Số lượng cuộc kiểm toán tại chỗ, số lượng vi phạm của SHB

Một phần của tài liệu 0610 hoàn thiện tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ tại NHTM CP sài gòn – hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 79 - 83)

120 140 100 80 60 40 20 0 Năm

2009 Năm2010 Năm2011 Năm2012 Năm2013

■ Số lượng cuộc kiểm toán

■ - Kiểm toán đột xuất

■ - Kiểm toán theo chuyên đề

■ - Kiểm tốn tồn diện

Biểu đồ 2.6. Biểu đồ tăng trưởng số lượng cuộc kiểm toán, số lượng vi phạm của SHB năm 2009-2013

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kiểm toán nội bộ SHB năm 2009-2013).

Bảng số liệu trên thể hiện số cuộc kiểm toán tăng đều qua các năm trong đó tăng cao nhất là năm 2013 (tăng 95,83%), số lượng cuộc kiểm toán năm 2011 giảm so với năm 2010 (giảm 8%).

Xét chi tiết các cuộc kiểm toán nhận thấy, kiểm toán đột xuất năm 2010 tăn g đột biến (tăng 114,29%) điều đó thể hiện trong năm 2010 ngân hàng có nhiều biến động lớn, nhiều rủi ro xảy ra ngồi kế hoạch của kiểm tốn nội bộ. Trong 02 năm 2012 và năm 2013 khơng có kiểm tốn đột xuất. Các cuộc kiểm toán chuyên đề theo xu hướng tăng (năm 2011 tăng 100%; năm 2013 tăng 123,08%), đây là một thay đổi trong tư duy của lãnh đạo ban kiểm toán, việc kiểm toán chuyên đề sẽ chuyên sâu hơn và thực hiện được trên phạm vi rộng và thực hiện đồng thời trên hệ thống.

về số lượng các sai phạm cũng tăng dần đều theo từng năm (tăng 100% năm 2013; tăng 40% năm 2010; 35,71% năm 2011). Số lượng các sai phạm tăng lên do quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng mở rộng, nhiều chi nhánh mới thành lập nhân viên trẻ nên tính tn thủ quy chế, quy trình chưa cao. Bên cạnh đó, sự kiện sáp nhập với HBB cũng góp phần làm tăng cao số lượng đầu lỗi vi phạm.

N Xét về chất lượng của các cuộc kiểm toán:

Mỗi cuộc kiểm toán tùy vào nội dung kiểm toán, đối tượng được kiểm toán, khoanh vùng rủi ro sẽ quyết định thời gian thực hiện của cuộc kiểm toán. Thực tế thời gian thực hiện các cuộc kiểm toán thường dao động từ 20 đến 30 ngày/cuộc.

Cùng với sự tăng lên của các sai phạm, số lượng sai phạm trọng yếu các đồn kiểm tốn phát hiện được ngày càng tăng lên. Thể hiện:

■ Nghiệp vụ tín dụng

■ Nghiệp vụ kế toán

Biểu đồ 2.7. Biểu đồ tăng trưởng nhóm sai phạm trọng yếu của SHB năm 2010-2012

Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro, qua các phát hiện của kiểm toán các lỗi trọng yếu chủ yếu xuất phát từ rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng. Một số nhóm lỗi trọng yếu ban kiểm toán đã phát hiện ra qua các cuộc kiểm toán như:

- Phát hiện ra nhiều khoản vay có dấu hiệu lừa đảo như tráo người ký cơng chứng nhưng phịng công chứng không phát hiện ra; thực hiện nhận tài sản đảm bảo đã được bán cho người khác;

- Nhiều khoản tín dụng cho khách hàng vay hộ, vay ké, sử dụng vốn sai mục đích; Cho vay vượt thẩm quyền phán quyết; không tuân thủ các chỉ đạo, phê duyệt của Tổng Giám đốc, HĐTD;

- Nhiều phát hiện liên quan đến TSBĐ như: TSBĐ giả mạo; khơng có hoặc thiếu TSBĐ; TSBĐ khơng đảm bảo pháp lý hoặc thuộc diện không được nhận thế chấp; nhận thế chấp TSBĐ khơng có tính thanh khoản hoặc có tính thanh khoản thấp...

