Kết quả tăng trưởng giá trị sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp, xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng trên địa bàn thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 70 - 74)

PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2. Thực trạng phát triển doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng trên địa bàn thành

2.2.7. kết quả tăng trưởng giá trị sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp, xây

xây dựng

Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố Mỹ Tho giai đoạn 2010-2017 có sự gia tăng đáng kể, được thể hiện ở bảng sau.

Qua bảng số liệu trên cho thấy, qua 7 năm từ 2010-2017, giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố đã tăng rất cao từ 14,7 ngàn tỷ năm 2010 lên 44,8 ngàn tỷ năm 2017, tức tăng 30 ngàn tỷ, bình quân tăng 4,3 ngàn tỷ đồng/năm với tốc độ phát triển bình quân năm là 117,2%, cao hơn các ngành khác và bình quân chung của cả nước. Trong đó ngành cơng nghiệp chế biến là ngành tạo gia nhiều giá trị sản xuất nhất cho thành phố, năm 2017 đạt 43 ngàn tỷ đồng, bình quân hàng năm tăng 4,1 ngàn tỷ, với tốc độ phát triển bình quân là 117,4% năm. Ngành sản xuất và phân phối điện nước hàng năm đóng góp tăng cho thành phố hơn 152 tỷ đồng giá trị sản xuất.

Bảng 2.15. Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Mỹ Tho giai đoạn 2010 - 2017 phân theo ngành

(Tính theo giá hiện hành) ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2014 2015 2016 2017 SS 2016/ 2010 BQ/ năm Tốc độ PT BQ/Năm (%) Tổng số 14.712,2 33.669,1 34.750,6 41.779,8 44.807,8 30.095,6 4.299,4 117,2 1. CN chế biến 13.957,9 32.075,6 33.116,1 40.078,2 42.992,0 29.034,1 4.147,7 117,4 2. SX và phân phối điện và nước 754,2 1.593,5 1.634,5 1.701,6 1.815,8 1.061,6 151,7 113,4

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Mỹ Tho năm 2017

Nguyên nhân tăng là do các doanh nghiệp chủ động mở rộng thị trường, đầu tư đổi mới thiết bị nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh. Đồng thời các cơ sở sản xuất kinh doanh tập trung đẩy mạnh sản xuất để phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân vào các dịp lễ lớn của đất nước, địa phương, đặc biệt tập trung sản xuất các sản phẩm hàng may mặc, lương thực, thực phẩm, đồ uống... Mặt khác, môi trường kinh doanh những năm gần đây, nhất là năm 2017 đã được cải thiện tích cực, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tham gia thị trường và phát triển mạnh hơn.

Bên cạnh những thuận lợi vẫn còn một số tồn tại khó khăn như: Nguồn nguyên liệu đầu vào chưa ổn định, chi phí cao, giá cả ln biến động, những rào cản kỹ thuật, sức cạnh tranh các sản phẩm cùng loại trên thị trường ngày càng gay gắt. Hơn nữa, nhiều sản phẩm chủ lực của thành phố phải cạnh tranh với thị trường quốc tế. Ngoài ra giá nguyên nhiên liệu đầu vào như xăng, dầu, điện, nước năm 2017 đều tăng làm tăng giá thành sản phẩm. Đồng thời những hộ sản xuất công nghiệp nhỏ lẻ, doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế về tài chính, cơng nghệ, nguồn nhân lực và khả năng tiếp cận thị trường… Đây cũng là rào cản lớn cho các doanh nghiệp phát triển lớn mạnh.

Một số ngành cơng nghiệp có sản xuất tăng như trang phục tăng 2,67%; Dệt tăng 2,13%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 4,04%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 8,33%; sản xuất kim loại tăng 1,53%; chế biến, bảo quản thủy sản tăng 9,70%; xay xát và sản xuất bột thô tăng 10,96%. Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 4,44%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 5,95%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 3,93%; in ấn tăng 23,48%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 11,11%; sản phẩm từ cao su và plastic tăng 2,60%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 12,08%; sản xuất máy móc thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 2,10%. Một số sản phẩm có chỉ số giảm như: Sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao giảm 8,49%; sản xuất thức ăn gia súc giảm 19,54%.

