1.2. HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DựÁN ĐẦU TƯ NGÀNH ĐIỆN CỦA
1.2.3. Quy trình thẩm định dựán đầu tư ngành điện tại NHCTVN
Mỗi ngành có những đặc thù khác nhau, tuy nhiên khi thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của NHCTVN đều được thực hiện theo những
quy trình nguyên lý và cơ chế đã ban hành. Hiện nay, quy trình thẩm định cho vay dự án đầu tư tại NHCTVN được thực hiện theo quyết định số 2207/QĐ- NHCT5 ngày 18/12/2006 về việc: Ban hành qui trình cho vay theo dự án đầu tư của Hội đồng quản trị NHCTVN.
Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn
Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập và hồn thiện hồ sơ.
Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn: cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ khách hàng, đối chiếu và kiểm tra tính xác thực, đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ đủ cán bộ sẽ báo cáo lãnh đạo và thực hiện các bước tiếp theo, nếu hồ sơ còn thiếu yêu cầu khách hàng bổ sung hoàn thiện cho đến khi đầy đủ. Nhận hồ sơ khách hàng có phiếu giao nhận.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ thẩm định tiến hành thu thu thập thông tin từ CIC bao gồm các thông tin về khách hàng, quan hệ tín dụng của khác h hàng tại các tổ chức tín dụng tính đến thời điểm gần nhất.
Hồ sơ khách hàng được gửi đến phòng quản lý rủi ro, và tiến hành thẩm định tín dụng độc lập nếu cần thiết theo quy định của tổng giám đốc, các tài liệu gửi đến phòng quản lý rủi ro bao gồm: hồ sơ pháp lý khách hàng, hồ sơ dự án đầu tư, hồ sở tài sản đảm bảo, các báo cáo tài chính. Trong thời hạn tối đa 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, phòng quản lý rủi ro xem xét hồ sơ và đề nghị phịng khách hàng bổ sung các hồ sơ, thơng tin liên quan cịn thiếu. Sau đó phịng khách hàng làm việc lại với khách hàng để bổ sung hồ sơ và giải thích các vấn đề, thơng tin cịn chưa rõ.
Bước 2: Thẩm định những nội dung cần thiết
Căn cứ vào các tài liệu do khách hàng, các chi nhánh cung cấp, thơng tin thu thập được được thơng qua q trình phỏng vấn, kiểm tra và các nguồn thông tin khác (CIC, cơ quan quản lý doanh nghiệp... ) các cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định các nội dung:
hàng và các thông tin liên quan, cán bộ thẩm định sẽ thẩm định khách hàng vay vốn bao gồm:
Thẩm định tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành và năng lực quản lý kinh doanh, mơ hình tổ chức bố trí lao động trong doanh nghiệp.
Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính, xem xét quan hệ tín dụng của doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng khác cả trong quá khứ và hiện tại.
Thẩm định dự án đầu tư bao gồm thẩm định về hồ sơ pháp lý của dự án, sự cần thiết của dự án, mục tiêu của dự án, về nhu cầu thị trường, phương diện kỹ thuật, phương án sản xuất kinh doanh của dự án, phương án địa điểm, kế hoạch triển khai dự án và thẩm định phương diện kinh tế tài chính và khả năng trả nợ.
Thẩm định về biện pháp bảo đảm tiền vay: Dựa trên hồ sơ tài sản đảm bảo, cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay tùy thuộc vào biện pháp nhận bảo đảm. Đối với các tài sản đảm bảo khó định giá các cán bộ thẩm định có thể thuê tư vấn - bên thứ 3 để có thể định giá chính xác các tài sản đó, đảm bảo độ an tồn cho khoản vay của ngân hàng.
Cán bộ phòng quản lý rủi ro sẽ tiến hành thẩm định rủi ro tín dụng. Từ hồ sơ khách hàng sẽ phát hiện dấu hiệu rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro tương ứng và chịu trách nhiệm về các đề xuất của mình.
Xác định mức lãi suất cho vay hợp lý.
Cán bộ thẩm định tiến hành đánh giá khả năng về nguồn vốn nhằm mục đích cân đối lại nguồn vối đối với những khoản vay có quy mơ lớn và bên cạnh đó đưa ra mức ước tính về khả năng chuyển đổi sang ngoại tệ đối với những khoản vay thanh tốn nước ngồi.
Từ những đánh giá về nguồn vốn, các thông tin cần thiết kết hợp với các phương pháp phân tích các cán bộ thẩm định phải đưa ra được mức lãi
suất cho vay phù hợp với mỗi khoản vay để các cấp lãnh đạo xem xét, đánh giá, phê duyệt và thơng qua.
