Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở các trường tiểu học thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 98)

đề xuất

3.3.1. Tổ chức khảo nghiệm

Nhằm lấy ý kiến đánh giá của các nhà quản lí giáo dục, giáo viên tiểu học về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí GDTC tiểu học thị xã Bình Minh. Chúng tơi tiến hành khảo sát, trưng cầu ý kiến đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên tiểu học trên địa bàn thị xã Bình Minh.

Quy mô khảo nghiệm, chọn 5 trường tiểu học thị xã Bình Minh. Mỗi trường chọn 01 hiệu trưởng, 01 phó hiệu trưởng, 03 tổ trưởng chuyên môn và 05 giáo viên (giáo viên thể dục và giáo viên chủ nhiệm). Vậy mỗi trường có 10 người được khảo sát, tồn thị xã có 50 người được khảo sát.

Nội dung khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí GDTC tiểu học:

Biện pháp 1: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy thể dục

Biện pháp 2: Đổi mới quản lí hoạt động dạy học mơn thể dục (chính khóa)

Biện pháp 3: Đổi mới quản lí hoạt động TDTT (ngoại khóa)

Biện pháp 4: Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDTC Biện pháp 5: Tăng cường các nguồn lực cộng đồng cho GDTC tiểu học

3.3.2. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp quản lí GDTC tiểu học

Biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Rất cần thiết Cần thiết Chưa cần thiết Trung bình Thứ bậc m1 Rất khả thi Khả thi Khơng khả thi Trung bình Thứ bậc n1 D2(m1 -n1)2 3 2 1 3 2 1 BP1 26 17 5 2.44 1 30 14 4 2.54 1 0 BP2 22 22 4 2.38 3 24 19 5 2.40 4 1 BP3 25 17 6 2.40 2 28 16 4 2.50 2 0 BP4 24 16 8 2.33 4 27 14 7 2.42 3 1 BP5 21 18 9 2.25 5 21 19 8 2.27 5 0 2.36 2.43 2

Để đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động GDTC tiểu học, đồng thời xem xét mức độ tương quan thuận hay nghịch của mỗi biện pháp theo tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp đó như thế nào.

Tác giả đã sử dụng công thức thống kê Spearman để xem xét tương quan thứ hạng của mỗi nội dung theo công thức sau:

Theo bảng số liệu trên, với n = 5; ∑ D2 = 2; giá trị 6 x ∑ D2 = 2; n(n2-1) = 120; thay vào cơng thức trên ta có R= 0,90; R>0

Vậy theo kết quả R>0 thì tính cần thiết và tính khả thi của nhóm các biện pháp quản lí hoạt động GDTC chúng có tương quan tỉ lệ thuận với nhau. Tức là sự đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp có thể cùng cao hoặc cùng thấp. Vì nếu như đánh giá sự cần thiết của các biện pháp quản lí GDTC càng cao thì tính khả thi thực hiện các biện pháp quản lý đó cũng cao theo, cịn nếu như đánh giá tính cần thiết các biện pháp quản lí GDTC thấp thì khả năng thực hiện các biện pháp đó cũng thấp theo.

Mặt khác, chỉ số R = 0,90 là khá cao (gần đến 1). Điều đó chứng tỏ rằng mối quan hệ giữa đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động GDTC là rất chặt chẽ.

Tức là các biện pháp quản lí GDTC vừa có tính cần thiết, đồng thời cũng có tính khả thi rất cao là cơ sở để đảm bảo nâng cao chất lượng GDTC tiểu học và đây là vấn đề được nhiều người khảo sát quan tâm nhất.

6 ∑ D2

R = 1 – [60]

Hình 3.1. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp quản lí GDTC tiểu học

Kết quả khảo sát biện pháp 1 “Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

dạy thể dục”, có mức độ cần thiết trung bình là 2.44 và mức độ khả thi trung

bình là 2.54. Điều đó chứng tỏ rằng biện pháp 1 có vừa có tính cần thiết và vừa có tính khả thi rất cao cho việc quản lí GDTC tiểu học. Vì chất lượng đội ngũ giáo viên sẽ quyết định trực tiếp đến chất lượng hoạt động TDTT của nhà trường.

