Tạo lập môi trường kinh doanh để phát triển công nghiệp trên địa bàn thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng trên địa bàn thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 96 - 100)

PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2. Hệ thống giải pháp phát triển doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng của thành

3.2.2. Tạo lập môi trường kinh doanh để phát triển công nghiệp trên địa bàn thành

thành phố Mỹ Tho

Một trong những chức năng quản lý kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường là tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Để phát triển doanh nghiệp công nghiệp xây dựng, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố phải tạo lập được môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghiệp xây dựng sản xuất kinh doanh, giúp các doanh nghiệp phát triển và mở rộng qui mô, nâng cao hiệu quả.

Môi trường kinh doanh, xét tổng quát, là tổng hợp các yếu tố và điều kiện tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp khu vực cơng nghiệp xây dựng có thể phân làm nhiều loại, tùy theo góc độ xem xét. Nếu xét theo phạm vi thì mơi trường kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp xây dựng bao gồm:

- Môi trường kinh doanh nội bộ doanh nghiệp.

- Môi trường kinh doanh của ngành công nghiệp xây dựng. - Môi trường kinh doanh của địa phương

- Môi trường kinh doanh quốc gia - Môi trường kinh doanh quốc tế.

Nếu xét theo nội dung, môi trường kinh doanh gồm môi trường thể chế, môi trường kinh tế vĩ mơ, mơi trường chính trị - văn hóa - xã hội,…

Môi trường kinh doanh thể hiện ở các yếu tố chủ yếu sau (dựa trên các chỉ tiêu đánh giá chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh PCI):

- Mức độ thuận lợi (khó khăn) khi gia nhập thị trường: việc thành lập doanh nghiệp, xin các giấy phép kinh doanh, đầu tư thuận lợi hay khó khăn; nhanh chóng, đơn giản hay phức tạp, mất nhiều thời gian,…. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chi phí khởi nghiệp kinh doanh và khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất: Doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận đất đai để hoạt động hay khơng và có thể sử dụng đất ổn định hay khơng? Doanh nghiệp cơng nghiệp xây dựng có được ưu tiên hay hỗ trợ gì khơng?

Tiếp cận đất đai thường là một khó khăn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do đó, đây cũng là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp khu vực công nghiệp xây dựng.

- Tính minh bạch: để hoạt dộng kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp cần sự minh bạch về các thông tin về pháp luật, qui định, các qui hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách của trung ương và địa phương có liên quan đến hoạt động kinh doanh của họ, chẳng hạn như qui hoạch đất đai, thủ tục xin giấy phép, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp,… Thơng tin minh bạch, có thể dự đốn giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch kinh doanh, giảm rủi ro hoạt động.

- Chi phí thời gian: Doanh nghiệp mất thời gian để thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến thành lập và hoạt động. Điều này ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì thế, nơi nào thủ tục nhanh chóng, ít mất thời gian thì doanh nghiệp sẽ có điều kiện kinh doanh thuận lợi và ngược lại.

- Chi phí khơng chính thức: bên cạnh các chi phí chính thức, doanh nghiệp ở nhiều địa phương phải mất các chi phí chính thức, chẳng hạn chi phí bơi trơn cho cán bộ quản lý nhà nước, các đóng góp bất thành văn, chi phí tiếp đón các đồn kiểm tra, chi phí ngoại giao,… Các chi phí này ảnh hưởng tới chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó, địa phương nào có chi phí khơng chính thức thấp hoặc khơng có sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí, nâng cao sức cạnh tranh.

- Mức độ cạnh tranh bình đẳng: Hiệu quả của cơ chế thị trường dựa trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Nếu mơi trường cạnh tranh khơng bình đẳng thì khơng khuyến khích được doanh nghiệp liên tục cải tiến, nâng cao hiệu quả, nghiên cứu phát triển sản phẩm, giảm giá thành. Các doanh nghiệp bị đối xử khơng bình đẳng sẽ khơng có động lực phát triển kinh doanh hoặc sẽ di chuyển tới các địa phương khác.

- Các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: Các dịch vụ hỗ trợ sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển thuận lợi. Chính vì thế tỉnh nào, địa phương nào có hỗ trợ tốt, các doanh nghiệp sẽ có điều kiện phát triển thuận lợi và ngược lại.

