Thực trạng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ hợp long (Trang 56 - 66)

Để đánh giá được thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại cơng ty, trước hết cần tìm hiểu thực trạng tài sản qua các năm 2013-2015. Trong q trình kinh doanh, cơng ty đã có những thay đổi về quy mơ và tỷ trọng của tài sản, tất cả được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Chỉ tiêu

TSNH TSDH Tổng TS

Bảng 3.2: Cơ cấu tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm, 2012, 2013, 2014, 2015 của công ty cổ phần công

nghệ Hợp Long)

Qua bảng số liệu cho thấy, tổng tài sản có sự thay đổi qua các năm, và có sự tăng nhanh, nếu như cuối năm 2012 tổng tài sản của doanh nghiệp chỉ là 14.053,27 triệu đồng, thì chỉ sau 4 năm con số này đã tăng gấp hơn 5 lần và đạt tới 70.614,43 triệu đồng vào cuối năm 2015. Điều này chứng tỏ công ty đã mở rộng quy mô kinh doanh. Trong điều kiện kinh tế phát triển, thiết bị điện và tự động hoá được ứng dụng một cách rộng rãi, nhận thức được đây là một thị trường tiềm năng cơng ty đã có những cân nhắc kỹ càng trong việc mở rộng quy mô kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành.

Cùng với sự thay đổi về quy mô tài sản, cơ cấu tài sản cũng có sự thay đổi nhỏ, tuy nhiên sự thay đổi này là không nhiều, cụ thể cuối năm 2013 tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng 1,48% sau đó lại giảm 3,48% vào cuối năm 2014 và tăng nhẹ trở lại vào cuối năm 2015. Nhìn chung cơ cấu giữa tài sản ngắn hạn (TSNH) và tài sản dài hạn (TSDH) trong tổng tài sản không thay đổi nhiều, chủ yếu là TSNH với tỷ trọng hơn 95% tổng tài sản. Đây là kết cấu tài sản có tính chất ổn định của cơng ty, ta nhận thấy điều này

khi nhìn lại cơ cấu tài sản của cơng ty từ năm 2012 đến năm 2015 được thể hiện trên biểu đồ sau:

.Hình 3.3: Cơ cấu tài sản của công ty qua các năm

Cơ cấu tài sản như của công ty chủ yếu là TSNH. Với một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, tài sản của công ty chủ yếu tập trung ở HTK và các khoản phải thu ngắn hạn. Tuy nhiên để tăng sức cạnh tranh hơn nữa công ty cũng nên cân nhắc đầu tư vào TSDH đặc biệt là TSCĐ để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường..

Để có thể đánh giá một cách đầy đủ và chính xác hiệu quả sử dụng tài sản, cần đi sâu phân tích cơ cấu và sự biến động của TSNH cũng như TSDH. Qua việc phân tích này sẽ làm rõ hơn tác động của từng yếu tố đến hiệu quả chung, đồng thời sẽ là cơ sở đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản thông qua việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư.

3.2.1.1. Thực trạng tài sản ngắn hạn của công ty

Đối với công ty thương mại, việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn là hết sức cần thiết. TSNH là một bộ phận quan trọng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản. Trong mỗi chu kỳ kinh doanh TSNH ln có sự biến động. Quy mơ và cơ cấu trong TSNH phụ thuộc vào nhiều yếu tố và nó sẽ có tác động lớn đến kết quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng của doanh nghiệp.

Bảng 3.3. Cơ cấu, sự biến động TSNH của công ty năm 2013, 2014, 2015

Chỉ tiêu

I. Tiền và các khoản tương đương tiền

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn

III. Các khoản phải thu ngắn hạn

1. Phải thu của khách hàng 2. Trả trước cho người bán 3. Các khoản phải thu khác

4. Dự phịng PT ngắn hạn khó địi IV. Hàng tồn kho 1. Hàng tồn kho 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) V. Tài sản ngắn hạn khác

4. Tài sản ngắn hạn khác

A - TÀI SẢN NGẮN HẠN

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm, 2012, 2013, 2014, 2015 của cơng ty cổ phần công nghệ Hợp Long)

Qua bảng 3.3: Cơ cấu, sự biến động TSNH của công ty năm 2013, 2014 và 2015 ta thấy rằng, tổng TSNH của cơng ty ln có sự gia tăng qua các năm. Vào cuối năm 2014 là 36.110,73 triệu đồng, tăng thêm 11.910,55 triệu đồng vào cuối năm 2013 và đến cuối năm 2015 đạt mức 67.960,56 triệu đồng. Cùng với sự tăng lên của TSNH, doanh thu và lợi nhuận cũng được tăng lên đáng kể. Như vậy, bước đầu có thể cho rằng, hiệu quả quản lý và sử dụng TSNH có hiệu quả hơn. Để đánh giá một cách tồn diện, cần phân tích tình hình và sự biến động của một số khoản mục chủ yếu của TSNH như sau:

