Các nội dung của phương pháp WISE

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động khu vực không có quan hệ lao động (Trang 98 - 107)

6. Kết cấu luận văn

3.2.3.Các nội dung của phương pháp WISE

3.2. Cải thiện điều kiện lao động theo phương pháp WISE

3.2.3.Các nội dung của phương pháp WISE

Bao gồm 6 nội dung:

(1) Cải tiến sắp xếp, vận chuyển vật liệu

* Loại đi những vật liệu không cần thiết: xem xét những dụng cụ, đồ dung, sản phẩm có tái sử dụng được khơng? có thực sự cần thiết khơng? Nếu khơng thì thải bỏ, sắp xếp lại khu vực sản xuất.

Hình 3.1. Loại đi những vật liệu, đồ dùng không cần thiết, để chỗ làm việc gọn gàng, ĐKLV tốt hơn

Nguồn: Tác giả

* Kẻ vạch phân định khu vực để vật liệu, sản phẩm tạo đường đi, lối lại vận chuyển thơng thống, loại bỏ nguy hiểm do tai nạn và hoả hoạn gây ra:

Hình 3.2. Kẻ vạch rõ, tạo ra đường vận chuyển thơng thống

Nguồn: Tác giả

Hại chế để vật liệu trên sàn nhà: sàn phân xưởng để bừa bộn thì nguyên liệu, dụng cụ lại càng dễ mất, NLĐ mất thời gian để đi tìm chúng; vì thế, chúng ta cần sắp xếp vật liệu, sản phẩm gọn gang, thuận tiện cho lao động sản xuất.

Hình 3.3. Tránh để vật liệu trên sàn nhà

Nguồn: Tác giả

Cải thiện ĐKLV bằng cách, sử dụng giá khung nhiều tầng, để sắp xếp nguyên vật liệu:

+ Tiết kiệm được diện tích trên sàn nhà;

+ Dễ dàng, thuận tiện lấy được dụng cụ làm việc và các thứ khác; + Tăng cường việc quản lý hàng tồn kho.

Hình 3.4. Sử dụng giá nhiều tầng để tiết kiệm diện tích

Nguồn: Tác giả

- Sắp xết, quy định cho từng loại dụng cụ và vật dụng (hình 3.5) Giúp quản lý dụng cụ, vật dụng tốt hơn và tìm các dụng cụ cần thiết nhanh hơn.

Hình 3.5. Sắp xết đồ dụng, từng loại dụng cụ rõ rang, thuận tiện

Nguồn: Tác giả

* Rút ngắn thời gian di chuyển:

- Sắp xếp theo phương pháp vật thường dùng càng phải để gần:

+ Tất cả các dụng cụ thường xuyên được sử dụng đều nằm trong tầm với dễ dàng của NLĐ;

+ Sắp đặt các dụng cụ, thiết bị hỗ trợ làm việc theo thứ tự tần số sử dụng: những dụng cụ nào liên tục sử dụng thì đặt trên bàn làm việc hoặc treo để không tốn thời gian di chuyển mỗi khi sử dụng. Ngược lại các dụng cụ, ngun vật liệu ít được dùng hơn có thể đặt trên các giá khung bên cạnh nơi làm việc. Các dụng cụ chỉ cần dùng một hoặc hai lần mỗi ngày có thể để ở nơi cất giữ (kho).

Hình 3.6. Cải thiện bố trí điều kiện làm việc giúp người lao động thuận tiện trong làm việc

- Sử dụng các tủ đựng di động:

+ Thiết kế các giá đỡ hoặc tủ di động để đựng vật liệu, di chuyển nhiều thứ cùng một lúc;

+ Các giá đựng, tủ đựng vật liệu, dụng cụ nên thiết kế các bánh xe thuận tiện trong lúc di chuyển, cải thiện tốt ĐKLĐ cho NLĐ trong quá trình làm việc.

Hình 3.7. Sử dụng giá, kho chứa di động

Nguồn: Tác giả

- Giảm thiểu sức lao động bằng cách sử dụng các xe đẩy, xe kéo tay hoặc gắn bánh xe vào thùng chứa dụng cụ để di chuyển hàng, vật liệu, sản phẩm.

