.21 Mối liên quan giữa thói quen ăn mặn và các loại gia vị với UTDD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thói quen ăn uống và một số yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân ung thư dạ dày tại bệnh viện bạch mai, bệnh viện đại học y hà nội và bệnh viện k năm 2018 (Trang 60 - 100)

Mức độ phơi nhiễm Số đối chứn g (n=) Số bệnh nhâ n (n=) Nguy OR* Khoảng tin cậy 95% Giá trị p Mắm cá Thấp , ít (91,5 lần/ năm) 74 41 1,00 (Tham khảo) Trung bình (625,2 lần/ năm) 271 106 0,68 0,43- 1,07 0,09 Tương Thấp , ít (20,1 lần/ năm) 101 47 1,00 (Tham khảo) Trung bình (78 lần/ năm) 70 29 0,82 0,46- 1,44 0,48

Cao, nhiều (379,3 lần/ năm) 21 11 1,13 0,50- 2,58 0,77 Xì dầu Thấp , ít (19,5 lần/ năm) 107 60 1,00 (Tham khảo) Trung bình (78 lần/ năm) 58 20 0,69 0,37- 1,29 0,25 Cao, nhiều (372,7 lần/ năm) 40 15 0,80 0,40- 1,60 0,53

(*OR và 95% khoảng tin cậy đã được chuẩn hóa theo tuổi và giới và chỉ tính cho người có sử dụng đồ uống hay thực phẩm)

Nhận xét: Theo bảng kết quả, thói quen ăn các loại mắm cá, tương, xì dầu làm

giảm nguy cơ ung thư dạ dày, nhưng khơng có ý nghĩa thống kê với p >0,05.

Bảng 3.22 Mối liên quan giữa thói quen ăn các loại sữa, bánh kẹo, trứng với UTDD

Mức độ phơi nhiễm Số đối chứng (n=) Số bệnh nhân (n=) Nguy OR* Khoảng tin cậy 95% Giá trị p Sữa bị tươi Thấp , ít (19,0 lần/ năm) 40 31 1,00 (Tham khảo) Trung bình (78 lần/ năm) 31 26 1,03 0,50-2,10 0,93 Cao, nhiều (473,7 lần/ năm) 26 7 0,32 0,12-0,85 0,02 Sữa đậu nành Thấp , ít (21,2 lần/ năm) 67 50 1,00 (Tham khảo) Trung bình (78,0 lần/ năm) 71 27 0,50 0,28-0,90 0,02 Cao, nhiều (417,8 lần/ năm) 53 21 0,48 0,25-0,92 0,03 Đường các loại Thấp , ít (21,6 lần/ năm) 211 88 1,00 (Tham khảo) Trung bình (78 lần/ năm) 80 38 1,25 0,78-2,00 0,36

Cao, nhiều (303,2 lần/ năm) 10 7 1,64 0,59-4,54 0,35 Trứng gà (Quả) Thấp , ít (22,3 lần/ năm) 113 65 1,00 (Tham khảo) Trung bình (78 lần/ năm) 233 89 0,66 0,44-0,98 0,04 Cao, nhiều (235,3 lần/ năm) 74 34 0,78 0,46-1,30 0,34

(*OR và 95% khoảng tin cậy đã được chuẩn hóa theo tuổi và giới và chỉ tính cho người có sử dụng đồ uống hay thực phẩm)

Nhận xét: Thói quen uống sữa đậu nành (OR= 0,48) và uống nhiều sữa bò

tươi (OR= 0,35) làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày có ý nghĩa thống kê p<0,05. Ăn trứng gà, trứng vịt, bánh bích quy làm giảm ung thư dạ dày nhưng chưa có ý nghĩa thống kê p>0,05. Việc dùng đường các loại thì tăng ung thư dạ dày (khoảng OR= 1,25-1,64) nhưng khơng có ý nghĩa thống kê p>0,05.

