PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1. Định hướng, mục tiêu phát triển doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng của thành
3.1. Định hướng, mục tiêu phát triển doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng của thành phố Mỹ Tho thành phố Mỹ Tho
3.1.1. Định hướng phát triển doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng của thành phố Mỹ Tho
Để phát triển doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng trên địa bàn thành phố Mỹ Tho trong thời gian đến, địa phương cần xác định một số định hướng cụ thể sau:
- Phát triển doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng phải phù hợp với phát triển chung doanh nghiệp trên địa bàn và với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Mỹ Tho đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt. Góp phần cùng cả tỉnh đạt mục tiêu phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển một cách bền vững, tăng cường sức cạnh tranh trên thương trường; phát huy hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp cơng nghiệp, xây dựng hiện có.
- Phát triển doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng trên cơ sở nâng cao nhận thức và năng lực của các tổ chức, doanh nghiệp về ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường. Tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong hoạt động sản xuất tạo sản phẩm cơng nghiệp, xây dựng. Khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng trên địa bàn thành phố ứng dụng, triển khai những kỹ thuật, công nghệ mới, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương và hạn chế tác động đến môi trường. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cơng nghiệp, xây dựng nâng cao trình độ cơng nghệ nhằm góp phần hợp lý hóa sản xuất, tạo sản phẩm mới, sản phẩm có chất lượng, có giá trị kinh tế cao và thân thiện với môi trường.
- Phát triển doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng dựa trên cơ sở phát huy vai trò của doanh nghiệp trong việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tạo công ăn việc làm, tăng thu ngân sách, góp phần đảm bảo an sinh sinh xã hội trên địa bàn.
- Phát triển doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng dựa trên nguyên tắc “Nhà nước kiến tạo và lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ” trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh của thành phố giai đoạn 2016 - 2020.
- Phát triển doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng dựa trên cơ sở tạo bước đột phá về chính sách và giải pháp cải thiện mơi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh; phát huy lợi thế, tiềm năng của tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng đồng bằng sông Cửu Long.
3.1.2. Mục tiêu phát triển doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng của thành phố Mỹ Tho Mỹ Tho
- Tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch, thân thiện để thu hút đầu tư; phát triển doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng cả về số lượng và chất lượng với quy mơ hợp lý; tham gia tích cực vào chuỗi giá trị cung ứng hàng hóa và dịch vụ, đặc biệt là các mặt hàng chủ lực, đặc trưng và có lợi thế canh tranh của địa phương, góp phần phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập của người dân, doanh nghiệp.
Đến năm 2020, xây dựng doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng của thành phố có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, trong đó có các doanh nghiệp có quy mơ lớn, nguồn lực mạnh. Khu vực doanh nghiệp tư nhân đóng góp trên 50% GRDP của thành phố, năng suất lao động xã hội tăng khoảng 5%/năm. Hàng năm, có khoảng 30 - 35% doanh nghiệp thành phố có hoạt động đổi mới sáng tạo.
- Phát triển sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường. Đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; được hưởng các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất cơng nghiệp theo các Nghị định ưu đãi đầu tư của Chính phủ và tỉnh ban hành.
- Đặt trọng tâm phát triển công nghiệp, ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến thủy hải sản, lương thực, bánh-kẹo…. Tốc độ gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 14%/năm. Cơ cấu ngành chủ yếu là chế biến thực phẩm chiếm 63%, cơ khí 15%, dệt may-da 7% và các ngành khác 15%.
- Lao động công nghiệp, xây dựng sẽ tăng từ 25.000 người năm 2015 lên 30.000 người năm 2020, trong đó lao động qua đào tạo đạt từ 40 - 45%.
- Hỗ trợ từ 30-40 doanh nghiệp được hưởng ưu đãi đầu tư theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
- Có nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất trong việc vay vốn, tìm đầu ra cho sản phẩm, hỗ trợ tối đa trong việc hình thành một số doanh nghiệp, cơ sở chủ lực của TP Mỹ Tho đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
- Xây dựng các hoạt động chứng nhận chất lượng, công bố hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn; áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế như: ISO, HACCP, GMP, SA 8000, SQF 1.000…. trong sản xuất.