Quản lý đối tượng nộp thuế (ĐTNT):

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn (Trang 52 - 55)

1.3 .Ưu điểm và điều kiện áp dụng của thuế GTGT ở Việt Nam

1.3.1 .Ưu điểm của thuế GTGT

2.4. Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa

2.4.1. Quản lý đối tượng nộp thuế (ĐTNT):

Trong cơng tác hành chính thuế, cơng tác quản lý ĐTNT đóng vai trị hết sức quan trọng. Thông qua công tác này cơ quan thuế nắm được ĐTNT, các chỉ tiêu kinh tế, tài chính cơ bản của ĐTNT, từ đó có thể quản lý thu thuế một cách có hiệu quả trong công tác quản lý thu thuế GTGT và khấu trừ thuế GTGT.

Căn cứ vào Luật thuế và quy trình quản lý thu thuế thì bất kỳ một sắc thuế nào, đối với đối tượng kinh doanh nào, muốn thu được thuế thì trước hết phải xác định được ĐTNT. Đối với thuế GTGT cũng phải xác định đối tượng nào thuộc diện quản lý của thuế GTGT.

Quản lý ĐTNT là khâu đầu tiên của quá trình quản lý thu thuế, quản lý ĐTNT tốt sẽ tạo tiền đề định hướng cho quản lý doanh thu tính thuế, chi phí hợp lý, hợp lệ trong việc xác định thu nhập chịu thuế.

Trên địa bàn huyện Chi Lăng, 100% các doanh nghiệp đăng ký mã số thuế tại Cục thuế tỉnh Lạng Sơn và phân về cho chi cục thuế Chi Lăng quản lý trên địa bàn. Ngoài ra, trên địa bàn cũng có một số doanh nghiệp chịu sự quản lý trực tiếp của Cục thuế tỉnh. Chi cục thuế Chi Lăng đã có nhiều phương pháp quản lý ĐTNT khác nhau như: Quản lý theo địa bàn, quản lý theo cán bộ quản lý doanh nghiệp NQD, quản lý theo thuế môn bài, quản lý theo ngành nghề kinh doanh, quản lý theo loại hình doanh nghiệp, quản lý theo mã số thuế.

Trong giới hạn của bài viết này tôi chỉ xin đưa ra một số cách thức quản lý tiêu biểu mà chi cục thuế Chi Lăng đã và đang áp dụng:

* Quản lý ĐTNT theo thuế/phí mơn bài: Theo quy định, tất cả các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có nghĩa vụ nộp thuế môn bài theo bậc, tuỳ thuộc vào vốn đăng ký kinh doanh của đơn vị đó.

45

Bảng 2.4 Báo cáo thực thu thuế môn bài theo bậc của doanh nghiệp trên địa bàn huyện Chi Lăng

Bậc

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số đơn vị Số tiền (trđ) Số đơn vị Số tiền (trđ) Số đơn vị Số tiền (trđ) Số đơn vị Số tiền (trđ) Số đơn vị Số tiền (trđ) Bậc 1 12 36 15 45 17 51 18 54 23 69 Bậc 2 28 56 30 60 27 54 76 152 78 156 Bậc 3 37 56 44 66 45 68 136 136 148 148 Bậc 4 110 114 103 114 114 114 Tổng 187 262 192 285 203 287 230 342 249 373

(Nguồn: Chi cục thuế Huyện Chi Lăng)

Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy, việc quản lý ĐTNT theo thuế môn bài của Chi cục thuế Huyện Chi Lăng: Về số lượng doanh nghiệp năm 2014 đến năm 2018 là (187/249) doanh nghiệp, làm cho số thuế môn bài thu được cũng tăng lên 112.000.000(đ). Sự tăng lên đó là do sự tăng lên của các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng bậc thuế môn bài. Từ năm 2017 thuế môn bài được chuyển thành phí mơn bài [6], các bậc mơn bài có thay đổi lớn, từ 4 bậc mơn bài cịn 3 bậc môn bài đối với doanh nghiệp, tuy nhiên số lượng các doanh nghiệp chỉ tăng ở mức vừa phải nên số tiền môn bài thu được cũng tăng tương ứng.

