Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động khu vực không có quan hệ lao động (Trang 53 - 59)

6. Kết cấu luận văn

1.3. Nghiên cứu tổng quan tình hình về quản lý an toàn vệ sinh lao động

1.3.1. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới, nghiên cứu về vấn đề này khơng nhiều và khơng có nghiên cứu sâu. Họ quan niệm rằng, chỉ ở những nơi có quan hệ lao động (nơi có hợp đồng lao động) mới xảy ra xung đột lao động do nhiều yếu tố, mà trong đó yếu tố môi trường, điều kiện làm việc không hợp lý là một trong những nguyên nhân. Cịn ở những nơi NLĐ làm việc khơng có hợp đồng lao động (lao động cá thể, lao động tự do,…) thì hệ thống pháp luật đã hồn chỉnh, nếu để xảy ra TNLĐ và BNN, thì cứ chiểu theo luật pháp mà thi hành.

Pearse. W, Đại học Tây Sydney (UWS), trong cơng trình “Triển khai các hệ thống quản lý OHS trong các công ty sản xuất kim loại nhỏ và vừa”cũng nêu ra vấn đề quản lý ATVSLĐ của các hộ gia đình gia cơng kim loại ở Australia với quan điểm các hộ phải tự quản lý mình theo Luật và theo các tiêu chuẩn đã được qui định. Khi bị TNLĐ hay bệnh tật, sẽ có đồn kiểm tra của cơ quan bảo hiểm xã hội đến và khi xác định thấy không tuân thủ, sẽ không được nhận bảo hiểm. Vì thế nhiều lao động cá thể đã đăng ký tham dự những lớp huấn luyện ATVSLĐ theo qui định của pháp luật [41].

Berger Y. trong cơng trình nghiên cứu “Tại sao khơng thay đổi công tác ATVSLĐ trên sàn cửa hàng?”, cũng đã đề cập tới việc quản lý công tác ATVSLĐ cho các cửa hàng, ví dụ qui định kích thước các giá để hàng, phương thức bày hàng và việc sắp xếp các loại hàng cho đảm bảo ATVSLĐ [27].

Dawson S. và các cộng sự tại trường đại học Cambridge trong cơng trình "An tồn tại nơi làm việc: giới hạn tự điều chỉnh” lại nêu quan điểm tại những nơi làm việc cá thể hay gia đình, khơng nhất thiết bắt họ phải tn thủ

hoàn toàn các qui định pháp luật về ATVSLĐ mà họ sẽ tự điều chỉnh sao cho làm việc thoải mái và thích hợp là được, miễn sự điều chỉnh ấy không ảnh hưởng tới người khác [29].

Guastello S. Trong tạp chí Khoa học an toàn với chuyên đề "Một số đánh giá an toàn về việc sử dụng các sáng kiến an toàn của các nhóm làm việc" có nêu sáng kiến, các nhóm làm việc sẽ kiểm tra chéo công tác ATVSLĐ của nhau và chấm điểm, cuối năm nộp cho cơ quan bảo hiểm tai nạn lao động, các nhóm được điểm cao sẽ được trích thưởng từ quĩ phòng ngừa tai nạn lao động [34].

Xét về mặt tổng thể việc triển khai chính sách tới các đối tượng này là rất ít, khơng mang tính hệ thống; các quy định pháp luật ràng buộc trách nhiệm nếu để ra tai nạn theo pháp luật dân sự. Chẳng hạn, một số quốc gia đã áp dụng riêng lẻ chính sách bảo hiểm xã hội đối với người làm việc khu vực phi chính thức (phần lớn người làm việc không theo hợp đồng lao động là trong khu vực này), để giúp họ chia sẻ rủi ro; qua rà sốt các chương trình BHXH của 169 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cho thấy:

- Có 56 nước đang triển khai chương trình bảo hiểm xã hội về TNLĐ cho lao động phi chính thức (tuy nhiên, nhiều quốc gia phát triển khơng có gói bảo hiểm này); trong đó có 23 quốc gia triển khai dưới hình thức Bảo hiểm tự nguyện.

