Quản lí hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở các trường tiểu học thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 36 - 41)

1.4.1. Quản lí GDTC trong chương trình chính khóa (mơn thể dục)

* Quản lí mục tiêu dạy học môn thể dục

Dạy thể dục ở tiểu học nhằm giúp học sinh: (1) Có những kiến thức cơ bản ban đầu về các kĩ năng, kĩ xảo vận động cơ bản và đơn giản; (2) Hình thành và rèn kỹ năng thực hành những kĩ năng và kĩ xảo có nhiều ứng dụng thực tế trong cuộc sống; (3) Học tập mơn Thể dục góp phần hình thành và rèn luyện phẩm chất các đạo đức của người lao động trong xã hội hiện đại.

* Quản lí nội dung dạy học mơn thể dục

Nội dung, chương môn thể dục ở tiểu học gồm có: (1) Đội hình đội ngũ; (2) Bài thể dục phát triển chung; (3) Bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản; (4) Trị chơi vận động; (5) Mơn thể thao tự chọn (lớp 4 và lớp 5).

Hiệu trưởng quản lí đổi mới PPDH mơn thể dục của giáo viên bắt đầu từ việc (1) quản lí việc soạn, chuẩn bị bài trước khi lên lớp, (2) quản lí việc thực hiện, tổ chức giờ học trên lớp theo kế hoạch đã soạn (giờ giấc lên lớp, theo thời khóa biểu mơn thể dục hàng tuần, thực hiện nội dung tiết học theo chương trình sách giáo khoa); (3) quản lí việc giáo viên tham gia dự giờ và phân tích giờ dạy của đồng nghiệp về đổi mới phương pháp dạy học mơn thể dục, (4) quản lí việc giáo viên thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn thể dục của học sinh, theo quy định của Bộ GD-ĐT, nhằm thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học cho bản thân.

* Quản lí kiểm tra, đánh giá dạy học mơn thể dục

Hiệu trưởng quản lí việc thực hiện quy định kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn thể dục theo Thông tư 22/2016/TT-BGD ĐT, ngày 22 tháng 9 năm 2016 “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGD ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo” và Thông tư số 03/VBHN - BGD ĐT, ngày 28 tháng 9 năm 2016 Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học.

Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là yêu cầu thường xuyên nhằm đáp ứng với những thay đổi trong giáo dục. Chức năng của đánh giá kết quả học tập bao gồm: (1) chức năng quản lí của đánh giá thể hiện qua xếp loại, duy trì và phát triển chuẩn chất lượng; (2) chức năng kiểm soát và điều chỉnh hoạt động dạy học; (3) chức năng giáo dục và phát triển người học (động viên làm phát triển động cơ học tập, khuyến khích tự học…). Cơng tác kiểm tra đánh giá cần được đổi mới một cách cơ bản, đảm bảo tính khách quan, khoa học, tính q trình và phù hợp chuẩn. (Thái Duy Tuyên, 2001).

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là hoạt động thường xuyên, liên tục diễn ra trong tiết học, trong từng học động của tiết học để

nhằm theo dõi việc nắm bắt kiến thức của học sinh đạt yêu cầu ở mức độ nào sau mỗi hoạt động, có đạt mục tiêu của hoạt động đã đề ra khơng, từ đó giáo viên có biện pháp giúp đỡ học sinh đó học tập lại, học tập tiếp có hiệu quả hơn. Theo thông tư số 03/VBHN - BGD ĐT đánh giá trong quá trình học tập của học sinh cấp tiểu học phải đảm bảo:

- Về nội dung: Đánh giá cả quá trình học tập, vì sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học. Ngồi ra cịn đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.

- Đánh giá thường xuyên: là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện về kiến thức, kĩ năng, thái độ và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục. Đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh nhằm hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học.

Đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đánh giá bằng nhận xét là giáo

viên đưa ra những phân tích hoặc những phán đốn về học lực hoặc hạnh kiểm của người học bằng cách sử dụng các nhận xét được rút ra từ việc quan sát các hành vi hoặc sản phẩm học tập của học sinh theo những tiêu chí cho trước.

Một nhận xét tốt đảm bảo một số yêu cầu sau: (1)thực tế; (2)cụ thể;

(3)nhạy cảm đối với những vấn đề quan tâm, mục đích hay cố gắng của người học; (4)khuyến khích; (5)hướng dẫn; (6)kịp thời, không chậm trễ; (7)nói thẳng, khơng bóng gió, úp mở; (8)cho những ý kiến hay cảm nghĩ riêng thay vì đưa ra những lời nhận định đầy uy quyền (“cô nghĩ…, hay cô

- Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thơng cấp tiểu học và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

- Đối với môn học thể dục được đánh giá định kì như sau: Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức, kĩ năng để đánh giá học sinh theo 3 mức sau: Hoàn thành tốt (thực hiện tốt các yêu cầu học tập); Hoàn thành (thực hiện được các yêu cầu học tập) và Chưa hoàn thành (chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập). Ngồi ra q trình học tập mơn thể dục còn tham gia vào đánh giá định kì về năng lực và phẩm chất của học sinh ở 3 mức (Đạt tốt, Đạt và Cần cố gắng).

1.4.2. Quản lí hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa

Hiệu trưởng quản lí hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa bao gồm: xây dựng câu lạc bộ năng khiếu TDTT theo từng lĩnh vực riêng bộ môn thể dục; tổ chức bồi dưỡng rèn luyện đội tuyển các bộ môn TDTT, tạo nguồn vận động viên dự bị tham dự các giải thi đấu TDTT tại trường cũng như tại địa phương và ngành GD-ĐT các cấp tổ chức;…

Hội khoẻ Phù Đổng (viết tắt HKPĐ) là hoạt động TDTT nằm trong hệ thống các hoạt động TDTT lớn của ngành, quy mô tổ chức lớn và được các cấp, các ngành quan tâm đặc biệt, là hoạt động dành cho học sinh các cấp phổ thông nhằm:

(1) Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thường xuyên tập luyện và thi đấu các môn thể thao trong học sinh phổ thông để nâng cao sức khoẻ, phát triển thể chất góp phần giáo dục tồn diện cho học sinh;

(2) Góp phần thực hiện mục tiêu Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;

(3) Tổng kết, đánh giá công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường phổ thông;

(4) Phát hiện năng khiếu và những tài năng thể thao của học sinh phổ thông nhằm bồi dưỡng đào tạo tài năng thể thao cho đất nước.

HKPĐ được tổ chức rộng rãi, thường xuyên từ cấp trường theo chu kỳ 1 năm/lần; cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) theo chu kỳ 2 năm/lần. Trên cơ sở các mơn thi của HKPĐ tồn quốc, tăng cường các mơn thi thể thao dân tộc và các nội dung thi đơn giản phù hợp với đặc thù của từng trường, từng địa phương với mục đích chủ yếu là nâng cao sức khoẻ rèn luyện thể chất cho học sinh (Bộ GD-ĐT, 2015).

Việc tổ chức HKPĐ cấp trường được thực hiện hàng năm và ở tất cả các trường tiểu học như sau:

- Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban tổ chức HKPĐ cấp trường, trong đó:

+ Hiệu trưởng là Trưởng ban tổ chức,

+ Các ủy viên gồm: Các giáo viên bộ môn thể dục, các giáo viên chủ nhiệm và cán bộ phụ trách đồn, đội,...

- Ngồi ra nhà trường cịn có thể mời một số giáo viên trường bạn hoặc cán bộ TDTT tham gia nếu quy mô tổ chức lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở các trường tiểu học thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)