Tiêu chuẩn ISO26000

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện trách nhiệm xã hội tại tổng công ty truyền thông (Trang 29 - 33)

6. Kết cấu luận văn

1.4.4. Tiêu chuẩn ISO26000

Tiêu chuẩn ISO 26000 được Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ban hành năm 2010 về hướng dẫn trách nhiệm xã hội. Tiêu chuẩn ISO 26000 có thể áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp, từ các DN Nhà nước đến các DN tư nhân, từ các nước phát triển và đang phát triển, đến các nền kinh tế chuyển đổi. Tiêu chuẩn này sẽ hỗ trợ cho các tổ chức thực hiện trách nhiệm xã hội một cách linh hoạt và hiệu quả.

Tiêu chuẩn ISO 26000 bao gồm các hướng dẫn tự nguyện, khơng có u cầu, dựa trên sự đồng thuận quốc tế của các chun gia thuộc các nhóm ngành chính và khuyến khích việc thực hành trách nhiệm một cách rộng khắp.

Hoạt động kinh doanh bền vững là ý tưởng cơ sở của tiêu chuẩn ISO 26000, bao gồm việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ tốt, có chất lượng cho khách hàng, người tiêu dùng và cịn phải khơng gây nguy hại đến yếu tố mơi trường và ngồi ra, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải có trách nhiệm với xã hội.

Nội dung của Tiêu chuẩn ISO 26000 gồm hai nhóm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chính như sau:

- Nhóm trách nhiệm bên ngồi của doanh nghiệp bao gồm: + Yếu tố môi trường;

+ Yếu tố thực hành kinh doanh trung thực; + Yếu tố người tiêu dùng.

- Nhóm trách nhiệm bên trong của doanh nghiệp bao gồm: + Yếu tố người lao động;

+ Yếu tố điều hành doanh nghiệp; + Yếu tố quyền con người.

Có thể dễ dàng nhận thấy, khơng có nhóm nào hay yếu tố nào là quan trọng hơn giữa hai nhóm trách nhiệm và các yếu tố thuộc mỗi nhóm, bởi mục tiêu của tiêu chuẩn ISO 26000 là thực hiện thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, không chỉ làm cho doanh nghiệp phát triển bền vững, mà cịn góp phần vào sự phát triển bền vững chung của toàn xã hội.

ISO 26000 không những bổ sung giá trị cho công việc hiện tại về TNXH mà còn mở rộng những hiểu biết và thực thi TNXH thông qua những cách cụ thể:

- Phát triển sự đồng thuận mang tính quốc tế về TNXH và nêu lên các việc cần phải làm cho các tổ chức cần thực hiện TNXH thế nào;

- Điều chỉnh thực hiện và phổ biến thơng tin rộng khắp vì lợi ích của cộng đồng quốc tế.

- Đưa ra hướng dẫn về việc chuyển tải những nguyên tắc thành hành động có hiệu quả cho các doanh nghiệp.

Tiêu chuẩn ISO 26000 được đánh giá là bộ tiêu chuẩn rất quan trọng vì một số lý do sau:

- Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không chỉ là việc cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, người tiêu dùng, mà cịn phải đảm bảo khơng tổn hại đến môi trường và mọi hoạt động của doanh nghiệp dựa trên trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội.

- Các doanh nghiệp chịu áp lực thực hiện bộ tiêu chuẩn ISO 26000 xuất phát từ khách hàng, từ người tiêu dùng, từ Nhà nước, từ cộng đồng, xã hội. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng nhận thức rằng muốn DN phát triển bền vững, cần phải được xây dựng dựa trên những hoạt động sản xuất kinh

doanh đáng tin cậy và ngăn ngừa các hành vi như gian lận về kế tốn và bóc lột người lao động.

