Giới thiệu khái quát huyện Chi Lăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn (Trang 40 - 44)

1.3 .Ưu điểm và điều kiện áp dụng của thuế GTGT ở Việt Nam

1.3.1 .Ưu điểm của thuế GTGT

2.1. Giới thiệu khái quát huyện Chi Lăng

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Chi Lăng là huyện nằm ở phía nam tỉnh Lạng Sơn, phía đơng giáp với huyện Lộc

Bình, phía bắc giáp huyện Cao Lộc, huyện Văn Quan và thành phố Lạng Sơn, phía tây giáp một phần huyện Văn Quan, phía tây nam giáp huyện Hữu Lũng, phía nam giáp với huyện Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang. Huyện có diện tích 703 km² và dân số là 73.887 người (2009) Huyện có hai thị trấn Chi Lăng và Đồng Mỏ, huyện lỵ là thị trấn Đồng Mỏ nằm trên đường quốc lộ 1A cách thành phố Lạng Sơn 35 km về hướng tây nam và gồm 19 xã.

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội Về nguồn nhân lực: Về nguồn nhân lực:

Năm 2009, dân số trung bình của Chi Lăng là 73.887 người, chiếm 10% dân số cả tỉnh, mật độ dân số trung bình là 105 người/km², cao hơn mức trung bình của tỉnh, với nhiều dân tộc khác nhau sinh sống. Gần 84% dân số sống ở nông thôn và sản xuất nơng nghiệp, dân số thành thị chỉ có trên 16%.

Tổng số lao động trong độ tuổi của Chi Lăng năm 2009 là 35.346 người, chiếm 48% dân số đa số là lao động trẻ, khoẻ, đây là nguồn nhân lực lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Chi Lăng. Song số lao động qua đào tạo chiếm tỷ trọng rất nhỏ (5,11%) trong tổng số lao động là cản trở lớn với Chi Lăng trong việc tiếp nhận các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Do đó, vấn đề đặt ra là cần thiết phải tăng cường đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động.

Về kinh tế: Kinh tế đạt mức tăng trưởng khá, kinh tế xã hội phát triển toàn diện, hầu

hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt mức kế hoạch đề ra. Cơ cấu giữa các ngành kinh tế và cơ cấu nội ngành nơng nghiệp chuyển dịch tích cực, đúng hướng.

33

đầu tư, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Thực hiện thí điểm đưa chăn ni ra khỏi khu dân cư.

So với năm 2017, giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện ước tăng 12% (B/c HĐND Năm 2018), trong đó:

- Thu ngân sách đạt 137% dự toán bằng 120% so với cùng kỳ năm 2017.

- Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm 2,16% năm 2017 và năm 2018 cịn 1,6%, hàng nghìn lao động được giải quyết việc làm.

Về giao thơng:

Có quốc lộ 1A, quốc lộ 279, đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng, đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn chạy qua. Vận tải phát triển cả 2 loại hình đường bộ và đường sắt, khối lượng hàng hoá tăng 6,2% so với cùng kỳ.

Về văn hố - xã hội; An ninh- Quốc phịng:

Các hoạt động văn hoá- xã hội phát triển đồng bộ, sâu rộng và thiết thực trong cộng đồng dân cư.

Giải quyết đơn thư khiếu kiện có nhiều tiến bộ, tăng cường cơng tác trực tiếp đối thoại với nhân dân, tập trung giải quyết những điểm bức xúc tại cơ sở.

An ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được giữ vững, nền quốc phịng tồn dân được củng cố.

Qua những điểm nổi bật kể trên ta có thể nhận thấy nền kinh tế huyện Chi Lăng ngày càng khởi sắc, đang dần đi vào ổn định và phát triển mạnh. Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của huyện ngày càng đượcc cải thiện và được đầu tư xây dựng mới theo quy hoạch, tốc độ đơ thị hố ngày càng cao, sản xuất kinh doanh dịch vụ ngày càng phát triển, cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch theo hướng tích cực. Biểu hiện ở chỗ: tỷ trọng ngành của ngành nông nghiệp ngày càng giảm, thay vào đó là tỷ trọng của ngành cơng nghiệp - xây dựng cơ bản ngày càng tăng lên.

cao; bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới; an ninh trật tự và an toàn xã hội về cơ bản được ổn định; hiệu lực quản lý Nhà nước trên các mặt đều được đổi mới theo đúng pháp luật. [5]

2.1.3 Tình hình phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Chi Lăng

Các doanh nghiệp trong thời gian qua cũng đã có những bước chuyển biến tích cực, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Chi Lăng. Hàng năm số lượng DN đều tăng, kinh tế xã hội phát triển mạnh, cuộc sống của nhân dân cũng trở nên sơi động hơn; cũng nhờ đó mà sự phát triển của khu vực kinh tế nói chung và ở khu vực kinh tế Doanh nghiệp nói riêng phát triển rất đa dạng với nhiều ngành nghề khác nhau: Ngành sản xuất, ngành xây dựng, ngành thương nghiệp, ngành vận tải, ngành nông, lâm nghiệp... được tổ chức, hoạt động dưới nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau: Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), doanh nghiệp tư nhân, HTX, xí nghiệp, và các loại hình doanh nghiệp khác nhưng trong đó số lượng Công ty TNHH vẫn chiếm đa số.

Bảng 2.1 Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn huyện Chi Lăng

Năm Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Tổng số doanh nghiệp tại huyện Chi Lăng Tỷ trọng

2014 3.550 187 5% 2015 3.345 192 6% 2016 3.508 203 6% 2017 4.034 230 6% 2018 4.541 249 5%

(Nguồn: Niên giám thống kê)

Tính đến 31/12/2018 số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện Chi Lăng do Chi cục thuế huyện Chi Lăng quản lý chia theo loại hình như sau:

35

Bảng 2.2 Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn huyện Chi Lăng chia theo loại hình doanh nghiệp năm 2018

STT Loại hình doanh nghiệp Tổng quản lý Không kinh doanh

Đang hoạt động

1 Công ty cổ phần 13 5 8

2 Công ty TNHH 92 12 80

3 Doanh nghiệp tư nhân 116 6 110

4 HTX 28 - 28

5 Xí nghiệp 0 - 0

Tổng 249 23 226

(Nguồn: Chi cục thuế huyện Chi Lăng)

Các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu tập trung ở 19 xã và 02 thị trấn của huyện, và được phát triển lên từ các hộ kinh doanh cá thể, do đó việc áp dụng sổ sách kế tốn, hoá đơn chứng từ, nhận thức về pháp luật thuế cịn hạn chế.

Bên cạnh đó, cơng tác quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn huyện cịn gặp nhiều khó khăn, bất cập, chưa đồng bộ, theo số liệu thống kê của Chi cục thuế Huyện Chi Lăng thì số doanh nghiệp phát sinh ngày càng tăng, song nhiều doanh nghiệp khơng có năng lực kinh doanh đã có đơn xin đóng mã số thuế, bỏ kinh doanh, không thực hiện nghĩa vụ thuế Nhà nước; cịn có một số hiện tượng doanh nghiệp tồn tại danh nghĩa, trốn thuế Nhà nước; vi phạm Luật lao động về mua BHXH cho người lao động.

Mặc dù cịn nhiều khó khăn, nhưng với mục tiêu xác định phát triển doanh nghiệp là chiến lược mang lại nguồn thu chủ yếu để xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội của huyện nên Chi Lăng đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành trong tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn (Trang 40 - 44)