Kết quả khảo sát biện pháp 2 “Quản lí hoạt động dạy học mơn thể dục

(chính khóa)” có mức độ cần thiết trung bình là 2.33 và mức độ khả thi trung bình là 2.42. Điều đó chứng tỏ rằng biện pháp 2 có vừa có tính cần thiết và vừa có tính khả thi rất cao cho việc quản lý GDTC tiểu học hiệu quả.

Kết quả khảo sát biện pháp 3 “Quản lí hoạt động TDTT (ngoại khóa)” có mức độ cần thiết trung bình là 2.38 và mức độ khả thi trung bình là 2.40. Điều đó chứng tỏ rằng biện pháp 3 có vừa có tính cần thiết và vừa có tính khả thi rất cao cho việc quản lí GDTC tiểu học hiệu quả. Vì nếu quản lý tốt hoạt động TDTT ngoại khóa cũng sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng hoạt động GDTC của nhà trường.

Kết quả khảo sát biện pháp 4 “Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho

hoạt động GDTC”có mức độ cần thiết trung bình là 2.40 và mức độ khả thi

trung bình là 2.50. Điều đó chứng tỏ rằng biện pháp 4 có vừa có tính cần thiết và vừa có tính khả thi rất cao cho việc quản lý GDTC tiểu học hiệu quả. Vì tăng cường cơ sở vật chất TDTT sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng hoạt động GDTC của nhà trường.

Kết quả khảo sát biện pháp 5 “Tăng cường các nguồn lực cộng đồng

cho GDTC tiểu học” có mức độ cần thiết trung bình là 2.25 và mức độ khả

thi trung bình là 2.27. Điều đó chứng tỏ rằng biện pháp 5 có vừa có tính cần thiết và vừa có tính khả thi rất cao cho việc quản lý GDTC tiểu học hiệu quả. Vì nếu thực hiện biện pháp tăng cường các nguồn lực cộng đồng cho GDTC tiểu học cũng sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng hoạt động GDTC của nhà trường.

3.3.3. Đánh giá kết quả khảo nghiệm

Kết quả khảo nghiệm các biện pháp quản lí GDTC tiểu học thị xã Bình Minh cho thấy rằng: Tất cả các biện pháp đề xuất quản lí GDTC tiểu học đều có tính cần thiết và tính khả thi rất cao. Đồng thời mối liên hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của mỗi biện pháp có quan hệ thuận rất chặt chẽ, ở mức cao.

Các biện pháp đề xuất đảm bảo tính khách quan, khoa học, thực tiễn bao qt tồn diện hoạt động quản lí GDTC. Mỗi biện pháp lại vừa bao quát, vừa đi sâu tồn diện, vào từng khía cạnh quản lí cụ thể của q trình quản lí GDTC nhưng lại cùng có chung mục tiêu là đảm bảo chất lượng GDTC theo đúng mục tiêu giáo dục cấp tiểu học.

Các biện pháp đề xuất đều có sự tương hỗ, đan xen lẫn nhau trong suốt quá trình thực hiện, tạo thành mạng lưới khép kín, bao qt tồn diện các mặt quản lí của hoạt động GDTC tiểu học.

Thực hiện quản lí GDTC tiểu học địi hỏi hiệu trưởng khơng thể quá đề cao một biện pháp nào mà cần phải thực hiện đồng bộ tất cả các biện pháp quản lí GDTC đã đề xuất vào thực tiễn.

Tiểu kết chương 3

Từ các nghiên cứu về lý luận và thực trạng quản lí hoạt động GDTC ở các trường tiểu học thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Đề tài đã đề xuất 05 biện pháp quản lí GDTC tại các trường tiểu học thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long gồm:

Biện pháp 1: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy thể dục Biện pháp 2: Quản lí hoạt động dạy học mơn thể dục (chính khóa) Biện pháp 3: Quản lí hoạt động TDTT (ngoại khóa)

Biện pháp 4: Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDTC Biện pháp 5: Tăng cường các nguồn lực cộng đồng cho GDTC tiểu học