- Độ bao phủ theo luật định thấp ở nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, kể cả ở những khu vực có chế độ BHXH tự nguyện. Thực hiện BHXH tự nguyện về TNLĐ không làm tăng tỷ lệ bao phủ thực tế. Tỷ lệ giữa số người tham gia BHXH về TNLĐ thực tế thường thấp hơn nhiều tỷ lệ bao phủ theo luật định. Đặc biệt, những nước đang triển khai BHXH tự nguyện về tai nạn lao động thì độ bao phủ thực tế và độ bao phủ theo luật định còn cách xa nhau, cho thấy BHXH tự nguyện không làm tăng độ bao phủ thực tế. Indonesia và Tanzania chỉ đạt chưa đến 10% lực lượng lao động, mặc dù tỷ lệ bao phủ theo luật định lên đến hơn 70%.

Một số nguyên nhân được đưa ra để lý giải cho BHXH tự nguyện có độ bao phủ khơng cao so với kỳ vọng (dù đã chọn lọc, không phải điều chỉnh tất cả những lao động không tham gia BHXH bắt buộc) như sau: đối tượng điều chỉnh trong khu vực phi chính thức có năng lực tài chính hạn chế; thiếu hiểu biết về tầm quan trọng và ý nghĩa của bảo hiểm; do tự nguyện nên nhóm ít nguy cơ về TNLĐ thường không tham gia...

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ bao phủ theo luật định và thực tế so với lực lượng lao động ở một số nước (Theo báo cáo toàn cầu của ILO về bảo hiểm xã hội)

Nguồn: [36]

1.3.2. Các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam

Có thể nói, cho tới nay ở nước ta chưa có một cơng trình nào nghiên cứu về nội dung quản lý ATVSLĐ tại khu vực NLĐ làm việc khơng có hợp đồng lao động, ngoại trừ một số nghiên cứu đánh giá thực trạng ATVSLĐ tại nông thôn, làng nghề và đề xuất các giải pháp cải thiện, như: nghiên cứu của Tôn Thất Khải về “Cải thiện điều kiện lao động trong sản xuất nông nghiệp, sử dụng phương pháp WIND” [13]. Lê Vân Trình, Nguyễn Trinh Hương với nghiên cứu “Cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho các làng nghề cơ khí ở Nam Định” [21].

Các cơng trình nghiên cứu cịn lại, đều về sức khỏe và mơi trường và hầu hết đều đánh giá thực trạng rồi đề xuất giải pháp cải thiên, trong đó có giải pháp quản lý, có thể lấy ví dụ một vài trong số đó như:

BHXH bắt buộc BHXH tự nguyện Bao phủ thực tế % tỷ lệ b ao p hủ s o vớ i l c lượ ng la o độ ng

Đặng Ngọc Chánh, Lê Ngọc Diệp, Ngô Khần, Lê Việt Anh, Nguyễn Trần Bảo Thanh với “Đánh giá tác động của ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuấtsản phẩm thủ công mỹ nghệ từ dừa đến sức khoẻ người dân tạihuyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre” [8].

Trần Văn Thiện với đề tài "Thực trạng ô nhiễm môi trường, sức khoẻ người lao độngvà hiệu quả biện pháp can thiệptại làng nghề tái chế kim loạiVăn môn, Yên phong, Bắc ninh” [17].

Ngô Thị Thu Hiền, Ðỗ Thị Thúy Hường với nghiên cứu "Thực trạng môi trường làng nghề mộc Canh Nậu, huyện Thạch Thất, Hà Nội năm 2015” [12].

Nguyễn Thị Duyên với đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến nông sản Sen Chiểu, Phúc Thọ, Hà Nội” [11].