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

4.1 Một số thói quen ăn uống của bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai,Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện K năm 2018 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện K năm 2018

4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Tổng số đối tượng nghiên cứu có 207 bệnh nhân ung thư dạ dày và 452 bệnh nhân ở nhóm đối chứng được điều trị bằng phẫu thuật tại 3 bênh viện Bạch Mai, Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện K đủ tiêu chuẩn được chọn.

Giới tính: Kết quả cho thấy, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nam chiếm

62,2%, nữ chiếm 37,8%. Trong nhóm bệnh nhân ung thư dạ dày có 142 bệnh nhân nam (68,6%) và 65 bệnh nhân nữ (chiếm 31,4%). Cho thấy ung thư dạ dày gặp nhiều ở nam hơn so với nữ. Điều này rất phù hợp với các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam và trên thế giới. Như nghiên cứu của Ferlay và cộng sự (2013), số ca mắc ung thư dạ dày ở nam giới là 456,000 và nữ giới là 221,000, nam giới bị ung thư dạ dày nhiều hơn nữ giới hai lần [77].

nam và 19,33/100,000 là nữ. Như vậy hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy tỉ lệ mắc ung thư dạ dày ở nam giới cao hơn nữ giới [88]. Nguyên nhân của kết quả này chưa được lý giải một cách rõ ràng nhưng có khả năng nam giới phơi nhiễm với sự thay đổi của các yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày như yếu tố kinh tế- xã hội, lối sống, cũng như các yếu tố nội tiết tố nhiều hơn nữ giới

Tuổi: Độ tuổi trung bình cuả bệnh nhân mắc ung thư dạ dày trong nghiên cứu

này là trên 50 tuổi, trong đó độ tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm tuổi 50-69 chiếm 59,0%, nhóm tuổi 30-49 cũng chiếm tỉ lệ khơng nhỏ là 24,4%, rất ít các trường hợp được chẩn đốn ung thư dạ dày trong nhóm tuổi 20-29. Kết quả này phù hợp với một nghiên cứu ở Hàn Quốc về tương tác giữa tuổi và ung thư dạ dày cho thấy xu hướng gia tăng về tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm tuổi 40- 59, giảm dần ở nhóm tuổi 20- 39. Tuy nhiên, ở nghiên cứu này tỉ lệ mắc ung thư dạ dày ở nhóm tuổi dưới 50 cũng chiếm tỉ lệ khơng nhỏ, cho thấy ung thư dạ dày có xu hướng gặp ở ngưới trẻ bắt đầu tăng lên. Ở Hàn Quốc, một nghiên cứu của Jeong năm 2011 cho thấy tỉ lệ ung thư dạ dày ở mức cao nhất là 46,7% mắc ở những bệnh nhân dưới 30 tuổi so với 23,3% ở những người trên 70 tuổi [89]. Các đặc điểm lâm sàng của ung thư dạ dày khác nhau giữa bệnh nhân trẻ tuổi và người già và người ta cho rằng bệnh nhân trẻ tuổi có tiên lượng xấu hơn bệnh nhân lớn tuổi do chẩn đoán chậm và sự phát triển khối u nhanh hơn. Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều tranh cãi [70]. Bên cạnh đó, có thể bệnh nhân trẻ tuổi thường có giai đoạn tiến triển và khối u khơng phát hiện sớm]. Bởi vì sàng lọc nội soi khơng được thực hiện thường xun giữa các nhóm này, ngay cả ở các nước phát triển, chẩn đốn thường bị trì hỗn, đặc biệt là đối với các bệnh nhân khơng có triệu chứng.

