PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Mỹ Tho
2.1.2. Về điều kiện kinh tế xã hội
- Về dân số và lao động
Qua giai đoạn 2015-2017, dân số thành phố Mỹ Tho có sự gia tăng đáng kể, bình quân tăng 0,95%/năm, đạt 229,7 ngàn người vào năm 2017, tăng 0,6% so năm 2016. Trong đó, năm 2017 nữ giới 115,9 ngàn người, chiếm 50,5% dân số toàn thành phố. Nếu tính theo khu vực thì năm 2017 dân cư sống ở thành thị là 137 ngàn người, chiếm 60% dân số thành phố, dân số nông thôn chỉ chiếm 40%. Điều đó cho thấy xu hướng dân cư dịch chuyển ra các vùng nông thôn tăng nhằm khai thác các tiềm năng đất đai, lao động nhàn rỗi, đây cũng là điều kiện tạo cơ hội để thành phố mở rộng trong tương lai.
Bảng 2.1. Dân số và lao động thành phố Mỹ Tho giai đoạn 2015 - 2017
Chỉ tiêu
2015 2016 2017 So sánh (%)
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 2016/ 2017/ (người) (%) (người) (%) (người) (%) 2015 2016 I. Tổng dân số 226.258 100 228.385 100 229.721 100 100,9 100,6 1.1. Theo giới tính - Nam 112.025 49,5 113.078 49,5 113.740 49,5 100,9 100,6 - Nữ 114.233 50,5 115.307 50,5 115.981 50,5 100,9 100,6 1.2. Theo khu vực - Thành thị 136.158 60,2 137.114 60,0 137.916 60,0 100,7 100,6 - Nông thôn 90.100 39,8 91.271 40,0 91.805 40,0 101,3 100,6 II. Tổng LĐ trong các DN phân theo loại DN 40.840 100 41.197 100 41.421 100 100,9 100,5 - Nhà nước 5.065 12,4 5.064 12,3 5.094 12,3 100,0 100,6 - Ngoài nhà nước 32.812 80,3 33.138 80,4 33.315 80,4 101,0 100,5 - Khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài 2.963 7,3 2.995 7,3 3.012 7,3 101,1 100,6
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Mỹ Tho năm 2017
Về lao động, năm 2017, tổng số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp của thành phố có khoảng 41,4 ngàn lao động và chủ yếu làm việc trong loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước, chiếm 80,4%. Tuy nhiên, một lực lượng lao động phổ thông khá lớn, chưa được đào tạo nghề đáp ứng cho nhu cầu của xã hội. Trong những năm qua, thành phố chú trọng đến việc vận động xã hội hóa cho cơng tác đào tạo dạy nghề, qua đó hàng năm bình qn đào tạo được trên 6.500 lao động trong độ tuổi, góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 36% năm 2011 lên 51,33% năm 2017. Các cơ sở dạy nghề liên kết với doanh nghiệp để đào tạo nghề gắn với mơ hình sản xuất cơng nghiệp; đào tạo nghề để cung ứng lao động cho các doanh nghiệp, thương mại - dịch vụ... nên sau học nghề phần lớn lao động có việc làm, góp phần giải quyết được 26.773 lao động,...
- Về tình hình sử dụng đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng của các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Có thể nói rằng, nếu khơng có đất đai thì khơng thể có doanh nghiệp nào tồn tại, bởi vì có đất đai mới có nơi đặt máy móc thiết bị, văn phịng và sản xuất. Tình hình sử dụng đất của thành phố Mỹ Tho năm 2017 được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Mỹ Tho năm 2017
Chỉ tiêu SL (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng số 8.224,10 100,00
1. Đất nông nghiệp 4.795,50 58,31
1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 4.781,80 58,14
1.2. Đất nuôi trồng thủy sản 7,6 0,09
1.3. Đất nông nghiệp khác 6,1 0,07
2. Đất phi nông nghiệp 3.372,50 41,01
2.1. Đất ở 1.044,40 12,70
2.2. Đất chuyên dùng 892,30 10,85
2.3. Đất tơn giáo, tín ngưỡng 34,20 0,42
2.4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 35,00 0,43
2.5. Đất sông suối và mặt hồ chuyên dùng
1.365,60 16,60
2.6. Đất phi nông nghiệp khác 1,00 0,01
3. Đất chưa sử dụng 56,10 0,68
3.1. Đất bằng chưa sử dụng 56,10 0,68
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Mỹ Tho năm 2017