1.3.3. Vai trò quản lý nhà nước lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động, đề tài “Quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động đối với người làm việc không theo hợp đồng lao động ở Việt Nam”

Tổng quan về quản lý nhà nước lĩnh vực ATVSLĐ là bước đầu tiên, đóng vai trị quan trọng, việc tập hợp các nghiên cứu điển hình về quản lý nhà nước trong lĩnh vực ATVSLĐ nói chung, đối với NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động nói riêng đã cơng bố trong và ngồi nước. Đây là cơ sở xác định và đánh giá các giá trị khoa học và thực tiễn liên quan đến nội dung của luận văn này đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn, từ đó xác định những nội dung kế thừa, xác định những hạn chế hoặc thực tiễn chưa được khảo sát nghiên cứu, hoặc những vấn đề mới dự kiến sẽ phát sinh trong quản lý tại Việt Nam.

Ngoài ra, tổng quan về quản lý nhà nước lĩnh vực ATVSLĐ cũng đóng vai trị quan trọng việc tập hợp, xây dựng bức tranh tổng quan chung về nội dung, phương pháp quản lý ATVSLĐ ở trên thế giới và tại Việt Nam. Từ đó so sánh đánh giá áp dụng riêng cho khu vực “người làm việc không theo hợp đồng lao động” ở Việt Nam.

Vì vây, nghiên cứu tổng quan đặc biệt có ý nghĩa, nhất là khi nội dung “Quản lý Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động đối với người làm việc không theo hợp đồng lao động ở Việt Nam” lần đầu tiên nội dung quyết định triển khai một cách hệ thống tại Việt Nam từ năm 2016.

1.3.4. Nhận xét

Như vậy, có thể thấy chưa có một cơng trình nào ở ngồi nước cũng như trong nước nghiên cứu đầy đủ về công tác QLNN về ATVSLĐ trong khu vực NLĐ làm việc khơng có hợp đồng lao động (lao động tự do, hộ gia đình,…).

Ở các nước phát triển với hệ thống luật ATVSLĐ và các tiêu chuẩn là đồng bộ và hoàn chỉnh, nên những người lao động tự do hay cá thể chỉ việc áp dụng theo và nếu để xảy ra tai nạn do khơng chấp hành đúng thì sẽ bị cắt bảo hiểm tai nạn, nên họ chấp hành khá nghiêm chỉnh. Vì thế các cơng trình nghiên cứu chỉ nêu việc xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn ATVSLĐ của các cá thể này.

Ở các nước đang phát triển, mặc dù lao động tự do khá nhiều (thậm chí chiếm đa số) nhưng hệ thống pháp luật nhất là các tiêu chuẩn, qui phạm vừa khơng đầy đủ lại vừa khơng có chế tài bắt buộc áp dụng, nên việc tuân thủ của người lao động và việc quản lý là rất khó khăn. Trong khi đó, do khơng được quan tâm nên khơng có một cơng trình nghiên cứu về vấn đề này.

Tiểu kết chương 1

Như vậy có thể thấy các cơng trình nghiên cứu đã có trên thế giới đều tập trung vào quản lý nhà nước về ATVSLĐ khu vực NLĐ làm việc có quan hệ lao động và đánh giá việc áp dụng hệ thống quản lý đã có cùng với việc đưa ra các giải pháp để hoàn thiện hơn các biện pháp quản lý trong khu vực này. Còn trong khu vực NLĐ làm việc khơng có HĐLĐ thì các cơng trình nghiên cứu chỉ tập trung vào việc xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn ATVSLĐ của các cá thể này mà không chú trọng vào các phương thức và biện pháp quản lý.

Ở Việt Nam cũng như vậy, các nghiên cứu đã nêu cũng chỉ tập trung vào quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong một khu vực sản xuất có quan hệ lao động và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hơn các biện pháp quản lý trong khu vực này. Còn ở khu vực NLĐ làm việc khơng có hợp đồng lao động, lao động nơng nghiệp thì chỉ có các nghiên cứu rải rác về cơng tác ATVSLĐ ở làng nghề và một phần lớn là nghiên cứu về công tác bảo vệ môi trường mà thôi.

Chương 2

THỰC TRẠNG CƠNG TÁC AN TỒN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC KHƠNG CĨ QUAN HỆ LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động khu vực không có quan hệ lao động (Trang 53 - 59)