Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp công nghiệp xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng trên địa bàn thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 31 - 40)

PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp công nghiệp xây dựng

Phát triển doanh nghiệp công nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố nhỏ phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau, trong đó có những nhân tố thuộc về khách quan và những nhân tố chủ quan.

1.1.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

* Điều kiện tự nhiên:

Điều kiện tự nhiên đóng vai trị quan trọng đối với phát triển doanh nghiệp công nghiệp xây dựng; do các doanh nghiệp muốn sản xuất thuận lợi phải phụ thuộc vào ngun liệu của ngành cơng nghiệp; do nó ảnh hưởng tới tiếp cận đầu vào, đầu ra của sản xuất cơng nghiệp và q trình thực hiện sản xuất.

- Vị trí địa lý: Vị trí địa lý của mỗi địa phương có ảnh hưởng lớn tới phát triển doanh nghiệp công nghiệp xây dựng tại địa phương đó do nó tác động tới việc tiếp cận đầu vào và đầu ra của sản xuất, từ đó quyết định có phát triển sản xuất doanh nghiệp được không và phát triển doanh nghiệp ngành công nghiệp xây dựng thế nào để phù hợp với các quy hoạch của địa phương, hạn chế tình trạng khi đi vào hoạt động gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến mơi trường sống của người dân.

Nếu vị trí địa lý thuận lợi, gần hoặc dễ tiếp cận nguồn ngun liệu với chi phí thấp thì các doanh nghiệp cơng nghiệp xây dựng sẽ giảm được chi phí ngun vật liệu đầu vào, đảm bảo được quá trình cung ứng đầu vào cho sản xuất được suôn sẻ, do đó, giảm được giá thành sản xuất và nâng cao sự cạnh tranh sản phẩm, nhờ đó mà có thể phát triển và mở rộng doanh nghiệp. Ngược lại, nếu vị trí xa nguồn nguyên liệu, chi phí vận tải đắt đỏ, nguồn cung cấp thường bị gián đoạn do điều kiện tiếp cận, giao thơng thì sẽ khó cho việc phát triển doanh nghiệp. Những doanh nghiệp công nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Mỹ Tho có sử dụng nhiều nguyên vật liệu thơ, khối lượng lớn, chi phí vận chuyển đắt đỏ, ví dụ các ngành khai thác cát, đá,… thường các doanh nghiệp sẽ lựa chọn phát triển tại các vùng gần với nguyên liệu hoặc dễ nhập nguyên liệu để giảm chi phí như gần sơng Bảo Định ở các phường 3, phường 7, xã Mỹ Phong, xã Đạo Thạnh.

Nếu vị trí địa lý thuận lợi, gần hoặc dễ tiếp cận với thị trường tiêu thụ với chi phí thấp, tiện giao thơng thì sẽ tạo điều kiện cho việc tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp xây dựng, từ đó có thể tăng doanh số, giúp doanh nghiệp mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh. Chính vì vậy, các tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, gần các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí

Minh các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp xây dựng đều có lợi thế phát triển. Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu,… là các ví dụ điển hình.

Vị trí địa lý cũng ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận nguồn nhân lực, nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn đầu tư,… từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp cơng nghiệp. Ví dụ, để phát triển cơng nghệ cao thì việc ở gần các trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, các thành phố lớn rất quan trọng vì khi đó mới có điều kiện thu hút nhân lực cơng nghệ cao làm việc.

Thơng thường, địa phương các vị trí địa lý sau sẽ có điều kiện thận lợi hơn để phát triển doanh nghiệp công nghiệp xây dựng, do:

+ Gần các trung tâm kinh tế lớn sẽ dễ dàng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, dễ tiếp cận các dịch vụ tài chính, tín dụng, có thể thu hút nhân lực chất lượng cao từ các trung tâm kinh tế lớn.

