Nội dung phát triển doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng trên địa bàn thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 28 - 31)

PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng

1.1.3. Nội dung phát triển doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng

1.1.3.1. Phát triển số lượng các doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng

Sự phát triển về số lượng các doanh nghiệp là một trong những tiêu chí quan trọng để nghiên cứu đánh giá sự phát triển chung của doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng (DNCNXD). Phát triển về số lượng doanh nghiệp không chỉ là sự tăng lên về số lượng đăng ký kinh doanh, mà là sự tăng lên về số lượng doanh nghiệp hoạt động thực chất và ổn định; mặt khác sự tăng lên về số lượng đó phải phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xã hội.

Phát triển vế số lượng DNCNXD cần được xem xét đánh giá cơ cấu ngành nghề, khu vực hợp lý đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu cũng như cơ cấu về trình độ cơng nghệ phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học - cơng nghệ trong nước và thế giới.

Sự phát triển về số lượng DNCNXD phải được kiểm chứng thông qua cạnh tranh, uy tín thương hiệu, nói cách khác chỉ tăng thêm số lượng những doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh, hội nhập mới đánh giá đúng sự phát triển của doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng.

1.1.3.2. Gia tăng các yếu tố nguồn lực SXKD trong các doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng

* Giá tăng nguồn nhân lực

“Nguồn nhân lực là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động”

Con người là yếu tố cốt lõi trong mọi hoạt động của các loại hình doanh nghiệp, quyết định sự thành công hay không của các doanh nghiệp, các tổ chức ở mỗi quốc gia. Trong các doanh nghiệp yếu tố này cực kỳ quan trọng vì mọi quyết định liên quan đến quá trình quản trị chiến lược đều do con người quyết định, khả năng cạnh tranh trên thị trường mạnh hay yếu, văn hóa tổ chức tốt hay chưa tốt v.v... đều xuất phát từ con người. Vì vậy nhân lực là yếu tố đầu tiên trong các nguồn lực mà các nhà quản trị của các doanh nghiệp có định hướng kinh doanh lâu dài cần xem xét, phân tích để quyết định nhiệm vụ, mục tiêu và những giải pháp cần thực hiện.

* Gia tăng cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, phương tiện, cơng nghệ

Nguồn lực cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, phương tiện, cơng nghệ là tồn bộ cơ sở vật chất doanh nghiệp với tất cả các phương tiện vật chất được sử dụng để tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, bao gồm: Đất đai, mặt bằng kinh doanh, nhà xưởng, tài sản, trang thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, các phương tiện vận chuyển bảo quản hàng hoá, vật tư hàng hoá. Nguồn lực vật chất là những điều kiện cơ bản cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển, nó quyết định năng suất lao động và hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có khả năng tiếp cận tốt các nguồn lực trên sẽ có nhiều thuận lợi và cơ hội để phát triển.

Phát triển mặt bằng sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp không đơn thuần là mở rộng diện tích sản xuất kinh doanh mà còn là xây dựng các mặt bằng sản xuất kinh doanh phù hợp, thuận tiện và hiệu quả hơn, đặc biệt đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại. Thực tế cho thấy, mặt bằng sản xuất kinh doanh thuận lợi, công nghệ tiên tiến hiện đại là một lợi thế so sánh, tạo ra thế mạnh không nhỏ cho doanh nghiệp.

Lựa chọn, trang bị máy móc, nguyên vật liệu phù hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các yếu tố vật chất như kho bãi, phương tiện vận chuyển vật tư, hàng hoá của doanh nghiệp cũng phần nào thể hiện sự phát triển của doanh nghiệp.

* Gia tăng nguồn lực tài chính

Nguồn lực tài chính bao gồm các nguồn vốn sở hữu của doanh nghiệp, khả năng vay nợ và khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp.

Vốn là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của tất cả các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp cơng nghiệp, xây dựng nói riêng. Sự tăng lên về vốn của mỗi doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng phần nào thể hiện quy mô phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đánh giá thực chất sự phát triển này cần phải đánh giá dựa trên tính hiệu quả mà lượng vốn tăng lên này đem lại.

Vốn đầu tư của doanh nghiệp là vốn ban đầu cũng như nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, tuỳ thuộc vào chiến lược sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn, các doanh nghiệp có thể huy động vốn dựa trên quan hệ họ hàng, bạn bè thân thuộc hoặc vay ngân hàng. Nói cách khác, khả năng vay nợ và khả năng tự tài trợ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.3.3. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cơng nghiệp, xây dựng

Hình thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị. Thơng thường, nhân tố này tác động có tính chất “bắt buộc” phải thiết kế bộ máy quản trị theo các tiêu thức nhất định. Hình thức tổ chức của doanh nghiệp sẽ do luật pháp của từng quốc gia quy định, nên giữa các quốc gia khác nhau thường không giống nhau. Theo tổ chức pháp lý của doanh nghiệp hiện hành, ở nước ta hiện có các loại hình thức doanh nghiệp như sau:

- Cơng ty cổ phần.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn. - Doanh nghiệp tư nhân.

- Công ty hợp danh.

Những đặc điểm riêng về hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp trên có ảnh hưởng đến quản trị tài chính doanh nghiệp như việc tổ chức, huy động vốn, sản xuất kinh doanh, việc phân phối lợi nhuận.

1.1.3.4. Gia tăng kết quả sản xuất kinh doanh và đóng góp của doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng

* Gia tăng kết quả sản xuất kinh doanh

Đối với doanh nghiệp, hiệu quả sản xuất kinh doanh không những là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn, quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp.

Kết quả sản xuất của doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng là đầu ra hoạt động kinh tế của doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng, nó được phản ánh bằng các chỉ tiêu sau:

- Doanh thu thuần của doanh nghiệp

Doanh thu thuần của doanh nghiệp là tổng thu nhập của doanh nghiệp do tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra bên ngoài sau khi trừ các khoản thuế (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu (XNK), thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp trực tiếp phải nộp).

- Lợi nhuận của doanh nghiệp

Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa doanh thu với giá trị vốn của hàng bán, chi phí lưu thơng, chi phí quản lý.

Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận là nguồn vốn cơ bản để tái đầu tư trong phạm vi doanh nghiệp và trong nền kinh tế quốc dân. Lợi nhuận là địn bẩy tài chính hữu hiệu thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

* Gia tăng về sự đóng góp của doanh nghiệp cơng nghiệp, xây dựng vào kinh tế - xã hội của địa phương

Nộp ngân sách Nhà nước gồm toàn bộ các nguồn thu đã nộp vào ngân sách Nhà nước từ các đơn vị sản xuất kinh doanh.

Thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước ngày càng tăng của các doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng cũng thể hiện sự phát triển của các doanh nghiệp khu vực này, ngồi ra đó cịn là nghĩa vụ của khu vực này đối với nền kinh tế.

Để tăng thu ngân sách Nhà nước ngồi việc thực hiện tốt chính sách thuế của Nhà nước quy định, đồng thời giảm thời gian khai thuế làm thủ tục thuế cho các doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng trên địa bàn. Ngồi ra thực hiện chính sách thuế cịn phải tạo ra sự công bằng và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động bình thường và ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng trên địa bàn thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 28 - 31)