNH tiếp tục tăng lên với tốc độ tăng 72,56%. Ảnh hưởng của nhân tố này cơ bản mang tính chủ quan, sự tăng hay giảm của nó là do chính sách cũng như nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh của công ty. Không thể cho rằng, để tăng được số vòng quay TSNH ta phải giảm số dư bình quân về TSNH bởi giảm tài sản cũng đồng nghĩa với giảm quy mô kinh doanh, giảm năng lực cạnh tranh của cơng ty. Vì vậy, cơng ty cần thiết phải có các biện pháp sử dụng tài sản có hiệu quả, tránh để vốn bị ứ đọng quá lâu trong quá trình luân chuyển.
+ Cùng với sự tăng lên của TSNH, doanh thu thuần cũng có xu hướng tăng và tăng nhanh hơn tốc độ tăng TSNH, năm 2014 tăng 92,9% và tiếp tục tăng 100% vào năm 2015. Doanh thu thuần chịu ảnh hưởng của số lượng, giá cả, kết cấu hàng bán. Ngồi ra nó cịn chịu ảnh hưởng của những biến động trong nền kinh tế, sản phẩm cùng loại, … Vì vậy, ảnh hưởng của nhân tố này vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách quan. Muốn tăng được số vịng quay TSNH thì tăng doanh thu thuần là biện pháp tích cực nhất.
- Kỳ luân chuyển TSNH: Năm 2014, số vòng quay TSNH tăng làm cho kỳ
luân
chuyển TSNH đã giảm chỉ còn 115 ngày. Mặc dù đặc điểm của ngành kinh doanh thương mại là TSNH luân chuyển khá nhanh, kỳ luân chuyển TSNH ngắn làm cho
số vốn được quay vòng nhanh. Đến năm 2015, do tốc độ luân chuyển TSNH của công ty tăng lên, kỳ luân chuyển TSNH đã giảm đi 16 ngày còn 99 ngày. Điều này
chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH đã được cải thiện. Tuy nhiên mức giảm này là chưa nhiều do trị giá của hàng tồn kho và các khoản phải thu của cơng ty vẫn cịn lớn.
- Hệ số đảm nhiệm TSNH: Chỉ tiêu này năm 2014 là 0,32 cao hơn so với năm
2013. Nó có nghĩa là để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần năm 2014 công ty sử dụng hết 0,32 đồng TSNH còn năm 2013 đã sử dụng hết 0,38 đồng. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH đã tăng lên. Năm 2015, chỉ tiêu này đạt mức 0,27.
- Tỷ suất lợi nhuận TSNH: Đây là thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH
của doanh nghiệp. Dựa vào bảng tính ta thấy cứ 100 đồng TSNH bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong năm 2013, công ty thu được 0,89 đồng lợi nhuận sau thuế. Con số này lần lượt là 1,38 đồng và 1,81 đồng lợi nhuận sau thuế vào năm 2014, 2015. Nhìn chung hiệu quả sử dụng TSNH của cơng ty vẫn cịn ở mức thấp nhưng đã được cải thiện đáng kể qua các năm.
Qua những phân tích trên, ta thấy việc tổ chức sử dụng TSNH của công ty đã đạt được những kết quả nhất định, hiệu quả năm 2015 đã có nhiều cải thiện đáng kể so với năm 2013. Chỉ tiêu vòng quay TSNH và tỷ suất lợi nhuận TSNH tăng, kỳ luân chuyển TSNH và hệ số đảm nhiệm TSNH đều giảm cho thấy công ty đã sử dụng TSNH hiệu quả hơn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy vậy, trong 3 năm gần đây, công tác quản lý và sử dụng TSNH vẫn còn khá nhiều bất cập. Cơ cấu TSNH chủ yếu tập trung ở hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn, chính vì vậy nên cơng ty bị chiếm dụng một lượng vốn khá lớn và tốc độ luân chuyển TSNH còn chậm. Tuy rằng, trong năm 2015, những chỉ tiêu này đã có sự cải thiện nhưng cơng ty cần xem xét kỹ lưỡng để đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH. Để đánh giá một cách tồn diện hơn ta đi phân tích một số chỉ tiêu tài chính cụ thể sau:
a, Tiền và các khoản tương đương tiền
Vòng quay tiền: Vòng quay tiền năm 2013 là 23,31 vòng, tiếp tục tăng vào
năm 2014, 2015 lần lượt là 31,24 và 57,97 vòng làm cho thời gian vòng quay tiền giảm từ 16 ngày xuống còn khoảng gần 6 ngày nguyên nhân là do doanh thu thuần
tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của tiền và các khoản tương đương tiền, vòng quay tiền nhanh chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả các khoản tiền và tương đương tiền, tuy nhiên khi xem xét chỉ tiêu này cần tính tốn đến khả năng thanh tốn của cơng ty.
