Các tiêu chí đánh giá kết quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng lao động tại công ty cổ phần luxdecor việt nam (Trang 34 - 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Các tiêu chí đánh giá kết quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp

Lao động là nhân tố sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, số lượng và chất lượng lao động là nhân tố quan trọng nhất tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN. Lao động trong công ty bao gồm lao động quản trị và lao động sản xuất trực tiếp. Trong lao động quản trị được chia ra: lao động quản trị của các phịng ban của cơng ty, bộ phận phục vụ (phịng ban của các xí nghiệp) và lao động quản trị quản lý khối sản xuất (cấp giám đốc xí nghiệp, cấp quản đốc phân xưởng, cấp tổ trưởng, cấp nhóm trưởng).

Đối với lao động quản trị của các phòng ban của công ty, bộ phận phục vụ (phòng ban của các xí nghiệp), việc đánh giá hiệu quả sử dụng lao động dựa vào phân công công việc cụ thể của từng cấp, cấp trên căn cứ vào công việc đã phân công cho cấp dưới và mức độ hồn thành cơng việc của cấp dưới mà có những nhận xét, đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của từng cấp lao động quản trị và hiệu quả sản xuất kinh doanh của tồn cơng ty, kỳ đánh giá là tháng, quý, năm.

Đối với lao động quản trị quản lý khối sản xuất cũng đánh giá dựa vào mức độ hồn thành cơng việc của cấp dưới mà cấp trên trực tiếp có những nhận xét, đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của từng cấp lao động quản trị, nhưng sau cùng kết quả làm việc của từng cấp lao động quản trị quản lý khối sản xuất được đo bằng năng suất lao động của lao động sản xuất trực tiếp của từng bộ phận và của tồn cơng ty. Kỳ đánh giá là tháng, quý, năm. Hiệu quả sử dụng lao động được biểu hiện ở các chỉ tiêu: Sức sinh lời bình quân của lao động, năng suất lao động và hiệu suất tiền lương.

1.3.1. Chỉ tiêu năng suất lao động

Năng suất lao động bình quân của thời kỳ tính tốn được xác định như sau:

Trong đó:

NSLĐBQ: Năng suất lao động bình qn của kỳ tính tốn (hiện vật, giá trị) K : Kết quả của kỳ tính bằng đơn vị hiện vật hay giá trị

LBQ: Số lao động bình qn của kỳ tính theo phương pháp bình qn gia quyền.

Cơng thức trên có thể tính cho thời gian kỳ tính tốn là năm, quý, tháng, ngày, ca, giờ. Kết quả có thể tính bằng đơn vị hiện vật thích hợp (doanh nghiệp sản xuất) hoặc đơn vị giá trị. Tính cho thời kỳ nào, có năng suất lao động bình qn của kỳ đó. Năng suất lao động bình quân cho kỳ ngắn nhất là giờ lao động.

1.3.2. Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của lao động

Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của một lao động thường được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả sử dụng lao động. Mức sinh lời bình quân của một lao động cho biết mỗi lao động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận cho một kỳ tính tốn (năm). Chỉ tiêu này được được xác định theo công thức cụ thể sau[24]:

Trong đó: : Là lợi nhuận bình quân do một lao động tạo ra trong kỳ LNST : Là tổng lợi nhuận sau thuế của công ty

LBQ : Là số lao động bình qn của kỳ tính theo phương pháp bình quân gia

quyền. BQ BQ K NSLÐ L = BQ BQ LNST LN L = BQ LN

Giá trị của chỉ tiêu này càng lớn thì càng tốt. Nó có thể được sử dụng để so sánh giữa các doanh nghiệp trong ngành, có cùng trình độ kỹ thuật.

