Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thói quen ăn uống và một số yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân ung thư dạ dày tại bệnh viện bạch mai, bệnh viện đại học y hà nội và bệnh viện k năm 2018 (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Sử dụng thiết kế nghiên cứu bệnh chứng (Case-Control study).

2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu

Theo cách tính cỡ mẫu của Tổ chức Phịng chống Ung thư Quốc tế (IARC) [117]: Giả định sai số  = 0,05 (hai chiều), sai số  = 0,20, tỷ lệ hiện tiếp xúc với yếu tố nguy cơ 10-20%, và OR mong đợi = 2,0 hoặc 0,50.

Cơng thức:

n=¿

Trong đó:

n: Cỡ mẫu nghiên cứu, một ca bệnh chọn 2 ca chứng

α: Mức ý nghĩa thống kê, là xác suất mắc sai lầm loại 1 (loại bỏ Ho khi nó đúng); α = 0,05 tương ứng với độ tin cậy 95%

P1p1: Tỷ lệ tiếp xúc yếu tố nguy cơ trong nhóm bệnh

P2p2: Tỷ lệ tiếp xúc yếu tố nguy cơ trong nhóm chứng

qi (i = 1, 2): Tỷ lệ không tiếp xúc với yếu tố nguy cơ (qiq = 1- ppi)

Tra bảng tính sẵn, số ca bệnh và đối chứng cần ít nhất là 200 bệnh nhân ung thư và 400 bệnh nhân đối chứng.

2.3.3 Phương pháp chọn mẫu

Từ danh sách các bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật mỗi tuần của 3 bệnh viện, dựa theo tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng mà ta chọn ra nhóm bệnh (bệnh nhân bị UTDD) và nhóm chứng (bệnh nhân bị bệnh khác) tương đồng về tuổi (±5 năm), giới và cùng được điều trị phẫu thuật ghép cặp với nhau vào ngày thứ Sáu hàng tuần. Bệnh nhân được phỏng vấn tại giường bệnh tối hôm trước ngày phẫu thuật, cả ca bệnh và ca chứng.

2.3.4 Các thông tin được thu thập

Các thông tin thu thập gồm:

- Thông tin chung của bệnh nhân: Tuổi, giới, trình độ học vấn, chiều cao và

cân nặng để tính chỉ số khối BMI cơ thể, lấy chỉ số tại thời điểm bệnh nhân nằm viện.

- Thói quen dinh dưỡng cho một lần ăn ở mức nhỏ, bằng hay to hơn mức ăn

trung bình của những người cùng ăn ; tần suất sử dụng theo năm mức độ là hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm hoặc khơng ăn bao giờ trong vịng 1 năm trước khi mắc bệnh:

+ Tần suất ăn các loại thịt, trứng, hải sản như: tôm, cú, ốc, cá + Tần suất ăn các loại rau, củ và hoa quả

+ Tần suất ăn các loại đậu, đỗ, lạc

+ Thói quen sử dụng dầu mỡ, gia vị như mắm ca, tương, xì dầu, bột canh, mì chính trong chế biến thực phẩm.

- Các yếu tố khác liên quan đến UTDD

+ Tần suất uống rượu, bia và các loại thức uống khác

+ Tần suất uống sữa bị tươi, sữa đậu nành, ăn đường các loại + Có/khơng có tủ lạnh để bảo quản thức ăn

2.3.5 Các biến số và chỉ số nghiên cứu

Tất cả các bệnh nhân sau khi được lựa chọn vào nghiên cứu, được phỏng vấn để thu thập các dữ liệu theo bộ câu hỏi được thiết kế trước. Các thông tin được thu thập theo các mục cơ bản dưới đây:

-Thông tin chung của bệnh nhân: Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, chiều

cao, cân nặng.

-Sử dụng tủ lạnh để bảo quản thức ăn trong nhà.

-Thói quen uống các loại rượu, bia, trà, cà phê.

-Thói quen ăn các loại dầu, mỡ

-Thói quen ăn ngũ cốc và các sản phẩm khác

-Thói quen ăn các loại đậu đỗ và các sản phẩm chế biến từ đậu đỗ

-Thói quen ăn các loại rau, củ, quả

-Thói quen ăn các loại thịt, trứng

-Thói quen ăn các loại hải sản: cá, ốc, tơm, cua

-Thói quen ăn các loại gia vị: mắm, muối, tương, bột canh, mì chính

-Thói quen ăn bánh kẹo, sữa

(Chi tiết xem thêm bảng Phụ lục 1)

2.4 Công cụ và phương pháp thu thập số liệu

2.4.1 Công cụ thu thập

Công cụ thu thập số liệu: sử dụng mẫu hồ sơ sức khỏe cá nhân (HSSKCN) để thu thập các thói quen ăn uống và yếu tố liên quan đến UTDD của đối tượng nghiên cứu (Chi tiết trình bày ở Phụ lục 2).

+ Mẫu thu thập số liệu: được xây dựng căn cứ theo bộ câu hỏi về tần suất tiêu thụ thực phẩm bán định lượng (SQFF). Bộ câu hỏi về nhân khẩu học và các yếu tố nguy cơ liên quan đến UTDD (DLQ). Mẫu HSSKCN được thiết kế sẵn để thu thập thông tin về các xét nghiệm H. pylori, kết quả chẩn đốn giải phẫu bệnh, nhóm máu của bệnh nhân trước phẫu thuật [7],[8],[22],[24].

+ Nguyên tắc thiết kế bộ câu hỏi: Năm 2000, Viện Dinh Dưỡng đã sử dụng bộ câu hỏi về tần suất sử dụng thực phẩm (FFQ) và cuốn sách về các món ăn của Việt Nam (thành phần và cách chế biến món ăn), để tiến hành cuộc tổng điều tra dinh dưỡng trên 7,686 hộ gia đình khắp cả nước gồm 158 hộ gia đình (741 người) của thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận. Họ đã sử dụng bộ câu hỏi về tần suất thực phẩm (FFQ) và cuốn sách về các món ăn Việt Nam (thành phần và cách chế biến món ăn) gồm 184 loại thực phẩm để thu thập thơng tin về các thực phẩm món ăn mà hộ gia đình đã sử dụng trong 24 giờ qua. Kết quả của cuộc điều tra chính là cơ sở để xây dựng bộ câu hỏi SQFFQ cho các nghiên cứu về dinh dưỡng và phòng chống ung thư ở Việt Nam. Trong tổng số 184 loại thực phẩm, chỉ chọn các loại thực phẩm cung cấp ít nhất 80% các chất dinh dưỡng như đạm, mỡ, đường, chất béo, vitamin và muối khoáng đặc biệt là muối natri. Kết quả có 117 thực phẩm được chọn, nhưng trong khuôn khổ của luận văn chỉ phân tích và trình bày kết quả một số loại thực phẩm [9].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thói quen ăn uống và một số yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân ung thư dạ dày tại bệnh viện bạch mai, bệnh viện đại học y hà nội và bệnh viện k năm 2018 (Trang 35 - 38)