Tóm lại, ung thư dạ dày ở bệnh nhân trẻ và già khác nhau về đặc điểm lâm sàng, bệnh lý và đặc điểm sinh học phân tử. Mặc dù ung thư dạ dày ở bệnh nhân trẻ tuổi thường có tiên lượng tốt hơn, yếu tố chính để dự đốn tiên lượng là giai đoạn ung thư dạ dày chứ khơng phải tuổi của bệnh nhân. Vì thế, tầm sốt ung thư dạ dày sớm ở tất cả các bệnh nhân có nguy cơ đặc biệt ở những người trẻ tuổi nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Trình độ học vấn: Đối tượng nghiên cứu nhìn chung có trình độ văn hóa từ

tiểu học trở lên. Những người có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên giảm nguy cơ ung thư dạ dày, học vấn càng cao nguy cơ ung thư dạ dày càng thấp đi, cụ thể học tập từ cao đẳng trở lên giảm nguy cơ ung thư dạ dày hơn 43% (OR=0,5).

Điều này khá phù hợp với kết quả nghiên cứu của Yusefi về các yếu tố nguy cơ ung thư dạ dày cho thấy nhóm bệnh nhân có trình độ học vấn cao mắc ung thư dạ dày thấp hơn đáng kể so với nhóm cịn lại, tình trạng kinh tế xã hội và trình độ học vấn là những yếu tố quyết định quan trọng nhất liên quan trực tiếp đến mức độ chăm sóc y tế [90]. Điều này có thể giải thích theo khía cạnh nhận thức khi trình độ học vấn càng cao người ta có nhiều kiến thức về chăm sóc bản thân nhất là trong quá trình ăn uống, lựa chọn thực phẩm cũng như xây dựng lối sống phù hợp nên khả năng tiếp cận với các yếu tố nguy cơ để gây ung thư dạ dày thấp hơn so với nhóm trình độ học vấn thấp hơn.

Chỉ số cơ thể BMI: Chỉ số khối của cơ thể đã được các bác sĩ sử dụng từ

nhiều năm nay như một cách đơn giản nhất về mặt lâm sàng trong việc đánh giá các nguy cơ sức khỏe liên quan đến cân nặng. Kết quả về chỉ số BMI nghiên cứu này có sự biến đổi mạnh, những bệnh nhân có thể trạng gầy BMI< 18,5 tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày với OR= 3,41 và có ý nghĩa thơng kê p< 0,05. Ngược lại số bệnh nhân thừa cân và béo phì BMI > 23 lại giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày OR= 0,20-0,30 và sự giảm này có ý nghĩa thống kê p< 0,05. Điều này chưa phù hợp với kết quả của một số nghiên cứu trước đây là thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày theo một phân tích tổng hợp của tác giá Ting Leong Ang cho thấy béo phì dẫn đến nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao, với đối tượng thừa cân (BMI 25 - 30 kg / m 2; RR 1,4, 95% CI= 1,16-1,68) và đối tượng béo phì (BMI> 30 kg / m 2; RR 2,06, 95% CI =1,63- 2,61) [89]. Một nghiên cứu mới nhất của Prashanth Rawla chỉ ra rằng béo phì có liên quan đến nguy cơ ung thư dạ dày, đặc biệt là đối với nam giới. Cả thừa cân và béo phì đều có liên quan đến nguy cơ ung thư dạ dày [91]. Tương tự, theo nhiều nghiên cứu và quan niệm trước đây, tình trạng thừa cân béo phì là gánh nặng về các bệnh khơng lây nhiễm. Đặc biệt, những người béo phì có nguy cơ ung thư cao hơn. Suy dinh dưỡng, thể trạng gầy tăng nguy cơ ung thư dạ dày vì hệ thống miễn dịch suy yếu, là hậu quả của sự lạc hậu, dinh dưỡng không đầy đủ, vệ sinh khơng tốt, có thể phối hợp với nhiễm trùng do vi khuẩn Hecolibacter Pylori làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Vì thế, để làm sáng tỏ hơn vấn đề này cần thiết phải tiến hành nhiều nghiên cứu sâu hơn nữa để xem xét kết quả nguy cơ mắc ung thư dạ dày của nhóm thừa cân béo phì và cịi cọc để đưa ra khuyến cáo phù hợp nhất.