+ Nằm trên các trục giao thông đường bộ, đường thủy, có cảng,… sẽ tạo điều kiện cho vận chuyển ngun vật liệu, hàng hóa, giao thương. Ví dụ các địa phương có cảng biển hoặc gần cảng biển như Hải Phịng, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai,… đều có điều kiện thuận lợi hơn các địa phương khác để cho các doanh nghiệp phát triển.

- Tài nguyên thiên nhiên:

Tài nguyên thiên nhiên là một trong các đầu vào của sản xuất, cung ứng nguyên liệu cho các doanh nghiệp công nghiệp xây dựng. Các địa phương giàu tài nguyên sẽ có điều kiện phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều các tài nguyên này, từ đó sẽ phát triển doanh nghiệp cơng nghiệp xây dựng thuận lợi hơn các địa phương khác. Ví dụ, địa phương có nhiều đá vơi như Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tiên sẽ có điều kiện phát triển các doanh nghiệp xi măng, sản xuất đá, vật liệu xây dựng. Một số loại tài nguyên thiên nhiên quan trọng với phát triển doanh nghiệp như:

Tài nguyên khoáng sản: bao gồm các khoản sản kim loại và phi kim loại, phục vụ cho các ngành chế biến khoáng sản, các doanh nghiệp sử dụng nguyên vật liệu từ khoáng sản như điện, xi măng, vật liệu xây dựng, luyện kim.

Tài nguyên gỗ rừng: phục vụ cho sự phát triển của các doanh nghiệp sử dụng gỗ như chế biến gỗ, nội thất, sản xuất giấy.

Các tài nguyên khác như tài nguyên nước, tài nguyên gió, ánh nắng mặt trời có thể phát triển các doanh nghiệp liên quan đến sử dụng năng lượng điện.

- Địa hình:

Địa hình, đất đai cũng ảnh hưởng tới phát triển doanh nghiệp. Địa hình nhiều đồi núi, sơng suối sẽ khiến cho giao thơng đi lại gặp khó khăn, chi phí đầu tư hạ tầng giao thông lớn, ảnh hưởng tới việc vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào và hàng hóa đầu ra trong q trình sản xuất, hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, các địa phương có quĩ đất bằng phẳng, tiện giao thơng đi lại sẽ có điều kiện phát triển doanh nghiệp tốt hơn. Mặt khác, địa hình bằng phẳng cũng giúp các địa phương có quĩ đất bằng phẳng lớn hơn để xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào đây.

- Đất đai, khí hậu:

Đất đai và khí hậu có ảnh hưởng lớn tới sản xuất nơng nghiệp, do đó, sẽ ảnh hưởng gián tiếp tới sự phát triển các doanh nghiệp hoạt động liên quan đến chế biến nơng sản. Mặt khác, điều kiện khí hậu khơng khắc nghiệt, ít mưa bão, lũ lụt hay ít hạn hán cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển thuận lợi hơn như: vận chuyển hàng hóa dễ dàng hơn, cơng nhân làm việc ngồi cơng trường sẽ đảm bảo năng suất lao động. Mưa bão, lũ lụt có thể gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất doanh nghiệp. Tuy nhiên, do hoạt động nghiệp là đối tượng ít chịu ảnh hưởng tự nhiên nên tác động của các yếu tố này không nhiều.

* Điều kiện kinh tế - xã hội:

Bên cạnh các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới việc phát triển doanh nghiệp công nghiệp xây dựng trên địa bàn.

- Tăng trưởng và phát triển kinh tế:

Phát triển doanh nghiệp có tác động mạnh đến tăng trưởng và phát triển kinh tế, đồng thời tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng tạo điều kiện để tiếp tục phát triển doanh nghiệp. Các địa phương có tăng trưởng kinh tế cao thường dễ tiếp cận

nguồn vốn đầu tư, có cộng đồng doanh nghiệp đơng đảo, đội ngũ lao động dồi dào, có chất lượng hơn so với những địa phương kinh tế tăng trưởng chậm và kém phát triển. Tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng tăng thu ngân sách địa phương, tạo điều kiện cho Ủy ban nhân dân các địa phương quyết định đầu tư cho phát triển doanh nghiệp.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội:

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương nói chung phát triển doanh nghiệp công nghiệp xây dựng trên địa bàn nói riêng. Một hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất và lưu thơng hàng hóa, giảm bớt chi phí sản xuất và góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, làm cho các sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh hơn.

