Thẩm định dự án đầu tư là hoạt động phức tạp, có phạm vi xem xét rộng liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau. Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án của các Ngân hàng, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp dựa trên cơ sở một kế hoạch tổng thể thống nhất. Có như vậy những giải pháp đề ra mới có tính khả thi, đáp ứng được yêu cầu của hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại. Qua nghiên cứu thực tiễn công tác thẩm định dự án đầu tư ngành điện tại NHCT VN, luận văn xin đề xuất một số kiến nghị với các cấp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án tại NHCT VN.
3.3.1. về phía Chính phủ
NHCT VN là một Ngân hàng thương mại quốc doanh do đó có nhiệm vụ thực hiện kế hoạch đầu tư được Nhà nước giao. Tuy nhiên hoạt động đầu tư theo dự án của NHCT VN nhất là dự án thuộc các ngành trọng điểm như điện, bưu chính viễn thơng hiện nay đang bị chi phối quá nhiều bởi các cơ quan Chính phủ với các chỉ tiêu, chiến lược và chính sách ảnh hưởng tới tính độc lập trong công tác thẩm định của ngân hàng. Khi hoạt động thẩm định còn
chịu ảnh hưởng chi phối bởi các kế hoạch, chiến lược thì chất lượng thẩm định của dự án sẽ bị ảnh hưởng. Do đó Chính phủ cần đẩy mạnh cải cách hệ thống tài chính ngân hàng theo hướng trao quyền độc lập và tự chủ hơn nữa tạo điều kiện cho hoạt động thẩm định dự án của ngân hàng mang tính khách quan hơn.
Hơn nữa Chính phủ cần chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ thống kê, kế tốn, kiểm tốn và báo cáo thơng tin, đồng thời xây dựng và ban hành những qui định ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp về tính xác thực của báo cáo. Như vậy, những thông tin do khách hàng cung cấp cho Ngân hàng sẽ trung thực và có độ tin cậy cao hơn, tạo điều kiện cho Ngân hàng trong việc phân tích số liệu thẩm định dự án. Ngồi ra Chính phủ cần đồng bộ hóa hệ thống văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động tín dụng và thẩm định dự án của ngân hàng như Luật đất đai, Luật môi trường, các qui định về xử lý tài sản bảo đảm ... tránh việc mâu thuẫn, chồng chéo, gây khó khăn cho Ngân hàng khi thực hiện.
Mặt khác, Chính phủ cũng nên có chính sách hợp lý hỗ trợ cho sự phát triển thị trường tài chính nhất là thị trường chứng khốn vì đây là kênh huy động vốn rất hiệu quả cho các dự án của doanh nghiệp, giảm sức ép về vốn vay trung dài hạn tài trợ cho dự án. Thị trường chứng khoán phát triển là điều kiện cần thiết để xác định chính xác giá trị của doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc xác định đúng chi phí vốn chủ sở hữu và từ đó xác định đúng tỷ lệ chiết khấu của dự án. Đồng thời Chính phủ cũng cần qui định cụ thể trách nhiệm của các bên về kết quả thẩm định dự án đầu tư, chỉ đạo các Bộ, ngành và chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, tránh tình trạng dự án phê duyệt dàn trải như ngành điện hiện nay.
3.3.2. về phía các Bộ, ngành có liên quan
Các Bộ, ngành liên quan cần phối hợp ban hành những văn bản hướng dẫn luật, dưới luật trong lĩnh vực đầu tư dự án một cách chi tiết, cụ thể, rõ ràng, làm căn cứ pháp lý cho các đơn vị lập và thẩm định dự án.
Các Bộ và các cơ quan chủ quản cần hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư ngành điện trong việc nâng cao trình độ, chất lượng thẩm định dự án. Kết quả thẩm định này là căn cứ quan trọng để Ngân hàng bám sát, sử dụng trong quá trình thẩm định dự án của mình. Ngồi ra cũng cần củng cố và nâng cao trách nhiệm của những cơ quan tư vấn, cơ quan cung cấp thông tin để đáp ứng nhu cầu tư vấn của các NHTM trong thẩm định dự án đầu tư nói chung.
Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật trung bình của ngành để giúp Ngân hàng trong cơng tác thẩm định dự án được hồn thiện hơn. Trên cơ sở
đó Ngân hàng có các chỉ tiêu để so sánh, đánh giá dự án cùng loại. Bên cạnh đó
cũng cần xây dựng các tiêu thức phân loại doanh nghiệp vì trong ngành điện khơng phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có đủ năng lực tài chính để đáp ứng điều kiện được tài trợ tín dụng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần có các văn bản hướng dẫn trình tự xây dựng, lập dự án đầu tư, công bố rộng rãi qui hoạch ngành, vùng và lãnh thổ ... để định hướng các dự án đầu tư vào khu vực, ngành và chương trình kinh té có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Hiện tại, ngành điện đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng sơ đồ 6 (quy hoạch phát triển ngành điện) nhưng do chưa được triển khai tổng thể rõ nên thực tế có dự án xây dựng nhà máy điện dù đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép lập dự án đầu tư, nhưng đến khi triển khai lại bị vướng quy hoạch đó nên vẫn khơng thực hiện được theo đúng cơng suất thiết kế. Ngồi ra, sau khi doanh nghiệp lập xong quy hoạch trình lên các Bộ, doanh nghiệp ngồi quốc doanh vẫn phải làm đúng cơng thức: xin các Bộ cho phép làm chủ đầu tư, sau đó mới
được phép lập dự án dù Thủ tướng đã cho phép trước đó. Điều này khiến khơng ít dự án khi bắt đầu triển khai thì đầy tiềm năng, nhưng khi thực hiện thì cơ hội đã qua đi, hoặc tiềm lực của doanh nghiệp đã bị hao mịn đáng kể. Do đó cũng ảnh hưởng gián tiếp đến cơng tác thẩm định dự án của Ngân hàng.
Bộ Tài chính cần tham mưu để Quốc hội, Chính phủ ban hành các khung
pháp lý, qui định rõ về tính cơng khai, minh bạch tài chính để phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước về tài chính doanh nghiệp. Bộ cần phối hợp với Thanh tra Nhà
nước, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan chức năng thường xuyên định kỳ tiến
hành kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp, các dự án đầu tư lớn ... nhằm có được thơng tin tin cậy về tài chính và việc tuân thủ các qui định về tài chính Nhà nước.
Hàng năm, các Bộ chủ quản cần ban hành các khung mức giá, định mức kinh tế kỹ thuật, suất đầu tư ... có tính đến mức lạm phát từng năm cho ngành, lĩnh vực cụ thể do Bộ ngành quản lý để các bên liên quan có căn cứ khoa học và tin cậy trong việc lập dự án đầu tư, tính tốn chi phí đầu tư, xác định tổng mức đầu tư, dự trù chi phí, kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm ... một cách hợp lý, xác thực hơn. Do vậy, cần thường xun hệ thống hóa thơng tin, ngành quản lý và cơng bố thơng tin rộng rãi qua báo chí, mạng Internet, các trung tâm dữ liệu, các trung tâm thơng tin chun ngành hoặc có thể cung cấp cho Ngân hàng thông qua cơ chế mua bán thông tin để chủ đầu tư và Ngân hàng thuận tiện trong việc tra cứu, tham khảo phục vụ cho việc lập và thẩm định dự án đầu tư.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và các chính quyền địa phương có liên quan trong việc thẩm định, phê duyệt dự án nhằm nâng cao chất lượng, độ tin cậy của các báo cáo nghiên cứu khả thi cũng như các quyết
việc phối hợp cung cấp thông tin một cách khách quan, trung thực cho các Ngân hàng là một nhiệm vụ của mình vì quyền lợi chung của ngành và của tồn bộ nền kinh tế quốc dân.
