PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2. Hệ thống giải pháp phát triển doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng của thành
3.2.1. Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển doanh
doanh nghiệp công nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Mỹ Tho
Doanh nghiệp công nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Mỹ Tho bao gồm các doanh nghiệp thuộc nhiều loại hình thức khác nhau: doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,… Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp được tự chủ sản xuất, kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. Để định hướng sự phát triển doanh nghiệp công nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Mỹ Tho, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Mỹ Tho sử dụng các công cụ định hướng, tác động tới hoạt động của doanh nghiệp này, bao gồm xây dựng và thực hiện qui hoạch, kế hoạch phát triển doanh nghiệp, các cơ chế, chính sách khuyến khích (hoặc hạn chế) phát triển doanh nghiệp công nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Mỹ Tho nói chung hoặc một số ngành của doanh nghiệp cơng nghiệp xây
dựng, loại hình doanh nghiệp cụ thể. Các qui hoạch, kế hoạch, chính sách này bao gồm 2 nhóm:
- Nhóm các qui hoạch, kế hoạch, chính sách được Đảng bộ thành phố Mỹ Tho cụ thể hóa từ các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, chính sách của Trung ương, của tỉnh Tiền Giang ban hành.
- Nhóm các qui hoạch, kế hoạch, chính sách do địa phương xây dựng và thực hiện theo thẩm quyền được phân cấp.
Việc xây dựng qui hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển công nghiệp của thành phố dựa trên một số căn cứ như sau:
Chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển cơng nghiệp, phát triển doanh nghiệp của quốc gia, của tỉnh Tiền Giang. Chính phủ, sẽ xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển doanh nghiệp thơng qua các văn bản như: Nghị quyết 36a/NQ/CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử để thực hiện công khai, minh bạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước qua môi trường mạng; Quyết định 225/QĐ- TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020 và chỉ đạo tại Thông báo 66/TB-VPCP ngày 27/04/2016 của Văn phịng Chính phủ về tình hình triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư; Nghị quyết 19/2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính Phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Trong đó, có những định hướng phát triển từng ngành, nhóm ngành, qui hoạch phát triển doanh nghiệp theo các vùng địa lý, các tỉnh và xây dựng các cơ chế, chính sách để phát triển doanh nghiệp. Qui hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển doanh nghiệp của địa phương phải cụ thể hóa chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp của Trung ương vào điều kiện của địa phương, nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển DN do Trung ương đề ra.
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, lợi thế so sánh và bất lợi thế so sánh của địa phương. Các qui hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển doanh nghiệp phải phù hợp với điều kiện địa phương, nhằm phát huy các lợi thế so sánh của địa phương và có tính khả thi gắn với các điều kiện sẵn có của địa phương.
Định hướng và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trên cơ sở định hướng của địa phương, xây dựng chính sách phát triển doanh nghiệp phù hợp và nhằm thực hiện thắng lợi các định hướng đó. Các qui hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển doanh nghiệp được xây dựng và thực hiện nhằm cụ thể hóa qui hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế xã hội tổng thể của địa phương, qui hoạch phát triển của ngành, của doanh nghiệp theo từng giai đoạn.
- Từ thực trạng khu vực công nghiệp xây dựng và phát triển doanh nghiệp công nghiệp xây dựng của địa phương. Các qui hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển doanh nghiệp công nghiệp xây dựng của thành phố Mỹ Tho không thể tách rời thực trạng công nghiệp của địa phương với những kết quả đạt được, hạn chế đang tồn tại.
- Các nguồn lực, điều kiện để phát triển doanh nghiệp công nghiệp xây dựng của thành phố Mỹ Tho. Các qui hoạch, kế hoạch, chính sách, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp công nghiệp xây dựng của thành phố Mỹ Tho chỉ có tính khả thi khi có các nguồn lực, điều kiện để thực thi. Các nguồn lực thực hiện có thể huy động tại địa phương, có thể từ hỗ trợ của trung ương, tỉnh, có thể huy động từ các địa phương khác, từ nước ngoài. Các nguồn lực chủ yếu để phát triển doanh nghiệp ở thành phố Mỹ Tho bao gồm:
- Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách của thành phố Mỹ Tho và của tỉnh, Trung ương hỗ trợ.