- Hệ sinh thái doanh nghiệp và chuỗi giá trị: để phát triển, doanh nghiệp không chỉ dựa vào bản thân mà cịn cần có các quan hệ hợp tác, trao đổi với các doanh nghiệp khác. Để sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có nguồn cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện đầu vào, đồng thời phải có quan hệ với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Trong nền kinh tế hiện đại, mỗi doanh nghiệp cơng nghiệp là một mắt xích trong chuỗi giá trị và hệ sinh thái, trong đó các doanh nghiệp quan hệ chặt chẽ với nhau, mỗi doanh nghiệp đảm nhận một khâu, một công đoạn, một bộ phận cấu thành sản phẩm, có liên hệ với nhau khơng chỉ trong sản xuất, tiêu thụ mà ngay từ khâu nghiên cứu, phát triển sản phẩm. Do đó, để phát triển doanh nghiệp cần môi trường kinh doanh trong đó có hệ sinh thái các doanh nghiệp liên quan từ đầu vào tới đầu ra, từ nghiên cứu tới triển khai và tiêu thụ sản phẩm.

- Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo thành phố: Môi trường kinh doanh của thành phố Mỹ Tho phụ thuộc rất lớn vào tính năng động và tiên phong của lãnh đạo thành phố Mỹ Tho. Địa phương nào có lãnh đạo năng động, dám nghĩ, dám làm, gần gũi và cam kết đổi mới, hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp thì ở đó mơi trường kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi, có gì khó khăn sẽ nhanh chóng được tháo gỡ.

Các yếu tố và điều kiện cấu thành môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp, trong đó có những yếu tố tác động thuận lợi, thúc đẩy và cũng có thể có những yếu tố cản trở hoạt động kinh doanh. Nhiệm vụ của chính quyền thành phố Mỹ Tho là phải có cơ chế, chính sách, tác động để nhằm hạn chế, loại bỏ các yếu tố trong mơi trường kinh doanh gây khó khăn, trở ngại cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phát huy các yếu tố tích cực đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Cần thực hiện cụ thể các giải pháp sau:

* Đơn giản hóa thủ tục hành chính:

Thành phố đã chỉ đạo và chịu trách nhiệm đẩy mạnh triển khai có hiệu quả việc thực hiện Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 23 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên

thơng tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Rà soát, thống nhất đầu mối tiếp nhận và xử lý hồ sơ; hướng dẫn, giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp theo nguyên tắc khi cần yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì thơng báo một lần bằng văn bản cho doanh nghiệp, nhà đầu tư về toàn bộ các nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung đối với mỗi bộ hồ sơ. Thông báo nêu rõ yêu cầu sửa đổi, bổ sung và lý do của việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

* Đối thoại giữa chính quyền với hộ kinh doanh, doanh nghiệp:

Hàng tuần, Ủy ban nhân dân thành phố đều có phân công lãnh đạo Ủy ban đối thoại, giải quyết những vấn đề có liên quan đến doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Qua đó, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hoặc đề xuất cấp trên nếu vượt quá thẩm quyền, tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp, hộ kinh doanh yên tâm sản xuất – kinh doanh, làm giàu cho bản thân và xã hội.

* Công khai, minh bạch thông tin:

Thành phố đã ban hành các văn bản quán triệt cán bộ công chức về đạo đức cơng vụ, cải cách hành chính; chống quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu; tinh thần chính quyền phục vụ và hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Cơng khai quy trình, thơng tin có liên quan đến thủ tục hành chính trong trụ sở từng cơ quan, đơn vị và cán bộ có trách nhiệm xử lý hồ sơ, tăng cường thanh tra công vụ; kiên quyết xử lý các cán bộ vi phạm quy trình xử lý hồ sơ, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm về các vi phạm của công chức, viên chức trong phạm vi quản lý.

* Phát huy hiệu quả của chính quyền điện tử:

Hiện nay thành phố đang tiếp tục hoàn thiện và phát huy hiệu quả của dịch vụ công trực tuyến hiện ở mức độ 3.

* Hướng dẫn giải quyết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của thành phố đối với hộ kinh doanh:

Thành phố hiện đang giải quyết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của thành phố theo Quyết định số 1874/QĐ-UBND ngày 27/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc cơng bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng trên địa bàn thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 96 - 100)