3.4. Nhận xét, đánh giá chung
3.4.1. Kết quả đạt được
Sau kết quả điều tra khảo sát và áp dụng giải pháp cải thiện ĐKLV theo phương pháp WISE cho khu vực khơng có HĐLĐ, học viên rút ra những kết quả sau:
- Bước đầu thực hiện Luật ATVSLĐ đã có tác động thúc đẩy cơng tác ATVSLĐ trên phạm vi cả nước, ở các lĩnh vực ngày càng đi vào nề nếp hơn, kinh tế - xã hội phát triển bền vững. Được sự quan tâm, tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành, các địa phương và doanh nghiệp, cơng tác ATVSLĐ tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, quy định Luật ATVSLĐ dần đi vào cuộc sống, góp phần phịng ngừa, giảm thiểu và từng bước kiểm sốt tình hình TNLĐ và BNN. Một số chính sách, nội dung mới tại Luật ATVSLĐ đã tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước về ATVSLĐ trong công tác huấn luyện, công tác quản lý hoạt động kiểm định, chất lượng sản phẩm, hàng hoá và đối với các lĩnh vực chuyên ngành, lĩnh vực làng nghề, khu vực khơng có HĐLĐ.
- Văn bản chỉ đạo, điều hành được ban hành đầy đủ, kịp thời đã góp phần tăng cường cơng tác chỉ đạo và hướng dẫn và bảo đảm thực thi chế độ, chính sách về ATVSLĐ cho NLĐ phù hợp với tình hình mới, đặc biệt là hệ
thống các văn bản về quy chuẩn kỹ thuật ATLĐ, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa, bồi thường, trợ cấp TNLĐ, BNN...
- Công tác tuyên truyền về ATVSLĐ được triển khai sâu rộng với nhiều hình thức linh hoạt. Bước đầu triển khai công tác quản lý ATVSLĐ đến cấp huyện, xã. Triển khai nhiều hoạt động thí điểm, hỗ trợ, mơ hình quản lý ATVSLĐ, hướng dẫn, tư vấn đến khu vực phi chính thức.
- UBND các tỉnh, thành phố đã ban hành các Chương trình ATVSLĐ giai đoạn 2016 - 2020. Đã hỗ trợ doanh nghiệp đưa hệ thống quản lý ATVSLĐ vào hoạt động trong doanh nghiệp; hỗ trợ, tập huấn công tác ATVSLĐ cho người làm cơng tác ATVSLĐ, cơng đồn, ATVSV trong doanh nghiệp; tập huấn cho cán bộ quản lý nhà nước về lao động cấp huyện, thị và xã, phường, thị trấn.
- Các doanh nghiệp đã quan tâm và đầu tư nhiều hơn đến các giải pháp phòng ngừa TNLĐ, BNN, áp dụng Tiêu chuẩn, Quy chuẩn, giải pháp kiểm sốt yếu tố nguy hiểm, có hại về ATVSLĐ.
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ được tăng cường. Tình hình TNLĐ, BNN trong các doanh nghiệp có xu hướng giảm nhẹ. Cơng tác phối hợp của các Bộ, ngành đã được triển khai hiệu quả.
3.4.2. Những tồn tại, hạn chế
Mặc dù vậy, do thời gian và kinh phí có hạn, cũng như do những khó khăn khách quan (chính quyền địa phương và người dân không thể thay đổi nhận thức trong thời gian ngắn về ATVSLĐ,...) công tác ATVSLĐ trong khu vực khơng có HĐLĐ vẫn cịn nhiều điểm hạn chế, vẫn cịn phải tiếp tục trong thời gian tới:
- Nhiều cơ sở chưa thực sự quan tâm, thiếu nguồn lực và nhân lực, nghiệp vụ thực hiện cơng tác ATVVSLĐ. Việc thực hiện các giải pháp phịng ngừa vẫn bị động, chưa được chú trọng đúng mức. Các biện pháp bảo đảm ATLĐ mới chưa nhiều. Các giải pháp kỹ thuật chưa phải là giải pháp cơ bản trong việc bảo đảm ATVSLĐ. Các giải pháp khắc phục sự cố tại doanh
nghiệp chưa được thực hiện thường xuyên. Lực lượng ứng cứu sự cố khẩn cấp, phòng cháy chữa cháy còn thiếu, chưa tập luyện thường xuyên, phương thức hoạt động theo phòng trào, thiếu trang thiết bị nên thiếu hiệu quả.
- Việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật ATVSLĐ chuyên ngành vẫn chưa đầy đủ, kịp thời, chưa đúng quy trình thủ tục; một số chính sách cịn chưa có quy định chi tiết, kịp thời hướng dẫn. Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn về ATVSLĐ cịn thiếu và chậm được rà sốt sửa đổi.