Sử dụng tủ lạnh trong nhà: Ngày càng có nhiều người và các cuộc khảo sát

chú ý đến sự vướng mắc giữa việc sử dụng tủ lạnh và nguy cơ ung thư dạ dày. Điều này được quan tâm đáng kể trong lĩnh vực này kể từ những năm đầu thập niên 1980, khi một nghiên cứu kiểm soát trường hợp do Howson đề xuất và đồng nghiệp của ông cho rằng sử dụng tủ lạnh có thể đóng vai trị bảo vệ chống lại ung thư dạ dày. Con người ngày càng quan tâm về tác dụng của việc sử dụng tủ lạnh đối với nguy cơ ung thư dạ dày mặc dù những phát hiện từ một số nghiên cứu về dịch tễ học đã điều tra mối liên quan giữa sử dụng tủ lạnh và nguy cơ ung thư dạ dày với kết quả không nhất quán. Một phân tích tổng hợp dữ liệu của Shijiao Yan (2018) từ 12 quan sát với 13 báo cáo riêng biệt với 14,361 cá nhân cho thấy rằng việc sử dụng tủ lạnh có liên quan với nguy cơ ung thư dạ dày ở một số nước châu Á, những người sử dụng tủ lạnh giảm nguy cơ ung thư dạ dày thấp hơn 30% (OR = 0,68; 95% CI= 0,50- 0,93) những người không sử dụng tủ lạnh để bảo quản thức ăn [92]. Nghiên cứu này của chúng tôi cũng cho thấy nguy cơ ung thư dạ dày tăng (OR= 2,16, 95% CI= 0,42- 11,2) đối với những người khơng có tủ lạnh bảo quản thực phẩm tại nhà. Một số cơ chế sinh học tiềm năng có thể giải thích mối liên hệ giữa việc sử dụng tủ lạnh và nguy cơ ung thư dạ dày. Đầu tiên, tủ lạnh có thể làm cho thực phẩm và rau quả tươi lâu hơn và giảm khả năng sản xuất các hợp chất N- nitroso được coi là yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày. Thứ hai, làm lạnh có thể giữ vitamin cũng như chất chống oxy hóa khác ở mức cao hơn, từ đó bảo vệ khỏi tiếp xúc với các hợp chất N-nitroso và các chất gây ung thư khác. Thứ ba, việc sử dụng tủ lạnh có thể làm giảm nhu cầu và sử dụng các phương pháp bảo quản truyền thống như muối, ngâm và phơi khơ lâu ngày, cũng có thể dẫn đến ung thư.

4.1.2. Thói quen ăn uống của đối tượng nghiên cứu

Thói quen sử dụng đồ uống: Theo báo cáo tình trạng tồn cầu của Tổ chức Y

tế Thế giới (WHO) về rượu và sức khỏe năm 2012, 5,1% gánh nặng bệnh tật toàn cầu là do tiêu thụ rượu [1]. Hơn nữa, uống rượu ở nam giới cao hơn phụ nữ ở hầu hết các quốc gia. Tiêu thụ mãn tính và thường xuyên của đồ uống có cồn đã được coi là một yếu tố nguy cơ trong nguyên nhân của các bệnh ung thư khác nhau. Đặc biệt, rượu có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa như ung thư khoang miệng, thực quản, gan, dạ dày, đại tràng và trực tràng. Tiêu thụ rượu mạn tính và thường xuyên cũng dẫn đến tình trạng thiếu folate, có thể gây ra các phản ứng methyl hóa DNA sai lầm, do đó ảnh hưởng đến biểu hiện gen liên quan đến ung thư. Kết quả nghiên cứu

