2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG
2.3.2. Một số hạn chế cần khắc phục
Công tác thẩm định dự án đầu tư ngành điện tại NHCTVN về cơ bản đã đánh giá được khá toàn diện về hiệu quả xã hội và hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay đối với dự án. Tuy nhiên với những đặc thù riêng của ngành điện và tình hình quan hệ tín dụng với hầu hết các chi nhánh của NHCTVN trong cả nước nên trong công tác thẩm định dự án đầu tư ngành điện vẫn còn nhiều hạn chế cần sớm được hồn thiện góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với ngành điện. Cụ thể:
Thứ nhất, nhận thức về công tác thẩm định dự án ngành điện chưa được đầy đủ.
Thực tế vai trò của hoạt động thẩm định các dự án của ngành điện tại ngân hàng chưa được đánh giá đúng tầm quan trọng, quy trình thẩm định vẫn
thường bị làm tắt, các nội dung đơi lúc vẫn cịn sơ sài hay các phương pháp áp dụng chưa đầy đủ...
Đối với cán bộ thẩm định họ chính là các cán bộ tín dụng trong các phịng khách hàng. Việc này đứng dưới góc độ tích cực thì là có lợi khi chính các cán bộ tín dụng là những người sâu sát đến khách hàng nhiều nhất, có nhiều những quan sát thực tế về khách hàng nhất và cũng giảm thiểu chi phí nhân lực cho phía ngân hàng khi khơng phải tốn thêm chi phí cho một đội ngũ cán bộ thẩm định riêng biệt. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những bất cập cịn tồn tại đó là việc các cán bộ tín dụng đồng thời một lúc phải làm nhiều cơng việc khác nhau như: tìm kiếm, giao dịch trực tiếp, nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ vay vốn và thẩm định dự án, đôn đốc khách hàng trong việc trả nợ gốc và lãi vay.. .đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hiệu quả công việc của các cán bộ tín dụng làm cho chất lượng thẩm định cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
Các dự án điện lớn đều được sự phê duyệt của Chính phủ, cịn các dự án khác hầu hết đều được Tập đoàn điện lực VN phê duyệt hoặc bảo lãnh. Vì vậy việc thẩm định đối với các dự án của khách hàng lớn như Tập đồn điện lực VN đơi khi cũng được xem nhẹ hơn đối với các dự án khác. Tuy ảnh hưởng đến việc thu hồi gốc và lãi vay là không đáng kể nhưng để tạo ra một môi trường chuyên nghiệp hơn trong hoạt động ngân hàng thì đây vẫn cịn là một hạn chế trong công tác thẩm định dự án ngành điện ở NHCTVN.
Thứ hai, phương pháp thẩm định chưa phong phú và chưa được áp dụng một cách thống nhất trong toàn hệ thống NHCTVN.
Các phương pháp thẩm định các dự án đầu tư ngành điện hiện đang được thực hiện tại NHCTVN nhìn chung là tương đối phù hợp với điều kiện hiện nay của Ngân hàng cũng như các điều kiện của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên các phương pháp thẩm định được áp dụng hầu hết là các phương
pháp truyền thống, cổ điển, chủ yếu chỉ đánh giá thông qua các chỉ tiêu NPV, IRR, PP. Hầu hết các dự án đều không tiến hành đánh giá độ nhạy nhiều chiều (theo sự biến động của nhiều yếu tố đầu vào cùng lúc) hay phân tích tình huống. Nhiều dự án phức tạp, hiệu quả tài chính của dự án chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố có khả năng biến động lớn nhưng chỉ đánh giá độ nhạy với mức độ biến động thấp hơn nhiều so với khả năng có thể xảy ra. Thậm chí có những dự án cịn khơng phân tích độ nhạy của dự án và đến nay chưa có dự án nào áp dụng phân tích bất định (phân tích mơ phỏng) có sử dụng cơng cụ xác suất thống kê toán. Điều này dẫn đến các dự án chưa đánh giá được toàn diện các rủi ro của dự án.
Mặt khác, các phương pháp thẩm định cũng chưa được áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống NHCTVN. Đến nay NHCTVN vẫn chưa có qui định thống nhất về các phương pháp thẩm định kỹ tht, thẩm định tài chính dự án. Chính vì vậy, có nhiều trường hợp cùng một dự án đầu tư của ngành điện, mang những thông số, đặc thù như nhau chi nhánh này thẩm định kết luận dự án không khả thi nên từ chối cho vay nhưng khi khách hàng mang dự án đó đến chi nhánh khác để xin vay thì dự án lại được đánh giá khả thi và cấp tín dụng. Điều này khơng chỉ tiềm ẩn những rủi ro cho khoản vay mà còn ảnh hưởng lớn đến uy tín của NHCTVN trong cơng tác thẩm định dự án đầu tư.
Thứ ba, nội dung, phương pháp thẩm định tài chính dự án, việc sử dụng các chỉ tiêu tài chính chưa thực sự có hiệu quả.
Tuy trong tờ trình thẩm định các nội dung thẩm định đã được đề cập đầy đủ nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định khi các cán bộ thẩm định tiến hành phân tích chi tiết từng nội dung cụ thể:
+ Khi thẩm định về kỹ thuật:
Nội dung thẩm định kỹ thuật cịn phiến diện, khơng thực tế mà dựa hoàn toàn vào báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án. Bất kỳ một cơng trình
nào của ngành điện cũng địi hỏi về mặt kỹ thuật rất cao để vận hành an toàn và hiệu quả. Do đó khi thẩm định càng địi hỏi cán bộ thẩm định phải am hiểu về kỹ thuật. Nhưng thực tế cho thấy nội dung thẩm đinh kỹ thuật của hầu hết các dự án điện tại NHCTVN đều sơ sài, mang tính hình thức, khơng đưa ra được chính kiến của người thẩm định về phương diện kỹ thuật.
+ Khi thẩm định tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư:
Các cán bộ thẩm định chủ yếu dựa vẫn chủ yếu dựa vào các thông tin do chủ dự án cung cấp mà chưa quan tâm nhiều đến việc sử dụng các nguồn thơng tin khác do đó dẫn đến tính khơng an tồn trong hoạt động cho vay bởi các chủ dự án thường có một xu hướng chung là đưa ra số tiền muốn vay thấp hơn so với thực tế để dễ dàng hơn trong quá trình vay vốn nhưng sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường sau này.
Khi tiến hành phân tích cơ cấu vốn đầu tư, các cán bộ thẩm định thường chỉ quan tâm cơ cấu giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu chứ chưa tập trung nhiều cho thẩm định vốn lưu động ròng cần thiết cho dự án trong khi đây lại là một yếu tố quan trọng. Không phải tất cả các tài sản lưu động đều cần được tài trợ nguồn vốn. Đôi khi chỉ cần tài trợ vào các tài sản lưu động ròng. Thực tế cho thấy các cán bộ thẩm định thường chú ý tới thẩm định tổng vốn đầu tư vào tài sản cố định hơn là đối với vốn lưu động ròng.
Các dự án ngành điện thường có nhiều nguồn vốn đầu tư cùng tài trợ nhưng trong báo cáo thẩm định chưa phân tích rõ và xác định rõ tính khả thi của từng nguồn vốn mà chỉ đánh giá dựa vào các báo cáo tài chính của khách hàng cung cấp và mức độ tín nhiệm trên thị trường. Do vậy nếu các nguồn tài trợ khác cho dự án không thực hiện hoặc thực hiện không đủ sẽ gây thiếu vốn và khả năng xảy ra rủi ro của dự án là không đủ vốn để triển khai hoạt động.
Một khía cạnh nữa cũng cần phải nhắc đến đó là việc xác định tỷ suất chiết khấu trong thẩm định dự án đầu tư của NHCTVN. Có thể nói việc tính tỷ suất chiết khấu ln là vấn đề khó khăn nhất trong thẩm định tài chính dự án. Như đã trình bày trong chương 1 tỷ suất chiết khấu thể hiện mức lợi nhuận trung bình tối thiểu mà Ngân hàng và doanh nghiệp kỳ vọng nhận được khi thực hiện dự án đầu tư và nơ được thể hiện thông qua chi phí vốn cận biên của doanh nghiệp. Trong trường hợp giả định chi phí vốn cận biên của một đồng tài trợ mới tăng lên là khơng đổi thì chi phí vốn cận biên của doanh nghiệp sẽ bằng chi phí vốn bình qn của doanh nghiệp (WACC). Do việc xác định chi phí vốn cận biên của doanh nghiệp phức tạp nên người ta thường sử dụng chi phí vốn bình qn làm tỷ suất chiết khấu đối với dự án đầu tư.
Tuy nhiên, việc xác định tỷ suất chiết khấu của dự án tại NHCTVN cịn mang tính chủ quan mà khơng đưa ra được cơ sở tính tốn, nói cách khác việc xác định tỷ suất chiêt khấu của hầu hết các dự án đầu tư điện là do cán bộ thẩm
định tự “mị” tìm ra tỷ suất chiết khấu phù hợp để các chỉ số của dự án “đẹp” và
có thể cho vay được. Chính vì vậy dẫn đến chỉ tiêu NPV và IRR của dự án bị biến dạng, khơng cịn chính xác. Điều này có thể gây ra những rủi ro đối với vốn
đầu tư của Ngân hàng tham gia vào dự án do khi dự án đi vào vận hành mới thấy được dự án hồn tồn khơng khả thi.
+ Khi thẩm định doanh thu, chi phí của dự án:
Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu là chi phí như giá bán điện, giá nguyên. nhiên vật liệu đầu vào ... được tính tốn cố định tại thời điểm năm bắt đầu vận hành dự án cho cả đời dự án. Điều này chưa hợp lý khi mà giá cả các yếu tố này liên tục thay đổi theo các chính sách của Nhà nước hàng năm, do lạm phát, cung cầu thị trường. Do đó, hiệu quả của dự án chưa được phản ánh thực sự chính xác và phù hợp với thực tế khi dự án đi vào hoạt động. Một khía cạnh nữa tác động lớn đến việc thẩm định doanh thu và chi phí của dự án
đó là chất lượng dự báo chưa cao do các cán bộ thẩm định chưa dành nhiều thời gian để khảo sát thực tế dự án.
+ Khi thẩm định dịng tiền của dự án:
Như đã phân tích ở trên khi việc phân tích doanh thu và chi phí khơng hiệu quả cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc phân tích dịng tiền của dự án. Bên cạnh đó các cán bộ thẩm định cũng rất khó thẩm định được đâu thực sự là các khoản chi cần thiết và các khoản chi không cần thiết khi các dự án đi vào hoạt động cũng như năng suất thực tế để tạo ra các khoản thu định kỳ. Những số liệu này có thể được các chủ đầu tư sửa đổi theo hướng có lợi cho doanh nghiệp trong quá trình xin vay vốn và các cán bộ thẩm định chỉ có thể dựa vào kinh nghiệm thực tế để thẩm định tính chính xác của các khoản thu chi này.
Một vấn đề nữa thường gặp trong q trình phân tích tài chính dự án đó là đa phần các dự án đều được coi như vốn đầu tư thường được bỏ ra một lần vào năm đầu tiên của dự án nhưng trên thực tế có thể được bỏ ra vào nhiều giai đoạn khác nhau với quy mô các nguồn vốn là khác nhau của dự án. Do tiền có giá trị về mặt thời gian nên điều này có thể làm ảnh hưởng đến việc tính tốn sai lệch về dòng tiền thực tế của dự án.
Khi xác định dòng tiền của dự án các cán bộ thẩm định thường tính tốn Dịng tiền = - Vốn đầu tư ban đầu + LNST + khấu hao TSCĐ + Lãi vay dài hạn.
Việc xác định dòng tiền như vậy chưa đề cập đến khoản thu khác và giá trị đầu tư bổ sung tài sản. Trên thực tế, tuy đa phần trong các dự án các khoản mục này là khơng đáng kể nhưng nó vẫn sẽ dẫn đến những sai số nhất định trong q trình tính tốn đặc biệt nó sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tính tốn các chỉ tiêu hiệu quả tài chính sau đó.
Khi thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính các cán bộ thẩm định chưa đề cập đến nhiều chỉ tiêu thường là chỉ đề cập đến 3 chỉ tiêu là: NPV, IRR và T. Tuy nhiên, đối với các dự án điện có tính chất phức tạp, nguồn vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài cần bổ sung thêm chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư, chỉ số sinh lời của dự án (PI) để có những phân tích, đánh giá tồn diện và chính xác hơn. Trên cơ sở những kết quả tính tốn, cán bộ thẩm định chưa có sự so sánh với các tiêu chuẩn chung của ngành, lĩnh vực hoặc các dự án đã được thẩm định cho vay nên kết quả thẩm định chưa mang tính thuyết phục cao. Mặt khác, mỗi chỉ tiêu lại có những ưu điểm và nhược điểm riêng, ưu điểm của chỉ tiêu này lại có thể khắc phục được nhược điểm của chỉ tiêu kia nên thực tế cần áp dụng linh hoạt hệ thống các chỉ tiêu mới có thể cho được kết quả chính xác.
Thứ tư, về chất lượng cán bộ thẩm định:
Đội ngũ cán bộ thẩm định của NHCTVN tuy được đào tạo khá bài bản về nghiệp vụ trong trường lớp, các khóa đào tạo thực tế tại chi nhánh và có sự nhiệt tình trong cơng tác nhưng chủ yếu là kiến thức về lĩnh vực tài chính ngân hàng, khơng có chun mơn về kỹ thuật nên cịn gặp nhiều khó khăn trong thẩm định các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là các lĩnh vực chuyên sâu về một ngành cụ thể như ngành điện đòi hỏi mức độ am hiểu kỹ thuật cao. Trong các trường hợp đó đa phần tại chi nhánh phải thuê thêm các chuyên gia, tư vấn tuy nhiên chi phí cho vấn đề này là rất lớn.
Mặt khác, như đã phân tích ở trên với việc làm kết hợp cả nghiệp vụ tín dụng lẫn nghiệp vụ thẩm định đã tạo ra cường độ làm việc căng thẳng, công việc thường xuyên chồng chéo và tình trạng làm thêm giờ là phổ biến nên chất lượng công tác cũng chưa cao.
Khả năng dự báo và nhạy bén của các cán bộ thẩm định với thị trường vẫn
còn những hạn chế nhất định bởi còn mang nhiều những yếu tố chủ quan và chủ
yếu dựa vào những thông tin mà chủ đầu tư cung cấp. Chưa có sự cọ sát sâu sắc
với thực tế để đánh giá về tình hình thị trường và đưa ra những dự báo mang tính
chính xác cao.
Thứ năm, nguồn thông tin cho hoạt động thẩm định chưa đầy đủ và vẫn cịn thiếu chính xác.
Các nguồn thơng tin đa phần vẫn được lấy từ chính các doanh nghiệp cho vay vốn và khơng đảm bảo độ chính xác cao. Đặc biệt đối với Tập đoàn điện lực Việt Nam ngân hàng rất khó tiếp cận các thơng tin tài chính để đánh giá các nguồn vốn thực tế tham gia vào dự án, khả năng cân đối nguồn trả nợ. Chính điều này đã hạn chế khả năng cung cấp thông tin cho Ngân hàng, hoặc cung cấp không đầy đủ, thiếu cập nhật và chuẩn xác. Hiện nay vẫn chưa có một
chế tài xử phạt cụ thể đối với các hành vi cung cấp thơng tin khơng chính xác nên vấn đề này gây rất nhiều khó khăn cho các cán bộ thẩm định. Trong khi đó các kênh thơng tin khác như trung tâm thông tin CIC cũng chưa thực sự được quan tâm đúng mức khiến mức độ chính xác của các nguồn thơng tin vẫn chỉ mang tính chất tương đối. Kênh thơng tin từ sự liên kết các ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng rất cao nên họ chưa có sự hỗ
trợ lẫn nhau trong việc cung cấp thông tin.