* Quản lý ĐTNT theo loại hình doanh nghiệp:

Tính đến ngày 31/12/2018 đội thuế quản lý doanh nghiệp thuộc Chi cục thuế Huyện Chi Lăng quản lý tổng số 249 doanh nghiệp, trong đó đang hoạt động là 225 đơn vị, nghỉ kinh doanh với các lý do khác nhau là 24 đơn vị, trong đó doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh có cơng văn là 9 đơn vị và nghỉ khơng có cơng văn 15 đơn vị. Ta sẽ thấy rõ điều này qua bảng báo cáo dưới đây:

Bảng 2.5 Bảng báo cáo tình hình quản lý ĐTNT theo loại hình doanh nghiệp của đội QLDN STT Loại hình DN Số DN đang hoạt động Số DN tạm nghỉ kinh doanh Nghỉ có CV Nghỉ không CV 1 Công ty cổ phần 75 2 3 2 Công ty TNHH 97 7 6

3 Doanh nghiệp tư nhân 49 - 6

4 HTX 28 - -

5 Xí nghiệp 0 - -

Tổng 249 249 9 15

(Nguồn: Chi cục thuế Huyện Chi Lăng)

Trong 249 đơn vị đang hoạt động và 24 đơn vị đã nghỉ kinh doanh thì số lượng doanh nghiệp phát sinh tăng trong năm là do được cấp mã số mới và từ nơi khác chuyển về. Trong năm 2018, Cục thuế tỉnh Lạng Sơn đã cấp 59 đối tượng mà được chuyển về thuộc quản lý của Chi cục thuế Chi Lăng có 8 đối tượng là Cơng ty Cổ phần và 7 đối tượng là công ty TNHH và 4 doanh nghiệp tư nhân; đồng thời cũng đã đóng cửa 5 đơn vị. So với năm 2017 thì số lượng doanh nghiệp được cục thuế tỉnh Lạng Sơn cấp mã số thuế trong năm 2018 là cao hơn.

Chi cục thuế Huyện Chi Lăng, mà trực tiếp là đội quản lý doanh nghiệp, chỉ với 3 cán bộ và 1 đội trưởng phụ trách chung thì việc quản lý 249 doanh nghiệp, hoạt động rộng khắp trên 19 xã và 2 thị trấn đã gặp rất nhiều khó khăn.Tuy nhiên, với sự hướng dẫn, chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo Chi cục thuế Chi Lăng thì đội quản lý doanh nghiệp cũng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ trong cơng tác quản lý ĐTNT. Nhìn chung, cơng tác quản lý ĐTNT đối với các doanh nghiệp của chi cục thuế Chi Lăng là tương đối tốt. Trong năm 2018, công tác quản lý doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến, đội quản lý doanh nghiệp chỉ đạo từng cán bộ quản lý theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của từng đối tượng để nắm được quy mô sản xuất, kinh doanh của từng doanh nghiệp, rồi đề ra các biện pháp quản lý phù hợp. Đó chính là tinh thần trách

47

nhiệm của các cán bộ Chi cục thuế nói chung, mà đặc biệt là cán bộ của đội quản lý doanh nghiệp đã bám sát, theo dõi được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn, khơng để sót, chậm quản lý đối với các doanh nghiệp mới thành lập; các doanh nghiệp mới phát sinh đều được hướng dẫn, đôn đốc kê khai, nộp thuế kịp thời; đối với những đối tượng có đơn nghỉ kinh doanh cũng được tăng cường kiểm tra quản lý.

Bên cạnh những thành tựu kể trên cũng phải kể đến những tồn tại trong cơng tác quản lý ĐTNT như: Vẫn cịn có những doanh nghiệp nghỉ kinh doanh mà không thông báo cho cơ quan thuế; hoặc đã có đơn xin nghỉ nhưng trên thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, gây thất thu thuế cho NSNN. Ngun nhân thì có nhiều, nhưng chủ yếu là do ý thức, trách nhiệm của ĐTNT. Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đều đi lên từ những hộ kinh doanh cá thể cho nên hoạt động vẫn mang tính tự phát, nhận thức về cơng tác thuế còn nhiều hạn chế, đặc biệt là nghiệp vụ kế toán, các đối tượng đều không ý thức được việc báo cáo cho cơ quan thuế quản lý về tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình; mặt khác, cán bộ thuế quản lý ít với số lượng doanh nghiệp hoạt động phức tạp và khơng có ý thức thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn (Trang 52 - 55)