- Nguồn vốn đầu tư có thể thu hút, huy động từ các doanh nghiệp trong và ngồi tỉnh Tiền Giang, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Nguồn nhân lực của thành phố Mỹ Tho và nguồn nhân lực có thể thu hút từ các địa phương khác, kể cả các chuyên gia thu hút từ nước ngồi.
- Nguồn lực khoa học cơng nghệ của địa phương, hoặc có thể thu hút, chuyển giao.
- Nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai của thành phố Mỹ Tho.
- Qui hoạch, kế hoạch và các chính sách phát triển doanh nghiệp của tỉnh, thành phố Mỹ Tho là cơ sở để thực hiện các mục tiêu, định hướng, đề xuất và thực hiện các nội dung khác trong phát triển doanh nghiệp công nghiệp xây dựng trên địa bàn.
Cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:
* Về thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển ngành công nghiệp:
- Triển khai nội dung danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang. Thường xuyên rà sốt, bổ sung quy hoạch phát triển ngành cơng nghiệp phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang và quy hoạch phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Quán triệt Nghị quyết 02-NQ/TU của Tỉnh ủy, Chỉ thị 02/2006/CT-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển công nghiệp. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp một cách bền vững.
- Triển khai quy hoạch phát triển điện đến năm 2015 có xét đến năm 2020; Thỏa thuận với Chi nhánh điện Mỹ Tho lập danh mục cải tạo, đầu tư xây dựng lưới điện theo quy hoạch giai đoạn 2010 – 2015, trong đó chú trọng lưới điện nơng thơn, bảo đảm đúng kỹ thuật và an toàn.
* Đẩy mạnh hợp tác và mời gọi đầu tư:
- Tiếp tục đẩy mạnh chương trình hợp tác giữa thành phố và các tỉnh thành bạn (nhất là TP.HCM và Cần Thơ), đặc biệt là trong lĩnh vực mời gọi đầu tư vào các Khu, Cụm Cơng nghiệp đóng trên địa bàn thành phố. Tổ chức các chuyến đi học hỏi, trao đổi thông tin về công tác quản lý nhà nước cho các Phịng chun mơn thành phố nhằm nâng cao công tác chuyên môn và thúc đẩy quan hệ hợp tác.
- Lãnh đạo thành phố quan tâm chỉ đạo các ngành chun mơn có chương trình, kế hoạch mời gọi đầu tư nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư sản xuất – kinh doanh, lắp kín diện tích cho thuê đất ở các Khu, Cụm công nghiệp trên địa bàn với nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi.
* Đẩy mạnh hoạt động khuyến công:
Đẩy mạnh hoạt động khuỵến công và tư vấn phát triển công nghiệp theo Quyết định 29/QĐ-UBND ngày 08/01/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về ban hành quy chế quản lý và sử dụng Quỹ Khuyến khích đầu tư phát triển cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ các làng nghề xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề, vay vốn ưu đãi….Tổ chức thực hiện hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực, ưu tiên và mũi nhọn của thành phố theo Quyết định 21/2009/QĐ-UBND ngày 03/8/2009 của tỉnh ban hành.
* Đẩy mạnh đổi mới công nghệ:
Chủ động đề xuất Sở Khoa học và Cơng nghệ tăng cường kinh phí sự nghiệp khoa học để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp được vay vốn trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi. Các Phịng chun mơn của thành phố thông qua các Sở, ngành tỉnh làm “cầu nối” chuyển giao công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật, đề tài khoa học ứng dụng vào thực tiển... thơng qua các chương trình khuyến cơng, chương trình hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực, công nghiệp ưu tiên của tỉnh ban hành.
* Tạo môi trường đầu tư hấp dẫn:
- Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan hướng dẫn, thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn thành phố thuộc ngành công nghiệp theo Quyết định 34/2009/QĐ-UBND ngày 29/12/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh, kịp thời đề xuất, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư thuộc ngành;
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa”, cơng khai hóa các thủ tục hành chính phải giải quyết đối với tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư sản xuất cơng nghiệp trên địa bàn thành phố;
- Hỗ trợ tiếp thị và mở rộng thị trường: Căn cứ các ưu đãi đầu tư của Trung ương, của tỉnh, thành phố xây dựng nhiều chương trình hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, mã vạch sản phẩm nhằm nâng cao năng lực quản lý, thích ứng với thị trường.