Qua bảng trên ta thấy, năm 2017, toàn thành phố có 8.224 ha đất tự nhiên. Trong đó, đất nơng nghiệp chiếm 58,3%, đạt 4.795 ha, trong đó chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp chiếm 58,14% chủ yếu trồng cây hàng năm, cây ăn quả đặc sản mang lại kinh tế cao. Mặc dù là thành phố nhưng đất phi nông nghiệp chỉ chiếm 41%, trong đó đất ở chỉ chiếm 12,7%, đất chuyên dùng chiếm 10,8% đất tự nhiên thành phố. Điều này chứng tỏ việc chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp và đất chuyên dùng còn thấp. Đất chưa sử dụng còn lớn đến 56,1 ha, chủ yếu đất ao đầm chưa sử dụng. Trong những năm tới thành phố cần có chủ trương chuyển dịch đất nơng nghiệp, hoang hóa sang đất phi nơng nghiệp để tạo cơ sở phát triển thành phố, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
- Về phát triển kinh tế
Giá trị sản xuất của thành phố giai đoạn 2015-2017 tăng bình quân hàng năm 16,13%. Giá trị sản xuất tăng ở tất cả các loại hình kinh tế, trong đó thành phần kinh tế tư nhân tăng bình quân hàng năm hơn 19,41% và chiếm tỷ trọng hơn 63,8%. Sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến, chiếm tỷ trọng hơn 90%. Tuy nhiên, giá trị sản xuất công nghiệp vẫn còn nhiều yếu tố chưa ổn định, giá trị gia tăng chưa cao, tập trung vào những ngành như chế biến thủy sản, chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống, may mặc...
Trên địa bàn thành phố có khu cơng nghiệp Mỹ Tho, Cụm công nghiệp Trung An, Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Tân Mỹ Chánh, thu hút 54 dự án (44 trong nước, 10 nước ngoài) với tổng vốn đầu tư 1.740,79 tỷ đồng và 163.514.486 USD; có 16 hợp tác xã và 02 quỹ tín dụng nhân dân; hoạt động của nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác ngày càng tăng về doanh thu và lợi nhuận. Các doanh nghiệp, hợp tác xã đã tạo việc làm thường xuyên và thu nhập cho người lao động, góp phần cùng chính quyền xây dựng kết cấu hạ tầng, cơng trình phúc lợi và tham gia thực hiện chính sách an sinh xã hội ở địa phương.
Hoạt động thương mại phát triển phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân. Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động dịch vụ được đầu tư xây dựng, nâng cấp sửa chữa từ nguồn ngân sách nhà nước cùng với
chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa như đầu tư xây dựng các chợ, siêu thị, điểm du lịch, cơ sở y tế, dịch vụ vận tải, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm,... Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội hơn 88.859 tỷ đồng, bình quân hàng năm chiếm 49,6%/tổng mức của cả tỉnh. Tuy nhiên, một số nhiệm vụ trên lĩnh vực dịch vụ chưa triển khai thực hiện theo nghị quyết, chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh và chưa có đột phá tạo thành nền kinh tế mũi nhọn của thành phố.
Du lịch có nhịp độ phát triển khá, đã thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm khai thác du lịch với nhiều hình thức phong phú; số lượt khách du lịch tăng bình quân hàng năm là 15,4%, trong đó khách du lịch quốc tế tăng 26,5%. Tuy nhiên, công tác quảng bá, tiếp thị du lịch còn hạn chế, các tuyến, điểm dịch vụ du lịch chưa thật sự hấp dẫn; các điểm tham quan du lịch chưa có nhiều đổi mới để có thể thu hút du khách; chưa phát huy có hiệu quả khu du lịch Thới Sơn.
+ Diện tích gieo trồng lúa có xu hướng giảm phù hợp với cơ cấu kinh tế là nông nghiệp đô thị, đến năm 2017 cịn khoảng 420 ha, do chuyển diện tích trồng lúa sang trồng màu, lúa xen màu, hoa tết và trồng cây ăn trái. Dù diện tích giảm nhưng nhờ đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, bố trí mùa vụ hợp lý nên năng suất tăng bình quân 2,86%/năm.
Việc trồng hoa kiểng đã được khai thác tốt theo Chương trình chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp đơ thị, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới.
+ Ngành chăn nuôi cũng được thành phố quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ổn định; tổng đàn heo duy trì khoảng 20.000 con, đàn bị khoảng 3.000 con, đàn gia cầm khoảng 235.000 con.
+ Ngành thủy sản luôn giữ vững nhịp độ phát triển, là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Việc nuôi cá lồng bè ổn định với 852 bè, sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng bình quân hàng năm 0,9%. Sản lượng đánh bắt năm 2015 đạt khoảng 42.000 tấn, tăng bình quân hàng năm 1,8%.