Tiền và các khoản tương đương tiền

Trong q trình SXKD, doanh nghiệp ln phải dự trữ một lượng tiền mặt nhất định phục vụ cho các nhu cầu giao dịch thanh toán hàng ngày. Tiền mặt là một trong những loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất, giúp doanh nghiệp tự chủ trong thanh toán, tuy nhiên nếu dự trữ vượt quá nhu cầu sẽ làm giảm khả năng sinh lời của tài sản. Xem xét tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long cho thấy tỷ trọng vốn bằng tiền trong 3 năm qua đã có nhiều biến động. Cuối năm 2014 so với cuối năm 2013, vốn bằng tiền đã giảm 981,61 triệu đồng tương ứng giảm 27,79% và chiếm 7,06% trong tổng TSNH của công ty. Với một cơng ty thương mại thì việc dự trữ tiền như vậy là thấp. Do đó, tại thời điểm này, cơng ty khơng thể đảm bảo được khả năng thanh tốn các khoản vay nợ đến hạn. Đến cuối năm 2015, vốn bằng tiền của công ty đã đạt mức 4006,25 triệu đồng, tức là đã tăng 1.455,78 triệu đồng so với năm 2014 và chiếm 5,89% tổng TSNH. Theo thuyết minh báo cáo tài chính năm 2015, vốn bằng tiền tăng là do tiền mặt và tiền gửi ngân hàng đã tăng thêm, Tuy nhiên, có đến 65,8% tiền và các khoản tương đương tiền lại là tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng. Điều này là hợp lý vì nó vừa đảm bảo an tồn vừa đem lại cho cơng ty một khoản thu nhập do hưởng lãi suất tiền gửi.

Đầu tư tài chính ngắn hạn

Năm 2015 khoản mục này là 460 triệu, tuy nhiên không phải cơng ty đầu tư tài sản tài chính ra bên ngồi để sinh lợi nhuận mà qua tìm hiểu cho thấy đây là khoản ký quỹ để đặt cọc cho một hợp đồng nhập khẩu thiết bị điện Omron.

Các khoản phải thu

Trong hoạt động kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp luôn tồn tại một phần vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng, gọi chung là các khoản phải thu. Nợ phải thu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng TSNH. Trên thực tế, các khoản phải thu cao chưa hẳn đã phản ánh sự yếu kém trong công tác quản lý hay các khoản phải thu thấp chưa hẳn là đã tốt. Dựa vào bảng 3.3, ta thấy rằng giá trị các khoản phải thu tại thời điểm cuối năm 2013 là 9.188,37 triệu đồng, chiếm 37,97 % tổng TSNH nhưng đến cuối năm 2014, khoản mục này đã tăng thêm 1.587,75 triệu đồng tương ứng tăng 17,28 % và chiếm 29,84% tổng TSNH. Năm 2015 tiếp tục tăng gần gấp đôi so với năm 2014, công ty đã bị chiếm dụng một lượng vốn lớn trong khi vốn bằng tiền cịn lại q ít. Cụ thể như sau:

- Phải thu khách hàng: Cuối năm 2014 so với cuối năm 2013, khoản mục này đã

tăng thêm 1.804,84 triệu đồng tương ứng tăng 20,17% và phải thu khách hàng đã chiếm 99,78% tổng các khoản phải thu của công ty. Khi xem xét đến doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ thì sự gia tăng này có thể coi là hợp lý. Doanh thu thuần tăng 93% trong khi phải thu khách hàng tăng 20,17 %. Tuy nhiên khoản phải thu vẫn chiếm một tỷ trọng khơng nhỏ trong TSNH. Vì vậy cơng ty cần phải xem xét chính sách tín dụng đối với khách hàng của mình. Đến cuối năm 2015, phải thu khách hàng tiếp tục tăng đạt mức 20.205,82 triệu đồng chứng tỏ công ty đã bị chiếm dụng vốn rất nhiều. Khoản mục này vẫn chiếm tới 99,9% tổng phải thu của cơng ty. Ngun nhân là do năm 2015 có sự biến động trên thị trường nên hiện tượng khách hàng nợ công ty rất nhiều. Trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp cùng ngành, công ty đã tăng khả năng tín dụng cho khách hàng nhằm thu hút khách hàng, tăng cường doanh thu.

- Trong 3 năm qua, mặc dù khoản mục phải thu khách hàng luôn chiếm tỷ trọng

lớn trong tổng TSNH cơng ty cũng khơng trích lập dự phịng phải thu ngắn hạn khó địi. Điều này chứng tỏ, công ty chưa quan tâm tới vấn đề phịng ngừa rủi ro trong thu hồi nợ, có thể gây tổn thất cho doanh nghiệp trong trường hợp gặp rủi ro.

Hàng tồn kho

Qua bảng 3.3 ta thấy, tại thời điểm cuối năm 2014, tổng trị giá hàng tồn kho của công ty là 19.158,29 triệu đồng, tăng 10.444,25 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 119,86% so với thời điểm đầu năm chiếm 53,05% trong tổng TSNH. Đến năm 2015 con số này tiếp tục tăng thêm 19.444,93 triệu đồng đạt mốc 38.603,22 triệu đồng , có thể thấy lượng hàng tồn kho của công ty tăng rất nhiều vào năm 2015. Nguyên nhân là công ty ký hợp đồng với hãng Omron Asia và mức doanh số cam kết giữa hai công ty là 10 tỷ đồng một năm thì mới được hưởng mức giá tốt. Do đó để được hưởng mức giá ưu đãi cơng ty phải mua rất nhiều hàng. Ngồi ra năm 2015 cơng ty chính thức trở thành đại lý cấp một của Autonics nên công ty đc hưởng mức chiết khấu thấp hơn nhiều so với năm 2014 và thời điểm đó Autonics có một số dịng sản phẩm rất thơng dụng nhưng lại chuẩn bị ngừng sản xuất nên công ty đã nhập một số lượng hàng lớn.

Việc tăng lượng hàng tồn kho của công ty nằm trong chiến lược của công ty, song điều này làm cho công ty bị ứ đọng vốn khá nhiều, công ty cũng nên cân nhắc giữa chi phí quản lý hàng tồn kho và mức chiết khấu từ nhà cung cấp để đưa ra quyết định phù hợp.

3.2.1.2. Thực trạng tài sản dài hạn của công ty

Đối với mỗi doanh nghiệp, song song với việc đầu tư vào TSNH, doanh nghiệp cũng luôn chú trọng tập trung đầu tư vào TSDH. TSDH chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó thể hiện quy mơ năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Kết cấu TSDH phụ thuộc vào tỷ trọng của các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định và tài sản dài hạn khác.

Bảng 3.4. Cơ cấu TSDH của công ty cổ phần công nghệ Hợp Long năm 2013, 2014, 2015

Chỉ tiêu

I. Tài sản cố định

1. Nguyên giá

2. Giá trị hao mòn luỹ kế

3. Chi phí xây dựng cơ bản

dở dang

IV. Tài sản dài hạn khác

1. Phải thu dài hạn

2. Tài sản dài hạn khác

3. Dự phịng phải thu dài

hạn khó địi

B - TÀI SẢN DÀI HẠN

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm, 2012, 2013, 2014, 2015 của cơng ty cổ phần công

nghệ Hợp Long)

Nếu như năm 2013. TSDH của cơng ty chỉ là 298,63 triệu đồng thì sang năm 2015, con số này tăng gấp gần 10 lần và đạt mức 2.653,87 triệu đồng. Tỷ trọng các loại TSDH cũng thay đổi qua các năm. Năm 2013 và 2014, tài sản cố định chiếm tỷ lệ nhỏ

trong tổng TSDH, mà chủ yếu là TSDH khác thì sang năm 2015, cơng ty đã đầu tư vào TSCĐ và nâng tỷ trọng của khoản mục này lên mức 65,58%. Theo thuyết minh báo cáo tài chính, TSCĐ năm 2015 tăng nhanh như vậy đó là do trong năm, cơng ty đã đầu tư mua ô tô để phục vụ cho hoạt động vận chuyển hàng hoá, đồng thời mua máy khắc CNC.

Tồn bộ TSCĐ của cơng ty là TSCĐ hữu hình bao gồm máy móc thiết bị và phương tiện vận tải. Là một cơng ty cịn non trẻ, chưa có tiềm lực tài chính mạnh thì việc đầu tư vào tài sản cố định như đất đai, nhà xưởng là một điều hết sức khó khăn, chính vì vậy TSCĐ của cơng ty tương đối thấp.

Quy mô TSCĐ tăng lên qua các năm, để có thể nhận biết được thực trạng tài sản cố định của cơng ty, ta cần đánh giá chính xác độ hao mòn của TSCĐ.

Hệ số hao mòn TSCĐHH được xác định = Số khấu hao luỹ kế đã trích / Ngun giá TSCĐ hữu hình tại thời điểm đánh giá. Hệ số này càng lớn (tiến về 1) thì chứng tỏ TSCĐHH càng cũ, lạc hậu và cần đổi mới, thay thế.

Bảng 3.5. Hệ số hao mịn TSCĐ của cơng ty 2013-2015

Chỉ tiêu

Nguyên giá TSCĐHH (triệu đồng) Số khấu hao luỹ kế (triệu đồng) Hệ số hao mịn TSCĐ hữu hình

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm Hợp Long)

Kết quả tính tốn cho thấy TSCĐ hữu hình tại cơng ty cịn rất mới, năm 2013, cơng ty hình thành nên TSCĐ hữu hình đầu tiên và đưa vào sử dụng, do vậy tại thời điểm này hệ số hao mòn bằng 0. Năm 2014 và 2015, công ty đã bắt đầu quan tâm hơn

đến việc đầu tư vào TSCĐ do vậy nguyên giá TSCĐ tại thời điểm cuối năm 2015 lên đến 1.981,36 triệu đồng, trong khi đó khấu hao luỹ kế vẫn cịn ở mức rất thấp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ hợp long (Trang 56 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w