1.3.3. Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương

Hiệu suất tiền lương phản ánh một đồng tiền lương bỏ ra có thể đạt được bao nhiêu đồng kết quả. Kết quả có thể là lợi nhuận hoặc doanh thu[24]:

Trong đó: HSTL : Là hiệu suất tiền lương của một thời kỳ tính tốn

LNST : Là lợi nhuận sau thuế

∑TL : Là tổng quỹ tiền lương và tiền thưởng có tính chất lương trong kỳ

Nếu thay lợi nhuận ròng bằng doanh thu của kỳ sẽ có chỉ tiêu sức sản xuất của một đồng tiền lương. Chỉ tiêu này càng có giá trị lớn, càng tốt; có thể so sánh trong ngành (nếu dùng doanh thu) và khác ngành (nếu dùng tử số là lợi nhuận ròng)

1.3.4. Mức độ hợp lý của định mức và điều kiện lao động

Định mức lao động là việc xác định số lượng công việc hay số sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian nhất định hoặc một lượng thời gian hao phí để hồn thành một đơn vị cơng việc hay sản phẩm. Ý nghĩa:

• Là điều kiện để tăng năng suất lao động

• Là cơ sở để tăng năng suất lao động và tổ chức lao động hằng ngày

• Định mức lao động và định mức hao phí vật tư, tiền vốn là cơ sở để xây dựng kế hoạch sản xuất kỹ thuật tài chính trong năm.

• Mức lao động cùng với xếp bậc công việc là căn cứ để trả công cho người lao động.

Nguyên tắc định mức lao động:

• Nguyên tắc 1: Mức lao động phải là mức trung bình tiên tiến và lấy 8 giờ làm việc trong một ngày làm cơ sở.

• Nguyên tắc 2: Mức lao động phải gồm cả số lượng và chất lượng công việc • Nguyên tắc 3: Mức lao động phải phù hợp với điều kiện sản xuất hợp lý, cụ thể Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, mơi trường và văn hố xung quanh con người nơi làm việc. Điều kiện lao động thể hiện qua q trình cơng nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao

LNST HSTL

TL

=

động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố trên tạo nên điều kiện làm việc của con người trong quá trình lao động sản xuất. Như vậy các quá trình lao động khác nhau sẽ tạo nên môi trường lao động rất khác nhau, và do đó mức độ tác động của chúng đến người lao động cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, cùng một quá trình lao động như nhau, nhưng do được tổ chức hợp lý và tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh xây dựng, các tiêu chuẩn tổ chức nơi làm việc, hoặc thực hiện các giải pháp cải thiện... nên những tác động có hại của các yếu tố trên tới sức khoẻ của người lao động có thể hạn chế được rất nhiều[24].

1.3.5. Phân công lao động hợp lý

Phân công lao động hợp lý được đánh giá thơng qua việc bố trí, sắp xếp lao động vào các vị trí khác nhau. Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong càng nhiều lĩnh vực thì sự phân cơng này lại càng quan trọng vì nó quyết định đến thành bại của doanh nghiệp trong hoạt động đó. Việc phân cơng lao động cũng ảnh hưởng đến cách thức làm việc của tổ chức, bởi sắp xếp những người cùng năng lực để hồn thành cơng việc sẽ phần nào mang đến cho họ cơ hội được cộng tác với nhau tốt hơn và hiệu quả hơn. Phân công lao động hợp lý đánh giá qua một số chỉ tiêu sau[24]:

- Phân cơng lao động vào vị trí phù hợp với chuyên môn, bằng cấp của người lao động

- Phân cơng lao động vào vị trí họ có thể phát triển toàn bộ các kỹ năng, học hỏi thêm những cái mới, thỏa sức sáng tạo cho công việc của mình

- Phân cơng lao động hợp lý dựa vào bản mô tả công việc để hiểu rõ về cơng việc, sau đó thiết kế các năng lực cần thiết và tiến hành lựa chọn ứng viên phù hợp với năng lực.

1.3.6. Sử dụng thời gian lao động

Thời gian lao động là thời gian của người lao động sử dụng nó để tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp. Để đánh giá tình hình sử dụng lao động, người ta sử dụng các chỉ tiêu về[24]:

- Các chỉ tiêu sử dụng thời gian lao động theo đơn vị ngày công - Các chỉ tiêu sử dụng thời gian lao động theo đơn vị giờ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng lao động tại công ty cổ phần luxdecor việt nam (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)