- Việc quản lý khu vực khơng có HĐLĐ cịn nhiều hạn chế về huấn luyện ATVSLĐ, quản lý máy có yêu cầu nghiêm ngặt, kiểm soát TNLĐ. Việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn của địa phương tới khu vực khơng có HĐLĐ cịn hạn chế. Việc triển khai thực hiện trách nhiệm của cấp huyện, xã cịn nhiều lúng túng. Mơi trường lao động tại khu vực các làng nghề đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
- Công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Vẫn tồn tại sự chồng lấn, giao thoa trong quản lý đặc biệt là về thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ. Hằng năm số doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn về ATVSLĐ còn thấp, đặc biệt ở cấp huyện và cấp xã, hầu như khơng có cán bộ được đào tạo và phụ trách lĩnh vực này. Do đó, hiệu quả quản lý nhà nước về ATVSLĐ cấp huyện, cấp xã thấp.
- TNLĐ, BNN trong các lĩnh vực lao động có nguy cơ cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa còn xảy ra nhiều. Công tác thông kê, báo cáo TNLĐ, BNN còn hạn chế, số doanh nghiệp tuân thủ quy định báo cáo TNLĐ rất thấp (khoảng 5-7% tổng số doanh nghiệp).
- Hiện tượng kiểm định kỹ thuật ATLĐ thực hiện chưa đúng Quy trình cịn xảy ra. Chất lượng huấn luyện ATVSLĐ ở một số doanh nghiệp còn thấp. Hiện tượng cấp giấy chứng nhận, thẻ ATLĐ chưa đúng quy định đã xuất hiện. Việc quan trắc MTLĐ chưa tuân thủ nguyên tắc đo lường và kiểm sốt yếu tố có hại gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động khi thực hiện chế độ về BNN như khám, chuẩn đoán, giám định và điều trị BNN.
- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp huấn luyện ATVSLĐ từ quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN đến nay mới triển khai được cho một số doanh nghiệp. Các địa phương đang tích cực triển khai hỗ trợ hoạt động của năm 2018 và 2019 sau khi có định mức kinh tế - kỹ thuật huấn luyện được ban hành.
3.4.3. Nguyên nhân
- Nhận thức của NSDLĐ và NLĐ về ATVSLĐ trong một bộ phận doanh nghiệp, làng nghề, khu vực khơng có HĐLĐ cịn hạn chế. Đội ngũ làm ATVSLĐ trong nhiều doanh nghiệp còn thiếu; doanh nghiệp cịn thiếu nguồn lực đầu tư cho cơng tác ATVSLĐ. Lao động qua đào tạo đạt tỷ lệ thấp, công việc theo mùa vụ, thiếu các chế độ bảo hiểm xã hội cơ bản, dẫn đến ý thức chấp hành kém, tùy tiện, thiếu kỷ luật lao động.
- Phân định trách nhiệm trong quản lý nhà nước về ATVSLĐ còn nội dung chưa rõ ràng. Sự bất cập giữa chức năng, nhiệm vụ với biên chế và trình độ cán bộ các cấp chưa được giải quyết kịp thời. Thiếu hụt đội ngũ cán bộ quản lý ATVSLĐ đảm bảo tiêu chuẩn. Chế tài xử lý vi phạm cịn thấp. Lực lượng cơng chức quản lý ATVSLĐ, thanh tra chuyên ngành ATVSLĐ, thanh tra lao động có chun mơn phù hợp với ATVSLĐ còn rất thiếu (lực lượng thanh tra có chun mơn kỹ thuật và cơng chức quản lý ATVSLĐ rất mỏng, chỉ có khoảng 100 người có chun mơn kĩ thuật về ATVSLĐ và 01 bác sĩ trong lực lượng thanh tra này. Tính trung bình mỗi Thanh tra viên lao động kiểm sốt khoảng gần 2.500 doanh nghiệp, bên cạnh đó mỗi năm trung bình chỉ có 0,22% doanh nghiệp đang hoạt động được thanh tra pháp luật lao động).
- Các địa phương chưa bố trí nguồn lực hỗ trợ công tác huấn luyện trong khu vực NLĐ làm việc khơng có HĐLĐ, chưa có biện pháp kiểm sốt, chế tài xử lý vi phạm trong khu vực này. Các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa khó tiếp cận các chính sách, pháp luật.
- Chi phí của doanh nghiệp đầu tư cho công tác ATVSLĐ chưa được quan tâm đúng mức, hầu hết thiếu nguồn lực cho các hoạt động ứng phó sự cố, khắc phục thiệt hại về ATVSLĐ. Các hoạt động kiểm tra, bảo dưỡng trang
thiết bị thiếu thường xuyên. Công tác huấn luyện, đào tạo cho đội ngũ làm công tác khắc phục sự cố, rủi ro chất lượng còn thấp. Người làm ATVSLĐ thay đổi nhiều, thiếu chuyên nghiệp.