Xu hướng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến chế tạo năm 2017 khá ổn định. Cụ thể, theo đánh giá tổng quan về tình hình sản xuất kinh doanh, có 63,04% số doanh nghiệp đánh giá sản xuất kinh doanh 2017 của họ khả quan hơn và giữ ổn định so với 2016 (trong đó 39,13% khẳng định tăng lên và 23,91% khẳng định giữ ổn định); 15,22% số doanh nghiệp đánh giá là khó khăn hơn. Về khối lượng sản xuất: Có 61,96% số doanh nghiệp sản xuất sản phẩm khẳng định khối lượng sản xuất sản phẩm năm 2017 tăng lên và giữ ổn định so với 2016 (trong đó 39,13% khẳng định tăng lên và 22,83% khẳng định giữ ổn định) trong khi đó tỷ lệ số doanh nghiệp có khối lượng sản xuất sản phẩm giảm là 16,3%. Về đơn đặt hàng mới: Có 59,34% số doanh nghiệp khẳng định có số đơn đặt

hàng mới 2017 tăng lên và giữ ổn định so với 2016 (trong đó 40,66% dự báo tăng và 18,68% dự báo giữ ổn định), trong khi đó tỷ lệ số doanh nghiệp có đơn đặt hàng mới giảm là 21,98%. Với tỷ lệ trên cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp chế biến trong quý tiếp theo có xu hướng tăng, có nhiều đơn đặt hàng mới và phát triển ổn định.

Tình hình đăng ký kinh doanh và quản lý doanh nghiệp: Năm 2017 cấp mới đăng ký kinh doanh 1.468 doanh nghiệp các loại hình, tổng vốn đăng ký 5.600 tỷ đồng (vượt 12,9% kế hoạch về doanh nghiệp và vượt 5,7% số vốn đăng ký; tăng 25,5% doanh nghiệp và tăng 12,1% số vốn so năm 2016); giải thể 124 doanh nghiệp các loại hình, tổng vốn 398 tỷ đồng (tăng 37,8% về số doanh nghiệp và giảm 2,9% về số vốn so với năm trước).

Bảng 2.16. Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Mỹ Tho giai đoạn 2010 - 2017 phân theo loại hình kinh tế

(Tính theo giá hiện hành)

Chỉ tiêu 2010 2014 2015 2016 2017 SS 2017/ 2010 BQ/ năm Tốc độ PT BQ/Năm (%) Tổng số 14.710,2 33.669,1 34.820,6 41.779,8 44.807,8 30.097,6 4.299,7 117,2 1. Nhà nước 1.001,3 2.190,6 2.165,8 2.603,6 3.067,9 2.066,6 295,2 117,3 - Trung ương 691,3 1.163,9 1.110,5 1.336,9 1.575,3 884,0 126,3 112,5 - Địa phương 309,9 1.026,8 1.055,3 1.266,8 1.492,7 1.182,8 169,0 125,2 2. Ngoài Nhà nước 10.361,3 21.635,0 23.457,5 27.914,0 30.300,0 19.938,7 2.848,4 116,6 - Tập thể 256,1 698,6 712,5 735,8 867,0 610,9 87,3 119,0 - Tư nhân 9.198,9 19.714,8 21.493,4 25.910,8 27.939,6 18.740,7 2.677,2 117,2 - Cá thể 906,4 1.221,6 1.251,6 1.267,4 1.493,4 587,0 83,9 107,4 3. ĐT nước ngoài 3.347,6 9.843,5 9.197,3 11.262,1 11.439,9 8.092,3 1.156,0 119,2

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Mỹ Tho năm 2017

Để ngành công nghiệp phát triển bền vững, các ngành chức năng cần hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh, đơn giản hố thủ tục hành chính, cải thiện mơi trường hợp tác đầu tư. Đồng thời, các doanh

nghiệp cần tập trung phát triển mạnh vào khâu sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiếp cận công nghệ mới để giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của những mặt hàng chủ lực. Hơn nữa, các doanh nghiệp cần mạnh dạn đầu tư, cải tiến máy móc thiết bị nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong và ngoài nước.