Hình 3.8. Sử dụng xe đẩy để di chuyển vật liệu, sản phẩm dễ dàng

* Hạn chế và tăng hiệu quả cho thao tác di chuyển nâng

- Không nâng vật nặng quá mức cần thiết: thao tác nâng vác không đúng thường dễ gây ra tai nạn, hư hỏng máy móc, ảnh hưởng sức khỏe NLĐ... Vì thế tốt hơn hết là cải thiện ĐKLV, loại bỏ các thao tác nâng khi có thể, như: vận chuyển sếp từ dưới thấp lên cao và ngược lại để tránh phải nâng những vật nặng, tư thế lao động gị bó; sử dụng các thanh đường ray hay các phương tiện giao thơng đặt ở vị trí thấp hơn để cho hàng hố khơng phải nâng lên khi bốc dỡ hàng khỏi phương tiện

Hình 3.9. Khơng nâng vật nặng q sức của mình

Nguồn: Tác giả

- Bố trí điều kiện làm việc, thao tác nâng có hiệu quả và an tồn:

Hình 3.10. Sử dụng bục cao để thực hiện thao tác nâng có hiệu quả

+ Khi treo vật nặng cần lưu ý mối nguy hiểm (đặc biệt trong phân xưởng nhỏ và đơng), vì thế ln giữ độ cao của vật nặng cần di chuyển so với mặt đất càng thấp càng tốt;

+ Sử dụng bục kê, giá đứng để bốc dỡ các vật nặng. (2) An toàn thiết bị, máy

Không ai muốn TNLĐ xảy ra, vậy mà việc đảm bảo an toàn trong sử dụng máy móc, thiết bị từ NSDLĐ và ngay cả NLĐ lại thường khơng được chú trọng vì được xem là tốn kém, không hiệu quả. Tuy nhiên, một khi TNLĐ xảy ra, khơng những NLĐ và gia đình của họ phải gánh chịu những tổn thất nặng nề về tính mạng, tài sản và tinh thần khơng gì bù đắp được, mà chính NSDLĐ cũng chịu những thiệt hại lớn về kinh tế, uy tín doanh nghiệp... Việc tạo ra điều kiện an toàn, sử dụng máy, thiết bị an toàn là hạn chế TNLĐ sự cố xảy ra.

Những nguy hiểm do sử dụng máy, thiết bị trong lao động, sản xuất thường tồn tại ở nhiều vị trí khác nhau khi làm việc: tại vị trí thao tác đóng ngắt điện, tiếp ngun liệu, các chi tiết chuyển động...

Các giải pháp đảm bảo an toàn máy, thiết bị gồm: + Lựa chọn mua máy, thiết bị đảm bảo an toàn.

+ Cẩn lắp đặt các bộ phận bao che, che chắn các bộ phận truyền động: trục quay, bánh xe, trục cuốn, ròng rọc, các bộ phận: cắt, đột dập, xén, uốn cong phải được bao che đầy đủ;

Hình 3.11. Các bộ phận truyền động được bao che đầy đủ

(3) Kiểm soát và quản lý phân loại hoá chất độc hại

Hoá chất độc hại phải để riêng có tên nhãn, bảo đảm độc hại không xâm nhập cơ thể con người, bảo đảm vệ sinh môi trường.

Hình 3.12. Hố chất độc hại phải để riêng có tên nhãn

Nguồn: Tác giả

(4) Chiếu sáng tại nơi làm việc

Đủ độ sáng để làm việc chính xác khơng bị ảnh hưởng mắt, sử dụng ánh sánh tự nhiên, tiết kiệm.

Hình 3.13. Chiếu sáng hợp lý tại nơi làm việc

(5) Công tác phúc lợi quan tâm quyền lợi NLĐ và tổ chức lao động Có nhà ăn, nhà tắm, nhà nghỉ chờ ca, nước uống vệ sinh, trang bị cứu thương và huấn luyện NLĐ biết phương pháp sơ cấp cứu sơ cấp cứu.

Hình 3.14. Bố trí nơi nghỉ ngơi uống nước và nhà vệ sinh

Nguồn: Tác giả

(6) Tổ chức bố trí cơng việc hợp lý khoa học

Phân công CV đúng ngành nghề, phù hợp sức khoẻ. Phân định rõ trách nhiệm từng cá nhân, từng nhóm đội. Loại bỏ mâu thuẩn tâm lý và bè phái, đoàn kết cởi mở hoà hợp cùng động nghiệp

Hình 3.15. Tổ chức bố trí cơng việc, chỗ làm việc hợp lý, khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động khu vực không có quan hệ lao động (Trang 98 - 107)