Bước 3: Lập tờ trình thẩm định
Sau khi đã đánh giá, xem xét các nội dung cần thiết các cán bộ thẩm định tiến hành lập tờ trình thẩm định theo biểu mẫu số MS06/TTTD- quy định về cho vay đối với khách hàng là tổ chức kinh tế của hệ thống NHCT Việt Nam. Trong quá trình tiến hành lập tờ trình thẩm định các cán bộ thẩm định cũng có thể tham khảo ý kiến tham gia của các cá nhân, các phòng ban khác để đảm bảo thơng tin và các phân tích được chính xác, đầy đủ. Tùy theo từng dự án cụ thể các cán bộ thẩm định sẽ linh hoạt trong việc lựa chọn những nội dung chính, quan trọng để thê hiện rõ hiệu quả tài chính cũng như khả năng trả nợ (những yếu tố có tính chất quyết định của các khoản vay) của khách hàng trong tờ trình thẩm định.
Bước 4: Kiểm sốt và trình duyệt tờ trình thẩm định
Khi hồn thành xong tờ trình thẩm định các cán bộ thẩm định có nhiệm vụ chuyển cho lãnh đạo phịng khách hàng kiểm sốt và trình duyệt tờ trình.
Lãnh đạo các phịng khách hàng có nhiệm vụ:
Kiểm tra, rà sốt hồ sơ trình và nội dung thẩm định của các cán bộ thẩm định đồng thời yêu cầu các cán bộ thẩm định chỉnh sửa và làm rõ các nội dung cịn thiếu.
Trình tờ trình thẩm định cũng như các hồ sơ liên quan đến khoản vay theo quy định lên người có thẩm quyền quyết định cho vay đồng thời chuyển 1 bản sao tờ trình thẩm định và hồ sơ khoản vay cho phòng quản lý rủi ro để thực hiện thẩm định, tái thẩm định rủi ro tín dụng độc lập.
Bước 5: Thẩm định rủi ro tín dụng độc lập và trình duyệt báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng
Các cán bộ phịng quản lý rủi ro tín dụng sau khi nhận được tờ trình thẩm định và hồ sơ vay vốn tiến hành thực hiện:
Nghiên cứu hồ sơ qua đó đánh giá, phân tích phát hiện các dấu hiệu rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro, đồng thời chịu trách nhiệm với các đề xuất của mình.
Cán bộ quản lý rủi ro lập báo cáo kết quả thẩm định theo biểu mẫu số MS09/BCRR - quy định về cho vay đối với khách hàng là tổ chức kinh tế của hệ thống NHCT Việt Nam và trình lãnh đạo phịng quản lý rủi ro xét duyệt và thơng qua.
Sau đó lãnh đạo phòng quản lý rủi ro xem xét, đánh giá yêu cầu các cán bộ sửa đổi, bổ sung những chỗ cịn thiếu và chuyển lại cho các cấp có thẩm quyền ra quyết định cho vay thông qua.
Bước 6: Tái thẩm định khoản vay
Tổ tiến hành tái thẩm định sẽ có ít nhất là 2 cán bộ trong đó khơng có người nào đã tham gia thẩm định lần đầu. Các thành viên trong tổ này sẽ được các lãnh đạo đích thân chỉ định. Trong quá trình tái thẩm định, tổ tái thẩm định sẽ thực hiện tái thẩm định lại toàn bộ nội dung của hồ sơ vay vốn, tờ trình thẩm định và thẩm định rủi ro tín dụng sau đó sẽ ghi rõ ý kiến của mình vào tờ trình tái thẩm định trình lên các cấp có thẩm quyền xem xét.
Thời gian tái thẩm định là không quá 5 ngày đối với những khoản vay trung, dài hạn và không quá 3 ngày đối với các khoản vay ngắn hạn và thời gian này khơng được tính vào thời gian cho thẩm định lần đầu.
Bước 7: Xét duyệt khoản vay
Người có thẩm quyền quyết định cho vay (có thể là giám đốc chi nhánh) sau khi có trong tay đầy đủ hồ sơ và các tờ trình thẩm định của khoản vay sẽ tiến hành:
Yêu cầu bộ phận thẩm định thuộc phòng khách hàng, phòng giao dịch bổ sung hồ sơ, thơng tin và giải trình thêm các nội dung cịn chưa rõ.
Kiểm tra toàn bộ hồ sơ khoản vay và tờ trình thẩm định, phải có đầy đủ chữ ký của lãnh đạo phịng khách hàng, phịng quản lý rủi ro sau đó ghi ý kiến
đồng ý cho vay hay không đồng ý cho vay và các điều kiện (nếu có) vào tờ trình thẩm định cho vay.
1.3 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNHDỰ ÁN ĐẦU TƯ NGÀNH ĐIỆN CỦA NHTM