3.3.3. về phía Ngân hàng Nhà nước và các NHTM khác
Ngân hàng Nhà nước với tư cách là cơ quan quản lý vĩ mô về hoạt động Ngân hàng cần thực hiện chức năng chỉ đạo, định hướng và xây dựng một hệ thống thông tin nhiều chiều có chất lượng cao có thể cung cấp cho NHTM thơng qua cơ chế mua bán thơng tin. Cụ thể cần có chính sách phát triển trung tâm thơng tin tín dụng của NHNN (CIC) thành một cơ quan cung cấp thông tin chuyên nghiệp, đáng tin cậy cho các NHTM.
Ngoài những trợ giúp về mặt thông tin, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ về phát triển đội ngũ nhân viên và kinh nghiệm thẩm định dự án đối với các NHTM. Trên cơ sở thẩm định dự án của cơ quan khoa học, các Bộ, ngành và các NHTM, Ngân hàng Nhà Nước cần ban hành một cẩm nang chung về quy trình và nội dung thẩm định dự án mẫu phù hợp với thực tiễn Việt Nam và ngành để các NHTM có một căn cứ chuẩn trong việc hồn thiện quy trình thẩm định dự án của Ngân hàng mình.
Ngân hàng Nhà nước cần giữ mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan quản
lý Nhà nước quan trọng như Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ cơng thương, Bộ tài chính, Bộ giao thơng vận tải, Bộ Tài nguyên và môi trường .... để trao đổi, thu thập các thơng tin về cơ chế, chính sách có liên quan đến lĩnh vực thẩm định dự
án. Đối với NHTM cũng cần có sự phối hợp trao đổi thơng tin và kinh nghiệm về thẩm định dự án giữa các bộ phận làm công tác này tại các Ngân hàng.
3.3.4. về phía Tập đồn điện lực Việt nam và các doanh nghiệp ngành điện
Việc đầu tư theo dự án địi hỏi cả vốn, thời gian và nhân lực vì thế chủ đầu tư cần nhận thức được tầm quan trọng của cơng tác thẩm định dự án để có thể đánh
giá một cách khách quan, nghiêm túc về hiệu quả của dự án trên các mặt kinh tế
tài chính và xã hội. Từ đó có định hướng đầu tư đúng mức, hiệu quả cũng như đảm bảo tính khả thi của dự án. Hơn nữa, chủ đầu tư cũng cần chấp hành nghiêm
chỉnh chế độ thống kê, kế toán, kiểm toán đồng thời chủ động tích cực cung cấp
thơng tin trung thực cho các Ngân hàng làm cơ sở cho phân tích tài chính dự án
và thẩm định tài chính dự án.
Mặt khác chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn cần không ngừng nâng cao kiến thức và năng lực quản trị doanh nghiệp, năng lực lập và thẩm định dự án đầu tư. Trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng những nội dung nghiên cứu về thị trường, kỹ thuật và tài chính của dự án, tổng mức đầu tư cần được tính tốn một cách khách quan cụ thể, chi tiết, đầy đủ các hạng mục chủ yếu có dự phịng với một tỷ lệ hợp lý, tránh tình trạng đề xuất tổng vốn đầu tư thấp để dễ phê duyệt nhưng khi thực hiện lại gặp rất nhiều khó khăn hoặc dự tính vốn đầu tư cao để vay được nhiều vốn của Ngân hàng vừa gây lãng phí, thất thốt vốn vừa làm giảm hiệu quả của dự án đầu tư.
Hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 110/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xem xét đến năm 2025 (Tổng sơ đồ điện 6). Tuy nhiên ngành điện cần có sự rà sốt đánh giá lại tồn bộ các dự án đầu tư đã, đang và sắp triển khai tránh việc đầu tư dàn trải dẫn tới nhiều dự án khơng phát huy được hiệu quả kinh tế
KẾT LUẬN•
Cơng tác thẩm định dự án đầu tư ngành điện tại NHCT VN trong thời gian qua cơ bản đạt yêu cầu, góp phần tích cực nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, cung cấp nguồn vốn đáng kể, đúng mục đích cho các dự án ngành điện đã, đang và sẽ được triển khai trên toàn quốc. Dù vậy, do nhiều nguyên nhân khác nhau như đã phân tích, thời gian thẩm định các dự án ngành điện còn dài, chất lượng thẩm định của các Chi nhánh chưa đồng đều, hạn chế trong một số khía cạnh, đặc biệt là khía cạnh kỹ thuật của dự án... Nhu cầu vốn để đầu tư cho các dự án ngành điện những năm tới là rất lớn, theo đó, nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng Cơng Thương Việt Nam - đơn vị cung cấp vốn truyền thống và uy tín cho các dự án ngành điện sẽ tiếp tục tăng cả về quy mô vốn và số lượng dự án vay vốn. Trong khi đó, với nguồn vốn cịn hạn chế, lại là một ngân hàng thương mại, mục tiêu hoạt động chính của NHCT VN là lợi nhuận, kết hợp với các mục tiêu kinh tế xã hội chung của đất nước. Điều này đặt ra yêu cầu mới cho cơng tác thẩm định nói chung và thẩm định các dự án ngành điện nói riêng, địi hỏi NHCT VN cần có những định hướng và các giải pháp cụ thể để đáp ứng những yêu cầu đó.
Với những hạn chế và nguyên nhân đã được phân tích từ nội dung thẩm định, phương pháp thẩm định cũng như cách thức tổ chức thẩm định các dự án đầu tư ngành điện tại NHCT VN trong thời gian vừa qua, luận văn đã đề xuất một số giải pháp, mong muốn có thể áp dụng để hồn thiện hơn cơng tác thẩm định dự án đầu tư ngành điện tại NHCT VN trong thời gian tới, góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng cũng như hiệu quả hoạt động chung của NHCT VN.
Luận văn đã thực hiện được những nội dung chủ yếu sau:
nội dung, phương pháp thẩm định các dự án đầu tư ngành điện trên quan điểm của các ngân hàng thương mại và đặc trưng của hoạt động cho vay dự án đầu tư ngành điện. Ngoài ra, trong luận văn cũng đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án đầu tư ngành điện
2- Giới thiệu cơ cấu tổ chức, mạng lưới hoạt động và các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng Cơng Thương Việt Nam. Tóm tắt thực trạng cho vay và công tác thẩm định dự án đầu tư ngành điện tại Ngân hàng Cơng Thương Việt Nam. Từ đó đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong công tác thẩm định dự án ngành điện tại NHCTVN.
3- Đưa ra một số giải pháp để hồn thiện cơng tác thẩm định các dự án đầu tư ngành điện. Đề xuất những kiến nghị với Nhà nước, các Bộ ngành liên quan nhằm thực hiện có hiệu quả các giải pháp nêu ra.
Do thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm của bản thân cịn có phần hạn chế nên Luận văn khó tránh khỏi những khiếm khuyết, mong nhận được sự nhận xét, góp ý của các thầy cơ giáo để Luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin được cảm ơn Khoa sau đại học - Học viện Ngân hàng cùng các thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập cũng như hồn tất thủ tục để em có thể được bảo vệ luận văn trước hội đồng. Đặc biệt, em xin được cảm ơn PGS.TS. Hoàng Xuân Quế - người đã hướng dẫn trực tiếp về mặt khoa học cho em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Xây dựng (2005), Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 01/4/2005, Hướng dẫn
việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng cơng trình.
2. Bộ Xây dựng (2007), Thơng tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14/2/2007, Hướng dẫn
một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơng trình.
3. Chính phủ (2005), Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 về Quản lý đầu tư xây dựng cơng trình.
4. Chính phủ (2007), Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 về Quản lý chi
phí đầu tư xây dựng cơng trình.
5. Học viện tài chính (2005), Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.
6. NHCTVN (2001), Sổ tay tín dụng Ngân hàng Công thương Việt nam. 7. NHCTVN (2006), Quyết định 072/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 03/4/2006 của
HĐQT NHCTVN Ban hành quy định cho vay đối với các tổ chức kinh tế.