- Công tác nghiên cứu khoa học về AT-VSLĐ, cải thiện ĐKLĐ chưa được đẩy mạnh và thiếu tính ứng dụng thực tiễn. Công tác tư vấn, hỗ trợ của nhà nước, của các nhà khoa học về ATVSLĐ cho doanh nghiệp khi chọn lựa cơng nghệ, thiết bị, quy trình sản xuất để bảo đảm ATVSLĐ còn hạn chế.
- Tình trạng khơng chấp hành hoặc chấp hành khơng đầy đủ pháp luật ATVSLĐ trong các cơ sở sản xuất còn nhiều nhưng chưa được phát hiện và xử lý kịp thời, từ đó cũng ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý nhà nước. Việc xử lý vi phạm cũng chưa nghiêm, từ năm 2016 đến nay có gần 20 vụ TNLĐ chết người đề nghị Cơ quan cơng an điều tra, nhưng vẫn chưa có vụ nào xử lý hình sự. Vi phạm pháp luật về ATVSLĐ trong khai thác khống sản, thi cơng xây dựng xảy ra nghiêm trọng, xử lý vi phạm ATVSLĐ chưa nghiêm.
Tiểu kết chương 3
Việc áp dụng phương pháp WISE trong các cơ sở sản xuất/ hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là mang tính khả thi có hiệu quả nhằm thực hiện các giải pháp cải thiện ĐKLV, nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu sự cố, tai nạn đáng tiệc xảy ra đồng thời tạo điều kiện, mơi trường làm việc an tồn, mang lại hiệu quả năng xuất cao.
Để làm tốt công tác ATVSLĐ trong các cơ sở sản xuất/ hộ gia đình đặc biệt là thay đổi nhận thức của NSDLĐ, NLĐ thì việc trưng dụng các tư vấn viên là cán bộ xã, tư vấn viên, các hộ gia đình/cơ sở SXKD, NLĐ đã mang lại hiệu quả tích cực, cụ thể: các cơ sở có nhận diện được những mối nguy hiểm, yếu tố rủi ro, nguy hiểm tiềm ẩn tại xưởng, CSSX hay không; biết nhận diện, đánh giá các mối nguy hiểm về hệ thống điện; đánh giá điều kiện làm việc, lán, xưởng (sắp xếp nguyên vật liệu, lối đi lại), các phương tiện phòng cháy, chữa cháy, lối thoát hiểm; nhận diện các máy có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ cần phải kiểm định kỹ thuật an toàn và đăng ký sử dụng; sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc; được tuyên truyền tập huấn về ATVSLĐ; tham gia bảo hiểm tự nguyện (BHXH, BHYT, BHTM); biệt tổng hợp, thông tin, báo cáo TNLĐ.
Nếu như trong nhiều năm qua, chính quyền địa phương hầu như khơng có hoạt động cụ thể nhằm đánh giá và đưa ra giải pháp hạn chế các rủi ro, sự cố, TNLĐ cũng như thống kê, tổng hợp báo cáo TNLĐ, thì sau khi được triển khai tư vấn, tập huấn, tuyên truyền bằng nhiều hình thức như phát tờ dơi, phát trên loa truyền thanh cụm xã, phổ biến lồng ghép trong các buổi sinh hoạt tổ dân phố, khu dân cư, sinh hoạt hội phụ nữ, cựu chiến binh, đồn thanh niên, tổ dân phịng,… thì các hộ gia đình/cơ sở SXKD, người lao động đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý ATVSLĐ, biết triển khai thực hiện tốt hơn, chia sẻ những thơng tin hữu ích về ATVSLĐ.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Luận văn đã tổng quan được các kinh nghiệm và nghiên cứu trong, ngồi nước về cơng tác quản lý ATVSLĐ khu vực NLĐ làm việc khơng có HĐLĐ một cách có hệ thống, chỉ rõ những kết quả đã đạt được và những hạn chế/giới hạn của các cơng trình đã công bố trong lĩnh vực quản lý nhà nước về ATVSLĐ.