đã cho thấy thói quen uống rượu, của đối tượng nghiên cứu chủ yếu ở mức độ thấp ít chiếm 23,1%, mức độ nhiều chiếm 12,3% và mức trung bình là ít nhất chiếm 9.3%. Tương tự, việc tiêu thụ bia cũng chủ yếu uống ở mức độ thấp ít chiếm 25,9% và thấp nhất ở mức độ nhiều là 8,8%. Nhóm bệnh và nhóm chứng khơng có sự khác biệt nhiều. Do đó, bỏ rượu và hút thuốc lá, hấp thụ đủ lượng folate và duy trì hệ vi sinh tối ưu bao gồm các chiến lược hiệu quả để ngăn ngừa ung thư dạ dày và ruột kết. Theo báo cáo của World Cancer Research Found International, tốt nhất không nên uống rượu để ngăn ngừa một tỷ lệ đáng kể ung thư [93].

Trà: là một trong những đồ uống phổ biến ở các quốc gia như Trung Quốc và Nhật Bản, trà xanh chiếm 20% lượng tiêu thụ trà trên tồn thế giới. Trà xanh có nguồn gốc từ Camellia sinensis, một loại cây bụi thường xanh thuộc họ Theaceae. Không giống như trà đen được lên men, trà xanh được sản xuất theo quy trình khơng lên men. Trà xanh có thể được tiêu thụ dưới dạng nước giải khát pha hoặc chiết xuất từ vỏ. Ở một số nước, trà được sử dụng như chất bổ sung chế độ ăn uống. Ở Trung Quốc, việc sử dụng dược liệu của trà xanh có từ 4.700 năm trước. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra tác động của việc uống trà xanh theo thói quen trong phịng chống ung thư [65]. Chính vì thế, trong nghiên cứu này ta thấy cả nóm bệnh và nhóm chứng đều uống trà ở mức độ trung bình chiếm nhiều hơn 21,3%, mức thấp là 17,6%. Sự chênh lệch giữa các mức độ uống chưa đáng kể.

Cà phê: Cà phê là một trong những đồ uống được tiêu thụ rộng rãi nhất trên tồn thế giới với mức tiêu thụ trung bình hàng năm trên thế giới là 1,1 kg trên đầu người, đạt 4,5 kg ở các nước cơng nghiệp. Vì vậy, bất kỳ ảnh hưởng sức khỏe nào của cà phê là một vấn đề quan trọng của sức khỏe cộng đồng. Nhiều nghiên cứu đã điều tra mối liên quan giữa tiêu thụ cà phê và ung thư dạ dày. Cà phê là một hỗn hợp phức tạp chứa nhiều chất hóa học. Có một số cơ chế tiềm năng mà qua đó cà phê có thể điều chỉnh nguy cơ ung thư dạ dày. Ví dụ, cà phê có chứa một số hợp chất phenolic như axit chlorogen và axit caffeic, có đặc tính chống ung thư [94], [66]. Tuy vậy, đối tượng nghiên cứu trong cả hai nhóm bệnh và nhóm chứng đều uống cà phê chủ yếu ở mức độ thấp chiếm 10,2% cịn lại uống ở mức độ cao và trung bình khơng đáng kể, chỉ dưới 4%.

Thói quen sử dụng dầu thực vật, mỡ động vật:

Dầu thực vật và mỡ động vật chứa lượng chất béo cần thiết cho cơ thể. Theo cơ quan Quản lý Dược phẩm & Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo rằng nên có

30% hoặc ít hơn lượng calori tiêu thụ hàng ngày từ chất béo. Một số nhà dinh dưỡng học khác lại cho rằng lượng calori hang ngày có nguồn gốc từ chất béo của một người không nên vượt quá 10%, trong môi trường cực lạnh, chế độ ăn có 2/3 chất béo được chấp nhận vì lý do cần thiết duy trì sự sống.

Dầu thực vật có hàm lượng axit béo khơng no 52,5% cao hơn nhiều so với mỡ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thói quen ăn uống và một số yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân ung thư dạ dày tại bệnh viện bạch mai, bệnh viện đại học y hà nội và bệnh viện k năm 2018 (Trang 60 - 100)