Nghiệp vụ tài chính kế tốn của SHB khá minh bạch, phản ánh chính xác số liệu hoạt động của ngân hàng, các nhóm lỗi liên quan đến nghiệp vụ này chủ yếu xảy ra tại các chi nhánh của SHB như: Chi lương và chế độ cho người lao động sai quy chế mà khơng trình lên Tổng Giám đốc; Hợp thức hóa các khoản chi, mua sắm đầu tư tài sản vượt thẩm quyền bằng cách chia nhỏ các khoản mua sắm tài sản...

Các nghiệp vụ khác xảy ra như: hoạt động kho quỹ không thực hiện kiểm kê quỹ đột xuất theo quy định nên bị cán bộ nhân viên ngân hàng chiếm dụng tiền... Trong công tác ngoại hối còn xảy ra trường hợp vi phạm quy định về giao dịch ngoại hối như: bán ngoại tệ cho khách hàng nhưng khơng ghi mục đích và kiểm tra việc sử dụng ngoại tệ; nhiều trường hợp vi phạm trạng thái ngoại tệ của nội bộ SI IB.. .Trong công tác quản lý thẩm quyền truy cập: vẫn xảy ra trường hợp chưa tuân thủ quy định về bảo mật user/password,..;

Ví dụ cụ thể về cơng tác kiểm tốn tồn diện tất cả các hoạt động của 01 Chi nhánh:

Quy trình thực hiện cuộc kiểm tốn tồn diện Chi nhánh Z năm 2012 như sau: Căn cứ vào Kế hoạch kiểm toán năm 2012 của Ban Kiểm toán nội bộ, Ban Kiểm sốt ra quyết định thực hiện kiểm tốn tồn diện đối với SHB Chi nhánh Z.

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

Số dư tín dụng (31/12/X) 1.120.942 898.678,50 -222.263 Số dư huy động (31/12/X) 1.463.472 1.606.002,42 142.530

Tông thu nhập 433.490 517.041,11 83.551

Thu lãi tiền gửi 212.198 281.588,55 69.390 Thu lãi cho vay 215.283 177.319,70 -37.964

Các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị và Lập kế hoạch cuộc kiểm toán.

Chi nhánh Z được thành lập vào ngày 22/01/2007 là một trong những Chi nhánh có quy mơ hoạt động lớn, tổng dư nợ và tổng huy động phát sinh với số dư lớn, hoạt động tín dụng phức tạp do đó cần tập trung nguồn nhân lực cho cuộc kiểm toán. Nhân sự để thực hiện cuộc kiểm toán sẽ trải đều ở các mảng hoạt động nghiệp vụ. Do xác định được mức độ phức tạp của chi nhánh nên ban lãnh đạo quyết định để Phó trưởng ban là người có bề dày kinh nghiệm kiểm tốn giữ vị trí là trưởng đồn kiểm tốn, các thành viên được bố trí: 01 người nghiệp vụ tín dụng; 01 người có nghiệp vụ tài chính kế tốn và 01 người chịu trách nhiệm với các nghiệp vụ khác.

Quyết định thành lập Đồn Kiểm tốn toàn diện tại SHB Chi nhánh Z được nêu chi tiết tại Phụ lục số 2.1

Kế hoạch Kiểm tốn tồn diện Chi nhánh Z được nêu cụ thể chi tiết tại: Phụ lục số 2.2

Thơng báo Kiểm tốn gửi cho Chi nhánh: Phụ lục số 2.3

Bước 2: Thực hiện cuộc kiểm tốn.

Do Z là chi nhánh có quy mơ hoạt động lớn cả về số lượng và chất lượng nên q trình thực hiện kiểm tốn phải kết hợp nhiều Phương pháp kiểm toán: Phương pháp định hướng rủi ro, Phương pháp phỏng vấn, Phương pháp kiểm tra thực tế, Phương pháp kiểm toán chi tiết, kiểm toán hệ thống....

Trong cuộc kiểm toán này, thủ tục phân tích đóng vai trị quan trọng vì hoạt động quy mô lớn, để đảm bảo chất lượng kiểm tốn cần tập trung phân tích từ đó khoanh mẫu kiểm tra. Để phân tích hiệu quả và sát với thực tế, Trưởng Đồn Kiểm tốn đã thực hiện phân tích số liệu của các chỉ tiêu tín dụng, huy động vốn, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ ngân hàng khác của 02 năm 2011, 2012. Số liệu thể hiện trong bảng sau:

Một phần của tài liệu 0610 hoàn thiện tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ tại NHTM CP sài gòn – hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 79 - 83)