PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.2. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp công nghiệp xây dựng của một số địa
1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Mỹ Tho
Phát triển doanh nghiệp là kết quả của quản lý nhà nước nhằm phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh. Từ kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp, quản lý nhà nước về phát triển doanh nghiệp dưới góc độ tiếp cận quản lý kinh tế, của một số địa phương như Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Hà Nam, có thể rút ra một số bài học trong phát triển cơng nghiệp dưới góc độ quản lý kinh tế như sau:
- Cần chủ động xây dựng qui hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp trên cơ sở khai thác lợi thế phát triển của địa phương. Trong đó quan tâm qui hoạch và phát triển các khu công nghiệp tại các địa điểm thuận lợi cho phát triển công nghiệp, lựa chọn nhà đầu tư khu cơng nghiệp có kinh nghiệm, có quan hệ, có khả năng thu hút đầu tư. Để các nhà đầu tư yên tâm, chính quyền địa phương cần nhất quán trong hoạch định, thực thi chính sách và cần sự cam kết mạnh mẽ.
- Hạ tầng cần đi trước một bước. Ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng, trước hết là các cơng trình giao thơng vận tải và các khu, cụm công nghiệp, đảm bảo mặt bằng sản xuất và giao thông thông suốt giữa các vùng trong tỉnh, các khu công nghiệp với các tuyến giao thông huyết mạch quốc gia và thuận lợi cho giao lưu kinh tế quốc tế.
- Lựa chọn chiến lược phát triển công nghiệp, các ngành công nghiệp mũi
nhọn cần dựa trên lợi thế so sánh của địa phương, đồng thời cần tính đến xu hướng phát triển của ngành, đặt trong bối cảnh trong nước và quốc tế. Với một chiến lược phù hợp, dài hạn, địa phương sẽ có điều kiện thu hút các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.
- Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi. Thực hiện cải cách hành chính theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, cơng khai và minh bạch các quy trình thủ tục trong các hoạt dộng liên quan đến đầu tư, sản xuất kinh doanh; tiến hành phân công, phân cấp, kiểm tra, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp.
- Vận dụng linh hoạt chính sách của nhà nước, xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương trong những lĩnh vực Chính phủ cho phép, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tiếp cận dễ dàng các yếu tố sản xuất và giải quyết các khó khăn vướng mắc cho nhà đầu tư nhanh nhất.
Trong phát triển công nghiệp, cần quan tâm lựa chọn công nghệ, nhà đầu tư, lĩnh vực ưu tiên, tránh chạy theo mục tiêu phát triển bằng mọi giá. Kết hợp tốt giữa thẩm định đầu tư với kiểm tra, giám sát sau thẩm định để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, đúng qui định về môi trường, đảm bảo phát triển công nghiệp bền vững trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP, XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ MỸ THO