- Công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng đô thị và nông thôn mới:
Tỉnh và thành phố đã tập trung triển khai kế hoạch đầu tư các dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố từ nguồn vốn như: Dự án Đường và kè sông Tiền; Trường Đại học Tiền Giang, Bệnh viện phụ sản Tiền Giang, Khu khám và điều trị bệnh kỹ thuật cao, trụ sở Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ, Trung tâm lưu trữ Tỉnh ủy; Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu; Trường THPT Chuyên; Đường Lê Văn Phẩm; Quảng trường Trung tâm tỉnh, Khu tái định cư xã Đạo Thạnh, Khu đón tiếp đường bộ du lịch cù lao Thới Sơn, Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu long - Tiểu dự án thành phố Mỹ Tho, các đường giao thông, trường học, trạm y tế, nâng cấp vỉa hè, chiếu sáng công cộng,… Đồng thời thu hút đầu tư các dự án như: Bến du thuyền, Khu dân cư dọc sông Tiền; Trung tâm thương mại trên đường Lê Văn Phẩm; Khách sạn Mêkông Mỹ Tho,... làm thay đổi bộ mặt của thành phố Mỹ Tho.
Lập, phê duyệt và triển khai Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Mỹ Tho đến năm 2030; Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Mỹ Tho đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; các quy hoạch chi tiết phường Tân Long; khu dân cư Đông Bắc sông Bảo Định, khu đô thị mới Phường 10, Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Mỹ Phong và xã Tân Mỹ Chánh, khu Tái định cư Mỹ Phong, Kênh Xáng Cụt phường 3, khu dân cư dọc sông Tiền, các phân khu chức năng đô thị: phường 5 - phường 6 và khu đơ thị phía Đơng Bắc, Quy chế quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị và Chương trình phát triển đơ thị Mỹ Tho giai đoạn 2015 - 2030. Đang lập quy hoạch phân khu chức năng: Khu đơ thị Tây Bắc; khu đơ thị phía Tây; khu đơ thị phía Đơng và thiết kế đơ thị trục đường 30/4.
Về xây dựng nông thôn mới: Tập trung tuyên truyền, vận động và tổ chức thực hiện, đã hồn thành chỉ tiêu xây dựng nơng thơn mới ở 02 xã điểm, công bố xã nông thôn mới Tân Mỹ Chánh vào cuối năm 2014 và xã nông thôn mới Mỹ Phong vào đầu tháng 8 năm 2015, xã Trung An năm 2016. Hoàn thành đồ án, đề án quy hoạch nơng thơn mới các xã cịn lại và đang triển khai thực hiện theo quy hoạch.
- Giáo dục và đào tạo:
Thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác xã hội hóa giáo dục nhằm động viên toàn xã hội cùng với Đảng, Nhà nước chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo; đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài theo tinh thần xây dựng xã hội học tập, củng cố trung tâm học tập cộng đồng ở phường, xã.
Ở bậc học mầm non, tỷ lệ trẻ vào nhà trẻ đạt 29,3%; số trẻ mẫu giáo đến lớp so độ tuổi đạt trên 96,7%; thành phố đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi. Đối với bậc tiểu học, hàng năm phấn đấu huy động hết số trẻ 6 tuổi vào lớp một và tỷ lệ học sinh hồn thành chương trình tiểu học giữ vững trên 99%. Bậc trung học cơ sở: huy động học sinh hồn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 ở mức trên 99,8%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở 98,76%.
Đến nay thành phố có 16/62 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 25,8%. Trong đầu tư có chú ý các trường vùng ven nhằm thu ngắn khoảng cách về chất lượng so với các trường trung tâm.
- Y tế:
Trên địa bàn thành phố hiện có 02 bệnh viện đa khoa, 02 bệnh viện và 08 trung tâm chuyên khoa, 01 trung tâm y tế, 17 trạm y tế phường - xã, Bệnh viện tư nhân Anh Đức cùng các cơ sở y tế tư nhân khác đã góp phần tích cực cho cơng tác phòng ngừa và khám, điều trị bệnh cho nhân dân với mục tiêu “nâng cao chất lượng khám chữa bệnh”. Trung tâm Y tế thành phố với quy mô 50 giường bệnh, 09 phòng khám ngày càng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Coi trọng việc ứng dụng tin học trong quản lý, tiếp nhận, sàng lọc bệnh nhân góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả khám, điều trị, giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân.