7. Kết cấu của luận văn
1.2. Nội dung sử dụng lao động trong doanh nghiệp
1.2.7. Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất
1.2.7.1. Kỷ luật lao động
Kỷ luật lao động là những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân của người lao động mà tổ chức xây dựng nên dựa trên cơ sở pháp lý hiện hành và các chuẩn mực đạo đức xã hội. Mục tiêu của kỷ luật là nhằm làm cho người lao động làm việc dựa trên tinh thần hợp tác theo cách thức thông thường và có quy củ, do đó kỷ luật tốt nhất chính là sự tự giữ kỷ luật. Bởi vậy, người làm công tác quản lý nguồn nhân lực cần làm cho mọi người lao động hiểu được những mong đợi, yêu cầu của tổ chức đối với bản thân họ. Từ đó, họ có thể định hướng cách thức làm việc có hiệu quả ngay từ khi bắt đầu thực hiện công việc với một tinh thần làm việc hợp tác và phấn khởi.
Nội dung của kỷ luật lao động bao gồm các điều khoản quy định về hành vi của người lao động trong các lĩnh vực có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ lao động của họ như: số lượng và chất lượng công việc cần đạt được, thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, giữ gìn trật tự tại nơi làm việc, an toàn lao động và vệ sinh lao động, bảo vệ tài sản và bí mật cơng nghệ, kinh doanh của tổ chức, các hành vi vi phạm pháp luật lao động, các hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
Theo điều 42-BLLĐ-VN, kỷ luật lao động được thể hiện trong nội quy lao động, không được trái với pháp luật lao động và pháp luật khác và phải thể hiện bằng văn bản đối với tổ chức có từ 10 người trở lên. Để giúp cho người lao động hiểu và tuân thủ kỷ luật lao động thì nội quy lao động phải được thông báo đến từng
người và những điểm chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết trong tổ chức[18].
Có 3 hình thức kỷ luật: kỷ luật ngăn ngừa (phê bình), kỷ luật khiển trách và kỷ luật trừng phạt (cảnh cáo) với các mức nối tiếp: cảnh cáo miệng, cảnh cáo bằng văn bản, đình chỉ cơng tác và sa thải. Nguyên nhân dẫn đến vi phạm kỷ luật có thể do người quản lý hoặc do chính người lao động.
1.2.7.2. Nguyên tắc và trách nhiệm kỷ luật
• Nguyên tắc [25]
Nền tảng của kỷ luật trong quản lý nguồn nhân lực là việc giáo dục, đào tạo và chỉ dẫn tốt. Ban quản lý phải luôn luôn giúp người lao động hiểu rằng, nếu mọi việc không được thực hiện theo đúng quy tắc đã định thì những hình phạt sẽ được áp dụng.
Chính vì vậy người lao động phải được hướng dẫn các quy tắc và những hình phạt áp dụng trong trường hợp sai phạm một cách kịp thời để họ hiểu rằng Ban quản lý có quyền áp dụng những hình phạt. Một người giữ gìn kỷ luật tốt là người biết tâm lý của mọi người, họ tiến hành công việc theo đúng yêu cầu và chỉ dẫn thì vấn đề vi phạm kỷ luật trong tổ chức sẽ giảm bớt
Muốn kỷ luật có hiệu quả trong tổ chức cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
+ Xây dựng hệ thống kỷ luật một cách rõ ràng, hợp lý và cụ thể + Phải quy định rõ ràng trách nhiệm của người có liên quan.
+ Phải thông tin đầy đủ và kịp thời các điều khoản của kỷ luật lao động đến mọi người lao động
+ Trước khi tiến hành kỷ luật cần phải tiến hành điều tra, xác minh được các vi phạm, mức độ vi phạm và các hình thức kỷ luật tương ứng đã được quy định và thông báo cho người vi phạm biết. Nguyên tắc kỷ luật càng đầy đủ, rõ ràng càng tạo điều kiện cho việc duy trì kỷ luật trong tổ chức
• Trách nhiệm đối với kỷ luật [25]
Kỷ luật là trách nhiệm của mọi người trong hoạt động của một tổ chức, một doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi người ở mỗi vị trí khác nhau đều có một trách nhiệm khác nhau trong việc giữ gìn kỷ luật trong tập thể lao động. Việc phân định trách nhiệm với kỷ luật càng rõ ràng càng tạo điều kiện cho việc duy trì kỷ luật trong tổ
chức nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Dưới đây là trách nhiệm đặc biệt đối với việc duy trì kỷ luật trong nội bộ tổ chức:
+ Người quản lý bộ phận: họ là người thay mặt cho tổ chức tiếp xúc hàng ngày với người lao động trong bộ phận quản lý. Là người đương nhiên chịu trách nhiệm chính và trực tiếp về kỷ luật lao động.
+ Phòng quản trị nhân lực: phải là người đào tạo và hướng dẫn cho người quản lý bộ phận về những vấn đề liên quan đến kỷ luật nhằm giúp họ làm quen với những khía cạnh của cơng tác kỷ luật. Phịng quản trị nhân lực chịu trách nhiệm chính về việc thiết kế chính sách, thủ tục và việc thực hiện kỷ luật lao động trong tổ chức.
+ Cơng đồn: là một lực lượng hỗ trợ trong việc thi hành kỷ luật như hỗ trợ giáo dục ý thức kỷ luật và xử trí các vụ việc vi phạm kỷ luật cũng như hỗ trợ trong việc đề ra các chính sách đúng đắn về kỷ luật lao động.
+ Ban quản lý cấp cao: hội đồng quản trị thông qua giám đốc doanh nghiệp (người đứng đầu tổ chức) phải ủng hộ hỗ trợ phát triển và duy trì hệ thống kỷ luật trong doanh nghiệp.
+ Người lao động có trách nhiệm tuân thủ các quy tắc, quy chế làm việc để đạt được mục tiêu chung của tổ chức.