Bảng 3.7. Hệ số khả năng thanh tốn của cơng ty
Chỉ tiêu
1. TSNH (triệu đồng)
2. Tiền và các khoản tương đương tiền (triệu đồng)
3. Nợ ngắn hạn (triệu đồng) Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
=(1)/(3)
Hệ số khả năng thanh toán nợ tức thời = (2)/(3)
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm nghệ Hợp Long)
Hệ số khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn: Chỉ tiêu này cho biết công ty có thể
thanh tốn được bao nhiêu lần nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hiện có. Vào cuối năm 2013, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là 1,74 tức là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,74 đồng tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền trong 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh. Hệ số này giảm xuống còn 1,3 vào cuối năm 2014 và tiếp tục giảm vào cuối năm 2015. Tuy hệ số này giảm liên tục trong 3 năm nhưng >1 chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của cơng ty là tốt, chính sách tài trợ của cơng ty đúng đắn. Công ty đã dùng một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho TSNH.
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ đảm
loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Dựa vào bảng 3.7 ta thấy rằng, hệ số này trong 3 năm qua là rất thấp, có nghĩa là gần như các khoản nợ ngắn hạn của công ty không được đảm bảo bằng vốn tiền mặt. Cuối năm 2013, hệ số này là 0,25 nhưng đến cuối năm 2015 đã giảm xuống ≈ 0,07 tức là vốn bằng tiền quá nhỏ và so với các khoản nợ ngắn hạn của cơng ty thì nó khơng đáng kể. Có thể thấy hệ số này chỉ mang tính thời điểm, nên mặc dù thấp nhưng về thực tế cơng ty vẫn có thể thanh tốn đúng hạn các khoản nợ. Tuy nhiên nó cũng cảnh báo về tình hình thanh tốn của cơng ty, địi hỏi cơng ty phải có kế hoạch trả nợ nghiêm túc hơn để đảm bảo được uy tín đối với những nhà cung cấp.
b, Nợ phải thu
Vòng quay các khoản phải thu: Phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu
thành tiền mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng cho biết khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp.
Trong 3 năm qua, vịng quay các khoản phải thu của cơng ty liên tục tăng lên từ 9,91 vòng vào năm 2013 lên 10,47 vòng vào năm 2014 và tiếp tục tăng thành 13,49 vòng vào năm 2015. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu thuần lớn hơn tốc độ tăng của nợ phải thu. Đây là dấu hiệu tốt cho công ty. Tuy vậy các khoản phải thu liên tục tăng lên, công ty bị chiếm dụng một lượng vốn khá lớn. Đây cũng là một trong số những lý do làm cho lượng tiền mặt của công ty trong năm 2015 ở mức thấp, khả năng thanh tốn tức thời của cơng ty giảm đi đáng kể.
- Kỳ thu tiền bình quân: Chỉ tiêu này phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán
hàng của công ty kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán nợ và phụ thuộc lớn vào đặc điểm ngành và chính sách bán hàng của cơng ty. Qua phân tích ta thấy rằng, kỳ thu tiền bình quân liên tục giảm trong 3 năm qua. Năm 2013 là 37 ngày, giảm xuống 35 ngày vào năm 2014 và chỉ còn 27 ngày vào năm 2015. Kỳ thu tiền giảm đồng nghĩa với việc công ty thu hồi vốn ngày càng nhanh, thời gian bị chiếm dụng vốn càng ngắn. Như vậy, có thể thấy rằng, cơng tác tiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm gần đây gặp rất nhiều thuận lợi. Với đặc điểm của ngành kinh doanh là
thương mại, việc thanh toán giữa các bên là tương đối nhanh nên kỳ thu tiền bình quân có thể ngắn hơn các ngành khác song cơng ty cũng nên cân nhắc có thêm các chính sách chiết khấu thanh tốn để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu hơn nữa.
c, Hàng tồn kho
- Số vòng quay hàng tồn kho: Hàng tồn kho (HTK) là một bộ phận tài sản dự
trữ nhằm mục đích đảm bảo cho q trình sản xuất diễn ra liên tục, khơng bị gián đoạn, giá trị HTK cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào đặc điểm ngành kinh doanh, chiến lược hoạt động cũng như tình hình thị trường. Qua bảng tính tốn ta thấy, số vịng quay HTK của cơng ty là tương đối thấp và có sự biến động trong 3 năm qua. Năm 2013 số vòng quay HTK là 6,9 vòng, đến năm 2014 giảm xuống còn 5,93 vòng và tiếp tục giảm xuống còn 5,67 vòng vào năm 2015. Vòng quay HTK năm 2015 giảm đi chứng tỏ cơng ty đã dự trữ hàng hóa q mức cần thiết, hàng hố bị ứ đọng, tiêu thụ chậm.