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí GDTC tiểu học cho thấy rằng, hầu hết số người được khảo sát đều đánh giá rất cao tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí GDTC tiểu học đã đề xuất. Đồng thời kết quả khảo nghiệm cũng khẳng định rằng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí GDTC, các biện pháp chúng có mối quan hệ tương quan thuận và có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua nghiên cứu, có thể khẳng định rằng quan điểm đường lối, chính sách của đảng và nhà nước về công tác GDTC cho thế hệ trẻ là hoàn tồn đúng đắn. Cơng tác GDTC đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe phát triển thể chất, góp phần bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học. Cơng tác này địi hỏi nhiều người, nhiều thành phần cùng tham gia nhưng người đóng vai trò quyết định là Hiệu trưởng, người trực tiếp chỉ đạo cơng tác quản lí hoạt động GDTC trong nhà trường nói chung và hoạt động GDTC ngoại khóa nói riêng.

Quản lí GDTC tiểu học là quản lí tồn bộ các hoạt động dạy học thể dục chính khóa và hoạt động TDTT ngoại khóa trong nhà trường tiểu học. Nội dung quản lí GDTC tiểu học bao gồm: quản lí hoạt động dạy học mơn thể dục trong chương trình chính khóa và quản lí hoạt động TDTT ngoại khóa.

Đề tài đã tiến hành nghiên cứu, làm sáng tỏ một số khái niệm về quản lí GDTC trong trường tiểu học, tiếp cận các quan điểm quản lí hiện đại để phân tích, làm sáng tỏ nội dung quản lý hoạt động GDTC trong chương trình chính khóa và GDTC trong hoạt động ngoại khóa

Qua khảo sát và nghiên cứu thực trạng quản lí GDTC tiểu học thị xã Bình Minh đã cho phép rút ra những hạn chế, biểu hiện thiếu tính bền vững để phát triển như: năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên còn hạn chế so với yêu cầu đổi mới GDTC; phần lớn cơng tác quản lí chỉ dựa vào “kinh nghiệm”, cịn trơng chờ vào sự chỉ đạo của cấp trên mà ít chủ động sáng tạo tại cơ sở trong q trình quản lí TDTT ngoại khóa ở nhà trường đã dẫn đến hoạt động này đình trệ, khơng đáp ứng được u cầu của học sinh và nhân dân. Nguyên nhân chủ yếu do năng lực quản lí GDTC của CBQL, năng lực GDTC của giáo viên và nề nếp hoạt động GDTC của nhà trường cịn chậm

đổi mới, trong đó một phần khách quan từ việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện TDTT từ cấp trên.

Từ những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn nêu trên, luận văn đã đề xuất những biện pháp quản lí GDTC tiểu học tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long gồm 5 biện pháp cụ thể: (1) Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy thể dục; (2) Quản lí hoạt động dạy học mơn thể dục (chính khóa); (3) Quản lí hoạt động TDTT (ngoại khóa); (4) Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDTC; (5) Tăng cường các nguồn lực cộng đồng cho GDTC tiểu học. Các biện pháp được khẳng định về tính cần thiết và tính khả thi qua khảo nghiệm nhận thức.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Phòng GD-ĐT

- Đảm bảo chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên GDTC tại trường tiểu học đáp ứng yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ quản lí và hoạt động GDTC một cách tốt nhất.

- Đầu tư, trang bị thêm về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị GDTC tối thiểu để đáp ứng yêu cầu quản lí GDTC tiểu học hiệu quả nhất.

- Tham mưu tốt cho chính quyền cấp quản lí, phối hợp với các ngành, đồn thể ở địa phương để duy trì tổ chức hoạt động và nâng cao hoạt động GDTC trường tiểu học.

- Quan tâm chỉ đạo mạnh mẽ hơn đối với công tác GDTC trong địa bàn quản lí, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơng tác này ở cơ sở. Có tổng kết khen thưởng những đơn vị làm tốt, làm hay và đạt nhiều thành tích trong cơng tác này.

2.2. Đối với Hiệu trưởng trường tiểu học

- Nâng cao năng lực quản lí hoạt động GDTC ở nhà trường tiểu học, đặc biệt là mảng hoạt động GDTC ngoại khóa.