Nếu phân theo loại hình kinh tế, bảng số liệu sau cho thấy, giá trị sản xuất công nghiệp trong lĩnh vực ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, năm 2017 đạt 30 ngàn tỷ đồng, bình qn hàng năm nhóm này tăng đến gần 2,8 ngàn tỷ đồng, với tốc độ phát triển bình quân là 116,6%/ năm. Đây là con số đóng góp đáng kể vào giá trị sản xuất ngành công nghiệp cho thành phố thời gian qua.

Trong đó, loại hình tư nhân có đóng góp cao, năm 2017 gần 28 ngàn tỷ, bình quân hàng năm tăng 2,6 ngàn tỷ. Các loại hình khác trong nhóm này có giá trị sản xuất thấp và đóng góp khơng nhiều. Trong khi đó các doanh nghiệp nhà nước đóng góp giá trị sản xuất thấp, bình qn mức tăng hàng năm gần 300 tỷ đồng, đạt mức 3 ngàn tỷ năm 2017. Đây là những ngành mũi nhọn địa phương như điện, nước và một số ngành khác.

Bảng 2.17. Giá trị sản xuất ngành xây dựng của thành phố Mỹ Tho giai đoạn 2010 - 2017 phân theo loại hình kinh tế và loại cơng trình

(Tính theo giá hiện hành) ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2014 2015 2016 2017 SS 2017/ 2010 BQ/ năm Tốc độ PT BQ/Năm (%) Tổng số 1.234,0 1.301,8 1.894,6 2.220,0 2.674,0 1.440,0 205,7 111,7

I. Phân theo loại hình kinh tế

1. Nhà nước 356,8 281,0 316,4 346,0 385,8 29,0 4,1 101,1

2. Ngoài Nhà nước 845,2 985,0 1.529,5 1.818,3 2.182,0 1.336,8 191,0 114,5

3. Khu vực có vốn đầu

tư nước ngoài 32,1 35,9 48,7 55,6 106,2 74,1 10,6 118,6

II. Phân theo loại cơng trình

1. CT nhà để ở 837,4 831,9 1.245,9 1.428,1 1.722,3 884,9 126,4 110,9

2. CT nhà không để ở 51,7 60,1 72,9 88,5 106,2 54,5 7,8 110,8

3. CT KT dân dụng 240,3 281,5 341,6 401,2 409,2 168,9 24,1 107,9

4. CT XD chuyên dụng 104,7 128,3 234,2 302,2 436,3 331,6 47,4 122,6

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Mỹ Tho năm 2017

Đối với loại hình kinh tế đầu tư nước ngồi, bình qn hàng năm đóng góp khoảng 1,1 ngàn tỷ, tốc độ phát triển bình quân hàng năm khá cao đạt 119%. Tuy nhiên với mức tăng này chưa đáp ứng được các tiềm năng hiện tại của loại hình này. Đối với lĩnh vực xây dựng, giá trị sản xuất của ngành hàng năm không lớn, khoảng 2,6 ngàn tỷ đồng năm 2017, tuy nhiên hàng năm ngành này cũng đóng góp hơn 205 tỷ đồng cho thành phố, góp phần to lớn tạo cơ sở vật chất đáp yêu cầu phát triển của xã hội.

Trong nội bộ ngành xây dựng, khu vực ngoài nhà nước tạo ra giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt khu vực hộ dân cư, bình quân hàng năm tăng 191 tỷ đồng, chủ yếu là cơng trình nhà để ở, năm 2017, loại cơng trình này đạt 1,7 ngàn tỷ đồng, bình quân hàng năm tăng 126 tỷ đồng giá trị sản xuất cho thành phố. Mặc dù khơng lớn nhưng mức đóng góp có ý nghĩa cho thành phố phát triển trong thời gian qua và những năm đến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng trên địa bàn thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 70 - 74)