Hệ thống kết cấu hạ tầng có ảnh hưởng lớn đối với phát triển doanh nghiệp công nghiệp xây dựng là hệ thống đường giao thông (thủy, bộ, hàng không, đường sắt); năng lượng điện; hệ thống cấp thoát nước. Các hạ tầng xã hội như nhà ở, khu vui chơi giải trí,… cũng có ảnh hưởng tới phát triển doanh nghiệp cơng nghiệp xây dựng vì nó tác động đến nguồn nhân lực ở địa phương.

- Nguồn nhân lực của địa phương:

Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của địa phương có tác động mạnh đến phát triển doanh nghiệp công nghiệp xây dựng trên địa bàn. Nguồn nhân lực là nhân tố đóng vai trị điều hịa các nguồn lực đầu vào khác như công nghệ, vốn, tài nguyên. Nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển ổn định của doanh nghiệp công nghiệp xây dựng và ngược lại. Công nghiệp càng phát triển cao đòi hỏi số lượng và chất lượng nguồn lực lao động càng phải cao. Những địa phương có dân số đơng, nguồn lao động dồi dào, giá rẻ sẽ có điều kiện để phát triển các doanh nghiệp công nghiệp xây dựng cần nhiều lao động. Những địa phương có nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ có điều kiện phát triển các doanh nghiệp cơng nghiệp xây dựng, có hàm lượng trí tuệ và giá trị gia tăng cao.

- Thị trường trong và ngoài nước các yếu tố đầu vào và sản phẩm công nghiệp:

Những thay đổi nhanh chóng về nhu cầu và xu hướng của thị trường trong nước và quốc tế về các sản phẩm lĩnh vực công nghiệp xây dựng tác động mạnh đến phát triển doanh nghiệp công nghiệp xây dựng của một quốc gia nói chung, của một địa phương nói riêng. Thị trường các yếu tố đầu vào của hoạt động sản xuất cũng ảnh hưởng mạnh đến phát triển doanh nghiệp cơng nghiệp xây dựng nhìn từ góc độ quản lý của chính quyền địa phương.

- Mức thu nhập bình quân và cầu đối với sản phẩm cơng nghiệp, xây dựng Tiêu thụ hàng hóa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp cơng nghiệp xây dựng nói riêng. Với nhiều doanh nghiệp có xu hướng đặt địa điểm sản xuất gần thị trường tiêu thụ hàng hóa, những địa bàn có thu nhập bình qn cao và có cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng lớn. Chính vì vậy, mức thu nhập và cầu với sản phẩm công nghiệp xây dựng của địa phương và các địa bàn lân cận sẽ ảnh hưởng tới khả năng thu hút các doanh nghiệp công nghiệp xây dựng tới địa phương và phát triển doanh nghiệp công nghiệp xây dựng trên địa bàn.

1.1.4.2. Hệ thống pháp luật có liên quan đến phát triển doanh nghiệp công nghiệp xây dựng

Phát triển doanh nghiệp công nghiệp xây dựng của thành phố Mỹ Tho được đặt trong khuôn khổ hệ thống pháp luật chung của cả nước. Do vậy, hệ thống pháp luật ảnh hưởng rất lớn tới phát triển doanh nghiệp công nghiệp xây dựng của thành phố Mỹ tho. Có rất nhiều luật, văn bản dưới luật khác nhau ảnh hưởng tới sự phát triển doanh nghiệp công nghiệp xây dựng của một địa phương, chẳng hạn như:

- Các luật liên quan đến doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp khu vực công nghiệp xây dựng nói riêng như Hiến pháp, Luật doanh nghiệp, các luật về thuế, môi trường, đầu tư,…

- Các luật, qui định liên quan đến quản lý nhà nước về phát triển doanh nghiệp công nghiệp xây dựng của ở cấp tỉnh, qui định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, Ủy ban nhân dân thành phố Mỹ Tho trong phát triển doanh nghiệp công nghiệp xây dựng.

