Nhận thức kiểm soát hành vi(KSHV)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người dân tại thành phố cam ranh khánh hoà (Trang 72 - 74)

CHƯƠNG 5 : HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.1. Một số hàm ý quản trị đối với doanh nghiệp

5.1.5. Nhận thức kiểm soát hành vi(KSHV)

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức kiểm sốt hành vi tác động ít nhất (với β=0,099) đến việc hình thành ý định mua, là cơ hội cho các chiến lược hỗ trợ nhận thức và khả năng tự quyết định của khách hàng. Kiểm soát nhận thức hành vi sẽ cao nếu khách hàng có nhận thức chất lượng và đặc tính sản

phẩm, có kinh nghiệm tích cực, có trải nghiệm những kinh nghiệm về sản phẩm. Người tiêu dùng khơng có nhiều những nguồn lực như thời gian, thơng tin…sẽ dẫn đến kiểm sốt nhận thức khi mua sản phẩm. Vậy, tác giả đưa ra các hàm ý quản trị đối với các cơ sở kinh doanh như sau:

Cần cung cấp các thông tin qua nhiều kênh, tại cửa hàng, các phương tiện truyền thơng… để khách hàng có thể cập nhật, tìm kiếm thơng tin mọi lúc, mọi nơi. Tiếp thị không chỉ giảm bớt nỗ lực của người tiêu dùng mà còn hỗ trợ khách hàng tự tin đưa ra quyết định phù hợp.

Tâm lý khách hàng nhận thức về việc khả năng chi trả tốt sẽ có ảnh hưởng thúc đẩy ý định mua cao. Khách hàng ln mong muốn có giá trị đồng tiền thỏa đáng: Áp dụng chiến lược giá hợp lý, tùy theo mức độ nhạy cảm giá của từng sản phẩm. Cung cấp thông tin và so sánh về giá cả, nhấn mạnh giá trị gia tăng trong tiếp thị, thể hiện sự hỗ trợ cho khách hàng mà không giảm giá trị sản phẩm, bổ sung các dịch vụ liên quan kèm theo như là giữ xe miễn phí, mua 1 tặng 1,…

Một ngân sách đầy đủ sẽ kích thích mạnh mẽ việc lựa chọn. Việc mua sắm rộng rãi của chính sách tín dụng, là phương pháp tăng điều kiện thuận lợi về tài chính. Xây dựng chiến lược hợp tác với tổ chức ngân hàng, hỗ trợ cung cấp cơng cụ ứng dụng thích hợp như thanh tốn qua thẻ tín dụng, nhằm nâng cao nhận thức về khả năng chi tiêu cho khách, khuyến khích mua nhiều nhưng khơng tăng chi phí.

Cần có hệ thống bán hàng tiện lợi và rộng khắp để người tiêu dùng dễ dàng mua mọi lúc mọi nơi nhằm kích thích nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng. Doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến hoạt động phân phối làm sao để sản phẩm luôn gần gũi, sẵn có với người tính sẵn có của sản phẩm. Do hiện nay người tiêu dùng TP. Cam Ranh vẫn cịn duy trì thói quen mua thực phẩm tươi

ở các chợ cóc hoặc thực phẩm ở những cửa hàng gần nơi sinh sống cho nên ngoài các siêu thị lớn, các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm xanh cũng cần chú trọng phát triển thêm những kênh phân phối phù hợp ở các chợ truyền thống hoặc các cửa hàng, siêu thị nhỏ gần nơi sinh sống của người dân.

Vậy khi khách hàng có nhận thức về kiểm sốt hành vi của mình đối với sản phẩm xanh tốt, họ sẽ cảm thấy tự tin và thoải mái khi đưa ra việc lựa chọn mua sản phẩm xanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người dân tại thành phố cam ranh khánh hoà (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)