Hệ số sử dụng vốn trung và dài hạn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH HUẾ (Trang 58 - 61)

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Vốn huy động trung, dài hạn (triệu đồng)(1) 40.929 111.490 186.540

Doanh số cho vay trung, dài hạn (triệu đồng)(2) 27.139 61.409 131.953

Hệ số sử dụng vốn (1)/(2) 1,51 1,82 1,41

Thừa (+), thiếu (-) 13.790 50.081 54.587

(Nguồn: Phịng Kinh doanh và tính tốn của tác giả)

Ta thấy hệ số sử dụng vốn trung, dài hạn để cho vay trung và dài hạn cao hơn hệ số sử dụng vốn ngắn hạn và dao động trong khoảng từ 1,4 đến 1,8 lần cho thấy nguồn vốn trung, dài hạn còn dư thừa khá nhiều, mức độ thừa vốn mỗi năm tăng dần từ 13.790 triệu đồng năm 2011 lên 54.587 triệu đồng năm 2013 chứng tỏ lượng vốn trung, dài hạn tăng lên đáng kể so với các năm trước. Năm 2012, hệ số sử dụng vốn cao nhất lên đến 1,82 lần do tốc độ tăng vốn cao trong khi vấn đề cho vay khó khăn khơng thể sử dụng hết vốn huy động. Năm 2013, hệ số đã giảm trở lại còn 1,41lần cho thấy CN đã có nhiều nổ lực đáng kể do nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh đã tăng trở lại, sức mua được cải thiện hơn các năm trước. Tuy lượng vốn còn dư thừa khá nhiều nhưng khơng thể nói là CN sử dụng đồng vốn khơng có hiệu quả, một minh chứng là CN khơng có nợ xấu đối với khoản vay trung, dài hạn trong 3 năm qua, chứng tỏ các món vay trung, dài hạn tuy cịn hạn chế nhưng chất lượng cao hơn, chất lượng thẩm định cũng được cải tiến nhiều hơn.

Trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp cịn khá dè dặt trong đầu tư, hơn nữa khả năng tiếp cận nguồn vốn vẫn còn hạn chế mặc dù mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm. Các dự án đầu tư dài hạn mang tính khả thi cịn rất hạn chế, trong khi chứng khoán bị suy giảm, hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng cao…là những khó khăn lớn mà tồn hệ thống NH đang gặp phải khơng riêng gì ngân hàng Đơng Á. Mặt dù, hệ số này cao sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của CN nhưng trái lại sẽ đảm bảo khả năng thanh khoản do khơng có tình trạng sử dụng vốn ngắn hạn để cho

vay trung và dài hạn, đồng thời giảm bớt căng thẳng về cuộc đua lãi suất.

Tính cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn theo loại tiền

Trong thời gian qua, cân đối giữa huy động vốn và cho vay theo loại tiền tại CN chưa thật sự hiệu quả, CN chưa cân đối được điều này, doanh số cho vay bằng ngoại tệ chưa có mà chiếm tuyệt đối là doanh số cho vay bằng nội tệ. Cho thấy, CN chưa phát huy được loại hình cho vay bằng ngoại tệ đồng thời đây không phải là một lợi thế của CN. Trong thời gian tới, CN cần đẩy mạnh loại hình cho vay này để tăng tính cạnh tranh với các NH khác và tăng được tính cân đối giữa huy động và sử dụng vốn theo loại tiền hơn.

2.2.1.6. Chênh lệch lãi suất bình quân giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Bảng 2.17. Chênh lệch lãi suất bình quân giữa huy động vốn và sử dụng vốnChỉ tiêu 2011 2012 2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Lãi suất sử dụng vốn bình quân (I) = (1)/(2) 13,89% 13,09% 11,87%

Thu lãi cho vay (triệu đồng) (1) 40.167 42.048 46.566

Doanh số cho vay bình quân (triệu đồng) (2) 289.179 321.175 392.030

Lãi suất huy động vốn bình quân (II) = (3)/(4) 9,87% 8,38 % 7,25 %

Tổng chi phí trả lãi (triệu đồng) (3) 32.924 34.939 38.053

Tổng vốn huy động bình quân (triệu đồng) (4) 333.505 417.116 525.145

Chênh lệch lãi suất bình quân giữa huy động vốn và sử dụng vốn (I) – (II)

4,02% 4,71% 4,62%

(Nguồn: Phịng Nguồn vốn và tính tốn của tác giả)

( Trong đó, do số liệu Vốn huy động và Doanh số cho vay là những số liệu thời điểm – vào ngày 31 tháng 12 mỗi năm nên ở đây tơi tính tốn và sử dụng số liệu bình qn).

Qua bảng số liệu, cho tơi thấy chênh lệch lãi suất bình quân giữa huy động vốn và sử dụng vốn của CN tương đối cao trong khoảng từ 4-4,7% và có chiều hướng tăng. Điều này cho thấy, lãi suất bình quân huy động vốn và sử dụng vốn trong các năm trước đều cao làm cho mức chênh lệch này cao lên. Do đó, với mức độ sử dụng vốn huy động như trên đã tạo ra mức sinh lời cao, đảm bảo trang trải các khoản chi phí và tạo ra lợi nhuận cho CN. Mức chênh lệch này tăng là xu hướng chung của các NH hiện nay để giải quyết những khó khăn hiện tại và vì mục tiêu phát triển lâu dài.

Chênh lệch này càng cao thì càng mang lại cho NH lợi nhuận lớn, vì vậy NH ln kiểm sốt chặc chẽ lãi suất tiền gửi và lãi suất vay cũng như nâng cao chất lượng các khoản cho vay nhằm hạn chế nợ xấu. Trong tình hình nợ xấu đang tăng cao và

chưa có dấu hiệu suy giảm là điều đáng lo ngại cho nhiều NH. Các NH hiện nay muốn chênh lệch lãi suất bình quân huy động vốn và sử dụng vốn cao nhằm mục đích xử lý nợ xấu, bên cạnh đó NH cịn chịu thêm các khoản chi phí ở cả hai đầu huy động vốn và cho vay, gánh thêm chi phí dự trữ bắt buộc, trích lập dự phịng, chi phí nhân sự và quản lý,… khiến chênh lệch này thực tế thấp hơn. Do đó, chỉ tiêu lợi nhuận đề ra cho NH phụ thuộc phần lớn vào chính sách lãi suất.

2.2.1.7. Lợi nhuận

Với mức chênh lệch lãi suất như vậy, sau khi trang trải các khoản chi phí thì lợi nhuận của CN đạt được như sau:

Bảng 2.18. Lợi nhuận trước thuế của CN giai đoạn 2011-2013Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH HUẾ (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w