- Đi đầu trong việc thực hiện quản lí hoạt động GDTC tiểu học từ việc nghiên cứu lý luận quản lý giáo dục, vận dụng khoa học quản lí vào quản lí GDTC tiểu học phù hợp điều kiện nhà trường một cách hiệu quả.

- Đổi mới mạnh mẽ cơng tác quản lí nhà trường trong đó có hoạt động GDTC; tích cực, chủ động trong vai trò, nhiệm vụ được giao; tăng cường phối hợp, tranh thủ các nguồn lực từ địa phương và cộng đồng để phát triển hoạt động GDTC trong nhà trường.

- Tham mưu, đề xuất, kiến nghị với các cấp quản lí giáo dục về các nội dung quản lí nhằm đáp ứng cơng tác quản lí hoạt động GDTC tiểu học một cách kịp thời và hiệu quả nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ban Tuyên giáo Trung ương (2014), Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, BCH TW Đảng CSVN (khóa XI). Hà Nội: Nxb Chính trị

Quốc gia.

Bộ Giáo dục & Đào tạo (2010), Điều lệ trường Tiểu học, Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Bộ Giáo dục & Đào tạo (2016), Thông tư số 03/VBHN - BGD ĐT, ngày 28 tháng 9 năm 2016 Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học, Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Bộ Giáo dục & Đào tạo (2016), Quyết định 2336/QĐ-BGD ĐT ngày 6/7/2015, Quyết định của Bộ trưởng GD-ĐT ban hành Điều lệ Hội khỏe phù đổng toàn quốc lần thứ IX năm 2016, Bộ trưởng Bộ Giáo dục

và Đào tạo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh (3/1946), Lời kêu gọi tập thể dục của Chủ tịch Hồ

Chí Minh.

Diệp Chanh Tha (2016). Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở

các trường Trung học phổ thông huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Thạc sĩ

Quản lý giáo dục, Trường Đại học Đà Nẵng.

Dương Nghiệp Chí – Lê Bửu (2012), Quản lý phong trào thể dục thể thao, Nxb Thể dục Thể thao.

Đặng Quốc Bảo và các cộng sự (2010), Đổi mới quản lý và nâng cao chất

lượng giáo dục Việt Nam. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam.

Giáo trình quản lý TDTT (1998), trường đại học TDTT, Nxb Thể dục Thể thao.

Huỳnh Công Minh (2013), Vai trò của Hiệu trưởng trong đổi mới quản lý nhà trường, Báo Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh.

Lê Đông Dương (2017), Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh tiểu học tỉnh Thanh Hóa, Tiến sĩ khoa học giáo dục

Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

các trường THCS huyện Huế Võ, tỉnh Bắc Ninh, Thạc sĩ khoa học giáo

dục, Trường Đại học Thái Nguyên.

Nguyễn Xuân Cừ và Trần Văn Hậu (2013), Lý thuyết Giáo dục thể chất,

Trung tâm giáo dục thể chất và thể thao, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Nôvicốp A.D và Matvêep (1990), Lý luận và phương pháp GDTC, dịch

Phạm Trọng Thanh, Lê Văn Lẫm, Hà Nội: Nxb Thể dục Thể thao. Phan Thanh Long (2006), Giáo dục học. Hà Nội : Nxb Đại học Sư phạm Hà

Nội.

Phạm Văn Đồng (1972), Bài nói chuyên tại Hội nghị Tổng kết công tác thể

dục thể thao của ngành thể dục thể thao.

Phòng GD&ĐT thị xã Bình Minh (2017), Báo cáo tổng kết hoạt động GDTC năm học 2016-2017.

Quốc hội (2012), Hiến pháp nước CHXHCNVN, Hà Nội.

Quốc hội (2006), Luật Thể dục thể thao, số 77/2006/QH11, Hà Nội. Quốc hội (2009), “Luật Giáo dục”, Nxb Chính trị: Hà Nội.

Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Thủ tướng chính phủ (2011), Quyết định 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011, về

việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030, Hà Nội.

Trần Kiểm (2010), Khoa học tổ chức và tổ chức giáo dục, Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

Trần Văn Hồng (2015), “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại

các trường THCS quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng”, Thạc sĩ

khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng.

Trịnh Trung Hiếu (1997), Lý luận và phương pháp giáo dục thể thao trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở các trường tiểu học thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)