Đã đánh giá được thực trạng công tác ATVSLĐ trong khu vực khơng có HĐLĐ tại một số địa phương, một số làng nghề cho thấy nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đảm bảo ATVSLĐ cho người lao động, song thực tế để tiết kiệm chi phí, thu nhiều lợi nhuận thì hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh/ hộ kinh doanh cá thể đã không thực hiện công tác ATVSLĐ, như: sử dụng máy, thiết bị khơng đảm bảo an tồn, khơng được kiểm định kỹ thuật an tồn (đối với những thiết bị có u cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động); hệ thống điện đặc biệt các cầu dao, attomat, ổ cắm có nguy cơ tiềm ẩn điện giật; nhà xưởng chật hẹp, thiếu ánh sáng, sắp xếp nguyên vật liệu, đồ dùng chưa khoa học; NLĐ hầu hết là lao động phổ thơng chưa qua đào tạo nghề, trong q trình làm việc không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, không tham gia bảo hiểm TNLĐ, NSDLĐ và NLĐ thiếu kiến thức về ATVSLĐ, chưa được tập huấn, phổ biến thường xuyên hoặc tự bảo vệ mình khi làm việc, thống kê, báo cáo TNLĐ theo quy định chưa được thực hiện nghiêm túc.
Sau khi triển khai thực hiện đã có sự thay đổi rõ rêt, đối với cấp chính quyền đưa vào chương trình, kế hoạch hoạt động của địa phương về tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, người lao động trong công tác ATVSLĐ, đầu tư nguồn lực, quan tâm hơn trong công tác ATVSLĐ; đối với cơ sở sản xuất kinh doanh/ hộ kinh doanh các thể đã nhận thức rõ vai trò, quyền, trách nhiệm trong công tác ATVSLĐ, đưa ra các biện pháp, phương án hành động cải thiện ĐKLĐ theo phương pháp WISE, cấp phát PTBVCN cho
NLĐ, kiểm tra công tác ATVSLĐ trước, trong và sau ca, ngày làm việc của NLĐ, biết phân loại, tổng hợp, báo cáo TNLĐ; NLĐ thấy được quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong cơng tác ATVSLĐ, biết tự bảo vệ bản thân, tự nhận diện mối nguy hiểm, nguy cơ rủi ro trong quá trình làm việc.
Đã áp dung thử nghiệm phương pháp WISE cho 6 xã thuộc 2 tỉnh Bắc Ninh và Phú Yên theo chương trình Bộ phê duyệt cho kết quả khả quan. Cơng tác tổ chức quản lý ATVSLĐ của cán bộ xã, tư vấn viên, các hộ gia đình/cơ sở SXKD, người lao động đã có những thay đổi tích cực. Nếu như trong nhiều năm qua, chính quyền địa phương hầu như khơng có hoạt động cụ thể nhằm đánh giá và đưa ra giải pháp hạn chế các rủi ro, sự cố, TNLĐ cũng như thống kê, tổng hợp báo cáo TNLĐ, thì sau khi được triển khai tư vấn, tập huấn, tuyên truyền bằng nhiều hình thức như phát tờ dơi, phát trên loa truyền thanh cụm xã, phổ biến lồng ghép trong các buổi sinh hoạt tổ dân phố, khu dân cư, sinh hoạt hội phụ nữ, cựu chiến binh, đồn thanh niên, tổ dân phịng,… thì các hộ gia đình/cơ sở SXKD, người lao động đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý ATVSLĐ, biết triển khai thực hiện tốt hơn, chia sẻ những thơng tin hữu ích về ATVSLĐ.
2. Khuyến nghị
2.1. Về Luật pháp, chế độ, chính sách
Sớm tham mưu ban hành Nghị định quy định về chính sách bảo hiểm, TNLĐ đối với NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động, quy định chế tài xử phạt lĩnh vực AT-VSLĐ đối với CSSX kinh doanh/hộ kinh doanh cá thể.
2.2. Về tuyên truyền, tập huấn, huấn luyện An toàn vệ sinh lao động
Tăng cường nâng cao nhận thức về AT-VSLĐ, tuyên truyền, tập huấn, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATVSLĐ bằng nhiều hình thức (trên đài phát thanh, họp tổ dân phố, sinh hoạt chuyên để các tổ chức đoàn thể, phát tờ rơi, tranh áp phích,...) đến các tổ chức, hộ gia đình, NLĐ làm việc khơng theo hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 6 và Điều 13, 14 Luật AT-VSLĐ;
2.3. Đối với Uỷ ban nhân dân các cấp
Tiếp tục bố trí, bổ sung nguồn lực; tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATVSLĐ trên địa bàn phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương theo quy định tại Điều 86 Luật ATVSLĐ.
2.4. Đối với Mặt trận Tô quốc và các đồn thể cơng tác xã hội địa phương
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cần phát huy và làm tốt hơn quyền và trách nhiệm của mình trong công tác ATVSLĐ quy định tại Điều 8, 9, 10, 11 Luật ATVSLĐ.
2.5. Đối vơi cơ quan quản lý nhà nước, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố
- Tiếp tục tổ chức phổ biến, tuyền truyền, giáo dục pháp luật ATVSLĐ bằng nhiều hình thức; báo cáo về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật