Phòng chống UTDD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thói quen ăn uống và một số yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân ung thư dạ dày tại bệnh viện bạch mai, bệnh viện đại học y hà nội và bệnh viện k năm 2018 (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.7. Phòng chống UTDD

Nhiều yếu tố góp phần vào sự hình thành UTDD, trong đó có những yếu tố chưa thể khắc phục được như chủng tộc, yếu tố gen. Nhưng cũng có nhiều yếu tố có thể hạn chế và khắc phục để giảm bớt nguy cơ gây ung thư [84].

1.7.1. Chế độ ăn uống

Cần duy trì một chế độ ăn uống hợp lý như:

- Hạn chế ăn thịt, cá, thức ăn bảo quản, lên men (cá, thịt ướp muối, hun khói, cá nướng, thịt hộp ...), các thực phẩm quá chua hoặc quá cay.

- Tránh ăn chế độ ăn quá mặn, uống rượu, bia, các loại thức uống chứa cồn, đặc biệt là hút thuốc lá, thuốc lá…

- Không nên ăn các loại thực phẩm đun nóng ở nhiệt độ cao, các đồ rán, nướng ướp nhiều gia vị.

- Không nên ăn các loại đồ ăn hộp, đồ ăn sẵn, đồ ăn nhiều chất bảo quản

- Nên ăn nhiều thức ăn có chứa các chất chống oxy hóa gồm Vitamin hịa tan trong nước như B, C và Vitamin tan trong dầu như A, D, E tròn quả tươi, rau củ.

- Tránh ăn quá no hay để quá đói mới ăn.

1.7.2. Vệ sinh ăn uống và vệ sinh môi trường

- Vệ sinh ăn uống, không nên trữ thực phẩm trong tủ lạnh quá lâu.

- Tránh dùng các hóa chất bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu để giảm sự tạo thành nitrate trong rau quả và nguồn nước.

- Tiệt khuẩn các dụng cụ nội soi, ống rửa dạ dày và hút dịch vị để tránh lây nhiễm H. pylori

1.7.3. Các biện pháp dự phòng khác

- Tiêu diệt H. pylori khi chưa có biểu hiện lâm sàng hoặc bệnh lý dạ dày.

- Những người trên 40 tuổi nên đi soi dạ dày kiểm tra nhằm phát hiện những tổn thương dạ dày để điều trị kịp thời.

- Phát hiện viêm dạ dày cần điều trị ngay, khơng để dẫn đến tình trạng viêm mạn tính hoặc loét nhất là viêm do vi khuẩn H. pylori. Nếu điều trị viêm, loét dạ dày cần tích cực lâu khơng khỏi nên phẫu thuật cắt bỏ.

UTDD đã là một vấn đề chăm sóc sức khỏe đáng kể trong một phần lớn của thế giới trong nhiều thập kỷ. Mặc dù tỷ lệ trong các số liệu được điều chỉnh theo độ tuổi đã giảm, nhưng có thể giảm nhanh hơn bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đặc biệt bằng việc xác định được các yếu tố nguy cơ và mối liên quan của chúng với UTDD [77].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thói quen ăn uống và một số yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân ung thư dạ dày tại bệnh viện bạch mai, bệnh viện đại học y hà nội và bệnh viện k năm 2018 (Trang 32 - 34)