Các chủ đề chính của ISO26000 mang tính tiêu chuẩn về TNXH đối với các DN gồm:

* Chủ đề môi trường gồm các vấn đề: + Giảm lượng phát thải vào khơng khí;

+ Xử lý nước thải; giảm các rác thải và xả thải; + Kiểm sốt hóa chất chặt chẽ;

+ Tìm kiếm các chất sạch hơn, an toàn hơn để thay thế cho các chất độc hại; giảm ô nhiễm tiếng ồn;

+ Sử dụng năng lượng hiệu quả; + Giảm việc tiêu thụ nước;

+ Tăng cường hiệu quả việc sử dụng các nguyên vật liệu thô; + Kiểm sốt và giảm các khí nhà kính;

+ Áp dụng các nguyên tắc “mua hàng xanh” trong chuỗi cung ứng. * Chủ đề lao động gồm các vấn đề:

+ Áp dụng chế độ làm thêm theo quy định của pháp luật;

+ Xem xét mức lương đủ sống cho người lao động chứ không phải mức lương tối thiểu theo pháp luật quy định;

+ Xây dựng qui trình tuyển dụng và sử dụng lao động;

+ Đối thoại dựa trên tinh thần chủ động và tôn trọng với đại diện người lao động; Tơn trọng các cơng việc gia đình khẩn cấp;

+ Cung cấp các phương tiện bảo vệ cá nhân đầy đủ và phù hợp; + Thường xuyên cung cấp các khóa đào tạo về an tồn và sức khỏe; + Vệ sinh nơi làm việc;

+ Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nghề; + Ban hành chính sách thăng tiến minh bạch.

* Chủ đề quản trị tổ chức và nhân quyền gồm các vấn đề: + Tôn trọng và thực thi pháp luật;

+ Thiết lập một chính sách chống phân biệt đối xử (giới tính, tơn giáo, chủng tộc, nguồn gốc, sức khỏe….);

+ Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng lao động trẻ em trong công ty và trong chuỗi cung ứng;

+ Cấm bạo lực về thể chất và bằng lời nói đối với người lao động tại nơi làm việc.

* Chủ đề Kinh doanh trung thực gồm:

+ Ban hành thực hiện chính sách chống tham nhũng với các chế tại xử phạt trong trường hợp vị phạm, chống tham nhũng vào các hợp đồng (cung cấp, báo giá, chế độ chiết khấu, điều kiện hợp đồng);

+ Khơng bán hàng phá giá; Khơng có hành động phỉ báng, bơi nhọ đối thủ cạnh tranh;

+ Tơn trọng các quyền sở hữ (trí tuệ, vật chất) bằng các cơ chề phù hợp. * Chủ đề về những vấn đề người tiêu dùng gồm:

+ Đưa ra các thông tin khách quan về sản phẩm;

+ Tôn trọng đối với chế độ bảo hành và trách nhiệm với sản phẩm, dịch vụ;

+ Thực hiện quy trình thu hồi sản phẩm một cách minh bạch; + Kiểm sốt liên tục sự an tồn của sản phẩm;

+ Bảo vệ dữ liệu và tôn trọng sự riêng tư của khách hàng;

+ Sử dụng các thông tin minh bạch để bán hàng, tiêu thụ sản phẩm bền vững;

+ Đảm bảo việc dán nhãn và hướng dẫn sử dụng phù hợp;

+ Thiết lập qui trình phù hợp để giải quyết khiếu nại của khách hàng. * Chủ đề về tham gia và phát triển cộng đồng gồm:

+ Tận dụng năng lực cốt lõi của doanh nghiệp và kỹ năng của người lao động để hỗ trợ cộng đồng địa phương;

+ Nhận thức được mối quan tâm của cộng đồng thông qua đối thoại; + Trân trọng văn hóa truyền thồng của địa phương;

+ Hỗ trợ việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và các sáng kiến nâng cao nhận thức liên quan;

+ Xem xét các nhà cung cấp địa phương.

Việc áp dụng Bộ Tiêu chuẩn ISO 26000 giúp mọi loại hình tổ chức thực hiện TNXH thông qua việc đưa ra hướng dẫn về sự hiểu biết rộng khắp về thực hiện TNXH, xuất phát từ khách hàng, người tiêu dùng và các bên liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện trách nhiệm xã hội tại tổng công ty truyền thông (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)