Những bất cập trong công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động khu vực không có quan hệ lao động (Trang 89 - 94)

6. Kết cấu luận văn

2.5. Những bất cập trong công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao

2.5.1. Việc ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động luật về an toàn vệ sinh lao động

Một là, chính sách của Nhà nước hiện nay chưa thu hút và huy động hiệu quả các nguồn lực xã hội đầu tư cho công tác ATVSLĐ, phát triển các dịch vụ trong lĩnh vực này.

Hai là, nội dung ATVSLĐ quy định trong Bộ luật Lao động, Luật ATVSLĐ đồng thời cũng được quy định phân tán tại nhiều văn bản pháp luật khác như Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Khống sản, Luật Hóa chất, Luật Xây dựng, Luật Hàng không, Luật Hàng hải, Luật Dầu khí, Luật Năng lượng nguyên tử,..

Ba là, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật ATVSLĐ chưa được kịp thời rà soát để sửa đổi, bổ sungnhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, phù hợp với quy trình, cơng nghệ và vật liệu mới.

2.5.2. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về an toàn vệ sinh lao động sinh lao động

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp có vai trị rất quan trọng, là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, góp phần nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động, đảm bảo mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định trong các doanh nghiệp. Chính vì vậy, cần tăng cường phổ biến pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật đối với NLĐ đã được các cấp ngành quan tâm thực hiện.

Tuy nhiên, có một nguyên nhân rất đáng quan tâm là, dù hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ đã khá đầy đủ, từ Luật ATVSLĐ đến các văn bản hướng dẫn từ cấp Chính phủ đến các Bộ, ngành liên quan, tuy nhiên, công tác tuyên truyền, phổ biến, nhất là tại các địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh còn rất hạn chế.

Qua giám sát thực tế tại một số địa phương, đơn vị, cho thấy công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật về ATVSLĐ chưa được quan tâm, sâu rộng và thường xuyên. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến những vi phạm, thậm chí vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật trong lĩnh vực ATVSLĐ.

2.5.3. Báo cáo, thống kê, cung cấp thông tin về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bệnh nghề nghiệp

Luật ATVSLĐ qui định, hằng năm, NSDLĐ phải thực hiện thống kê, báo cáo về ATVSLĐ tại nơi làm việc như sau:

- Báo cáo về công tác ATVSLĐ, TNLĐ, BNN sự cố kỹ thuật gây mất ATVSLĐ nghiêm trọng theo quy định.

Từ khi Luật có hiệu lực, cơng tác thống kê, báo cáo về ATVSLĐ đã đước các doanh nghiệp và địa phương thực hiện tốt.

Tuy nhiên, trong q trình thực thi pháp luật về ATVSLĐ khơng phải doanh nghiệp nào cũng hiểu đúng, hiểu đủ và nghiêm túc thực hiện. Việc chấp hành chế độ báo cáo, thống kê TNLĐ của các doanh nhiệp vừa và nhỏ cũng như khu vực NLĐ làm việc khơng có HĐLĐ chỉ chiếm từ 5 - 7%. Đặc biệt, doanh nghiệp dịch vụ, cơ quan hành chính hầu như khơng báo cáo về TNLĐ, BNN.

Bên cạnh đó, cịn tình trạng khi xảy ra TNLĐ, người sử dụng lao động che giấu, không khai báo mà thỏa thuận bồi thường với người lao động hoặc thân nhân người lao động bị tử vong.

2.5.4. Công tác thanh tra, kiểm tra an tồn vệ sinh lao động

Cơng tác thanh tra, kiểm tra chế tài xử lý chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe đối với các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp khơng hợp tác, khơng thiện chí khắc phục tồn tại, thiếu sót mà đồn kiểm tra đưa ra, nếu có làm chỉ mang tính đối phó hoặc khơng chấp hành các quyết định xử phạt của các cơ quan QLNN khi vi phạm nghiêm trọng về ATVSLĐ hoặc tái phạm về ATVSLĐ.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là nhận thức của một số NSDLĐ và NLĐ về công tác ATVSLĐ chưa đầy đủ, chưa thấy hết nguy cơ đe doạ đến tính mạng và sức khoẻ của người lao động, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, dẫn đến chủ quan lơ là.

Tiểu kết chương 2

Kết quả khảo sát về ATVSLĐ tại 5 làng nghề của 2 tỉnh Hưng Yên và Phú Thọ và kết quả thanh tra tại 80 hộ gia đình của 06 làng nghề trên địa bàn các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nội, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Nam Định, Bắc Ninh, qua khảo sát, thanh tra đã chỉ ra và hướng dẫn khắc phục 371 kiến nghị.

Nhìn chung các hộ gia đình, chủ cơ sở, NLĐ chưa có sự hiểu biết về ý nghĩa và tầm quan trọng của cơng tác ATVSLĐ trong q trình làm việc, sản xuất. Qua thanh tra, kiểm tra tại 80 hộ gia đình ghi nhận: chủ các hộ gia đình, NLĐ chưa được tập huấn hoặc tuyên truyền, phổ biến về ATVSLĐ do chính quyền xã phối hợp với các cơ quan tổ chức (một số ít có tham gia nhưng cũng không hiểu ý nghĩa của công tác này); không tự đánh giá, nhận diện được các nguy cơ gây mất ATLĐ, không được cảnh báo về các mối nguy tiềm ẩn trong công việc hàng ngày; các hộ gia đình đều sử dụng nhiều máy, thiết bị cũ, thiếu đồng bộ, thiếu che chắn các bộ phận truyền động, chuyển động, máy, thiết bị tự chế; sử dụng mày thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ chưa được kiểm định, khơng có lý lịch; hệ thống điện, cầu dao nhiều cơ sở không đảm bảo, tiềm ẩn nguy cơ điện giật khi NLĐ làm việc trong điều kiện thường xuyên tiếp xúc với nước, ẩm ướt, NLĐ hầu hết là không sử dụng giày, dép (đi chân trần) khi làm việc; người lao động tự trang bị bảo hộ lao động hoặc không sử dụng trang bị bảo hộ; không tham gia bảo hiểm TNLĐ, bảo hiểm tự nguyện; không trang bị các tủ thuộc tại các xưởng; khơng niêm yết nội quy, quy trình làm việc an tồn tại nơi làm việc; khơng có biển cảnh báo khu vực nguy hiểm; khơng có bình chữa cháy; hệ thống nước thải, bụi chưa có biện pháp xử lý, vẫn thải thẳng ra môi trường xung quanh.

Luật ATVSLĐ và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực thì việc thống kê báo cáo TNLĐ đối với NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động chưa được triển khai toàn diện theo quy định của pháp luật. Việc lập biên bản ghi

nhận TNLĐ đối với người làm việc không theo HĐLĐ của UBND cấp xã được triển khai cịn rất hạn chế.

Cơng tác điều tra, lập biên bản TNLĐ đối với khu vực NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động của UBND cấp xã được triển khai còn rất hạn chế, chưa được triển khai toàn diện theo quy định của pháp luật.

Chương 3

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM QUẢN LÝ CƠNG TÁC AN TỒN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI KHU VỰC KHƠNG CĨ

QUAN HỆ LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động khu vực không có quan hệ lao động (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)