- Thời gian tồn kho bình quân: Thời gian lưu kho của HTK tương đối lớn.
Năm 2013 là 53 ngày, năm 2014 tăng lên thành 61 ngày và đạt mức 64 ngày vào năm 2015. Việc tích trữ hàng tồn kho khoảng hơn 2 tháng như vậy cũng là nguyên nhân dẫn tới việc tăng nhanh các khoản chi phí hoạt động kinh doanh do phát sinh nhiều chi phí cho cơng tác bảo quản, lưu kho, bốc xếp… Công ty nên xem xét lại lượng HTK hiện có cũng như những chính sách bán hàng phù hợp hơn.
3.2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của công ty
Bảng 3.8. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSDH tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long Chỉ tiêu DTT (triệu đồng) LNST (triệu đồng) TSDH bình quân (triệu đồng) Hiệu suất sử dụng TSDH Hệ số sinh lợi TSDH
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2013, 2014, 2015 của công ty cổ phần công nghệ Hợp Long)
Hiệu suất sử dụng TSDH
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng TSDH được sử dụng thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ. Chỉ tiêu này có xu hướng giảm dần từ năm 2013 đến năm 2015. Cụ thể, năm 2014 với sự gia tăng của TSDH so với năm 2013 là 206,8% thì doanh thu thuần cũng gia tăng nhưng với tốc độ nhỏ hơn tốc độ tăng của TSDH (92,9%) đã làm cho hiệu suất TSDH giảm đi từ 145,29 xuống còn 91,3 tương
ứng giảm 37,14%. Năm 2015 so với năm 2014, chỉ tiêu này tiếp tục giảm xuống do sự gia tăng của TSCĐ làm cho hiệu suất sử dụng TSDH xuống chỉ còn mức 85,69.
Hệ số sinh lợi TSDH:
Hệ số này cho biết cứ một đồng TSDH sử dụng bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Căn cứ vào bảng có thể thấy rằng hệ số này giảm vào năm 2014 và tăng ngược trở lại vào năm 2015. Năm 2014, hệ số sinh lợi là 0,4 điều này có nghĩa là cứ một đồng TSDH bình quân trong kỳ tạo ra 0,4 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm so với năm 2013 là 20,22%. Năm 2015 chỉ tiêu này tăng nhẹ và đạt mức 0,42. Đó là do trong năm 2015 tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế lớn hơn tốc độ tăng của TSDH bình qn trong kỳ nó thể hiện hiệu quả của cơng tác quản lý và sử dụng TSDH tăng lên.
3.2.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản của công ty cổ phần công nghệ Hợp Long
Trong những năm vừa qua, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tình hình kinh tế trong nước đã gặp rất nhiều khó khăn, và có những biến động mạnh theo hướng khơng có lợi cho doanh nghiệp. Là một cơng ty trong lĩnh vực thương mại thiết bị điện và tự động hố, cơng ty cổ phần cơng nghệ Hợp Long đã tìm ra những hướng đi mới, vượt qua khó khăn để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Kết quả kinh doanh có nhiều cải thiện trong năm 2014 và 2015 là một trong những dấu ấn thể hiện sự cố gắng của tồn bộ cơng ty. Tuy nhiên để có thể đánh giá cụ thể về công tác quản lý và sử dụng tài sản của công ty, ta đi xem xét các chỉ tiêu thông qua bảng 3.9. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.
Bảng 3.9: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long
Chỉ tiêu
1. Doanh thu thuần (triệu đồng) 2. Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng)
3. Tổng tài sản bình quân sử dụng trong kỳ (triệu đồng) 4. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) (triệu đồng) 5. Lợi nhuận trước thuế (EBT) (triệu đồng)
6. Vòng quay tài sản =(1)/(3)
7. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) = (4)/(3) (%) 8. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản = (5)/(3) (%) 9. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản = (2)/(5) (%)
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2013, 2014, 2015 của công ty cổ phần công nghệ Hợp Long)
Qua bảng 3.9 ta thấy rằng, các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng tài sản có xu hướng tăng từ năm 2013- 2015, cụ thể như sau:
- Vịng quay tồn bộ tài sản: Chỉ tiêu này phản ánh tài sản trong năm chu
chuyển
được bao nhiêu vịng. Năm 2013, vịng quay tồn bộ tài sản của doanh nghiệp là 2,55 vịng thì sang năm 2014 và 2015 vịng quay tồn bộ tài sản tiếp tục tăng lên và đạt 3,5 vòng vào năm 2015. Điều này chứng tỏ, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2015 lớn hơn nhiều so với tổng tài sản của doanh nghiệp. Nhìn chung, tốc độ luân chuyển tài sản 2015 là cao. Nguyên nhân của sự việc trên là do doanh thu thuần trong năm tăng 95.038,34 triệu đồng đồng tương ứng tăng 100% trong