- Các luật liên quan đến môi trường đầu tư, kinh doanh như luật về đất đai, thủ tục hành chính, thương mại, ngân hàng,…

Mỗi sự thay đổi hệ thống luật có liên quan đều ảnh hưởng tới phát triển doanh nghiệp cơng nghiệp xây dựng trên cả nước nói chung và trên địa bàn thành phố Mỹ Tho nói riêng.

1.1.4.3. Chính sách thuế của Nhà nước

Thuế là động lực, là yếu tố để thực hiện các cân đối trong một nền kinh tế quốc dân, chính sách thuế giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược, kế hoạch trong kinh doanh, thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng; chính sách thuế là công cụ quản lý của nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần thực hiện sự bình đẳng, cơng bằng của các doanh nghiệp; chính sách về thuế ổn định theo từng giai đoạn, cơng tác cải cách thủ tục hành chính về thuế nếu được đơn giản hóa sẽ giúp doanh nghiệp yên tâm hoạt động, hạn chế tình trạng gây phiền hà cho doanh nghiệp liên quan đến các chính sách về thuế.

Với việc ban hành Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, như: gia hạn 06 tháng thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, giảm 50% tiền thuê đất phải nộp của năm 2012, gia hạn 09 tháng thời hạn nộp đối với thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2011 trở về trước mà chưa nộp vào ngân sách nhà nước, gia hạn tối đa 12 tháng thời hạn nộp tiền sử dụng đất đối với các chủ đầu tư dự án có khó khăn về tài chính, giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2012 đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là một trong những giải pháp thiết thực của nhà nước ta giúp nhiều doanh nghiệp đang hoạt động cầm chừng, thiếu vốn trong kinh doanh, đang trên bờ vực phá sản, … sớm ổn định hoạt động từng bước vượt qua khó khăn để ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.4.4. Chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển doanh nghiệp của tỉnh, của quốc gia

Phát triển doanh nghiệp công nghiệp xây dựng trên địa bàn chịu sự chi phối của chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển cơng nghiệp của Đảng và

Nhà nước. Mỗi tỉnh, mỗi quốc gia bao giờ cũng xây dựng cho mình các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển doanh nghiệp công nghiệp xây dựng riêng, phù hợp với từng thời kỳ phát triển; các chính sách hợp lý, đúng đắn và ổn định sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghiệp xây dựng ngày càng phát triển, nhất là các chủ trương của Đảng, các chính sách hỗ trợ của Ủy ban nhân dân các cấp đối với công nghiệp xây dựng. Đây là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển và hình thành của các doanh nghiệp nói chung là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cơng nghiệp xây dựng nói riêng. Bởi vì, một doanh nghiệp từ khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp đến khi dựa vào hoạt động luôn chịu sự chi phối từ các chủ trương của Đảng, chính sách, khn khổ pháp lý Ủy ban nhân dân các cấp từ thuộc vào sự đồng bộ, thơng thống, tính minh bạch, nhất quán, các khâu trong công tác cải cách thủ tục hành chính có liên quan của Ủy ban nhân dân sẽ có ảnh hưởng rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến việc khuyến khích đầu tư của doanh nghiệp; trong thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các doanh nghiệp, vì thế thời gian qua Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách để khuyến khích, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để giúp doanh nghiệp phát triển như: chính sách ưu đãi về tín dụng, đơn giản hóa thủ tục hành chính, chính sách về thuế, chính sách đất đai, ưu đãi đầu tư,…từ đó giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định hoạt động của doanh nghiệp; tạo điều kiện để các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm phát huy nội lực của từng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng trên địa bàn thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 31 - 40)