Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục thể chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở các trường tiểu học thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 41)

tại trường tiểu học

1.5.1. Yếu tố chủ thể quản lí

Hiệu trưởng là người có vị trí quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong nhà trường. Với vai trò của người thủ trưởng nhà trường, với phong cách lãnh đạo (năng động, sáng tạo, dân chủ, gần gũi, quyết đoán…) của hiệu trưởng sẽ là yếu tố ảnh hưởng và quyết định hoạt động của các chủ thể khác trong nhà trường hoạt động theo nhịp độ lãnh đạo và quản lí của thủ trưởng.

Có thể nói, đây là con chim đầu đàn, là thuyền trưởng, là nhà thiết kế và người tổ chức thực hiện, xây dựng kế hoạch, bồi dưỡng lực lượng, giám sát và đánh giá, khen thưởng động viên trong các phong trào trong đó có TDTT. Với nhiệm vụ tổ chức, điều hành và phối hợp các lực lượng thực hiện nhiệm vụ thì người hiệu trưởng sẽ tạo sự phát động và thúc đẩy hài hòa giữa điểm và diện, giữa khâu then chốt và khơng then chốt, giữa người tích cực và chưa tích cực. Ngồi ra, Hiệu trưởng có ảnh hưởng lớn nhất trong hệ thống quản lí ngành, đến kết quả học tập của HS. Cụ thể, nếu Lãnh đạo thích văn nghệ thì HS dễ làm văn nghệ, Lãnh đạo thích thể thao thì phong trào TDTT sẽ phát triển,… phong cách làm việc của HT sẽ ảnh hưởng đến cả môi trường hoạt động của nhà trường (Huỳnh Công Minh, 2013).

1.5.2. Yếu tố đối tượng quản lí

(1) Giáo viên: Giáo viên là người trực tiếp tổ chức hoạt động dạy học

và chịu trách nhiệm chất lượng dạy học của mình. Với vị trí, vai trị của giáo viên tiểu học là “thần tượng” cao đẹp trong tâm hồn học sinh, được học sinh

tơn kính nhất. Chính vì vậy, hơn ai hết giáo viên sẽ có ảnh hưởng tuyệt đối và trực tiếp đến chất lượng học tập của học sinh.

(2)-Học sinh: Bản thân học sinh, với năng lực tự học (việc học) là có ý

nghĩa quyết định trong hoạt động học tập. Năng lực tự học (nội lực) sẽ khó phát triển nếu thiếu sự hướng dẫn của thầy và sự hợp tác của các bạn (ngoại lực). Nhưng tác động của thầy và môi trường xã hội sẽ kém hiệu lực nếu không phát huy được năng lực tự học của người học.

1.5.3. Yếu tố môi trường

a. Môi trường bên trong nhà trường

(1)-Sinh hoạt chuyên môn: Sinh hoạt tổ chuyên môn, dự giờ thăm lớp,

tổ chức chuyên đề GDTC.

(2)-Cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất, nhà đa năng, sân chơi, bãi tập,…, có

được trang bị đầy đủ,…để giáo viên và học sinh sử dụng, phát huy tác dụng đối với việc đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng giáo dục thể chất là vấn đề cần được quan tâm.

(3)-Thời gian học của học sinh: Thời gian học của học sinh tiểu học có

cũng có ảnh hưởng lớn đối với chất lượng giáo dục thể chất.

b. Mơi trường bên ngồi nhà trường

(1) Chính sách: Các chính sách đối với học sinh, giáo viên tiểu học vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa … cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục thể chất ở những trường này.

(2) -Vị trí địa lí trường đóng (trung tâm): Trường tiểu học nằm ở vị trí

trung tâm tỉnh, thành phố, huyện, thị trấn, xã, phường sẽ có điều kiện thu hút học sinh hơn những trường nằm ở vùng nông thôn.

(3) – Cộng đồng dân cư: Mật độ dân cư nơi trường tiểu học đóng cũng

ảnh hưởng đến chất lượng dạy học tiểu học. Nơi dân cư thưa thớt, rải rác ở các cánh đồng, vườn cây sâu của các xã vùng sâu, vùng dân tộc … cũng ảnh

(4)-Văn hóa địa phương: Tập quán, văn hóa địa phương, nhận thức người dân nơi trường tiểu học đóng cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục thể chất.

Tiểu kết chương 1

Quản lí hoạt động GDTC là sự tác động liên tục mang tính mục đích có kế hoạch của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu GDTC đã đề ra. Quản lý GDTC có mục tiêu, chức năng và nguyên tắc riêng của mình.

Nghiên cứu quản lí hoạt động GDTC ở trường tiểu học là lĩnh vực chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều. Kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, quản lý giáo dục, tác giả đã làm sáng tỏ một số khái niệm về lĩnh vực này; làm sáng tỏ mục tiêu, nội dung GDTC đối với học sinh tiểu học nói chung. Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và các nội dung cơ bản của hoạt động GDTC ở trường tiểu học, cũng như nắm bắt được những đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm GDTC cho học sinh và vai trị của nó đối với học sinh tiểu học.

Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các chủ thể quản lí, nội dung quản lí GDTC và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí GDTC cho học sinh tiểu học sẽ là những căn cứ để đề xuất nội dung khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lí hoạt động GDTC ở các trường tiểu học thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long hiện nay.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ XÃ BÌNH MINH

TỈNH VĨNH LONG 2.1. Khái quát quá trình điều tra khảo sát

2.1.1. Mục đích khảo sát

Nhằm đánh giá khách quan chất lượng hoạt động GDTC của học sinh và cơng tác quản lí hoạt động GDTC ở các trường tiểu học thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

2.1.2. Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát là (CBQL) của Phòng GD-ĐT, CBQL nhà trường và giáo viên của 5 trường tiểu học tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, đó là: trường tiểu học Thị trấn Cái Vồn B; trường tiểu học Đông Thành C; trường tiểu học Đông Thạnh A; trường tiểu học Đơng Bình B; trường tiểu học Ngơ Thì Nhậm. Đây là 05 trường tiểu học với quy mô, chất lượng và địa bàn khác nhau bao gồm trường đạt Chuẩn quốc gia, trường chưa đạt chuẩn, trường ở vùng thành thị và vùng nơng thơn, trường có đơng học sinh dân tộc theo học,... vì thế có thể đại diện được cho giáo dục tiểu học thị xã Bình Minh.

2.1.3. Nội dung khảo sát

Khảo sát về số lượng, chất lượng giáo viên dạy thể dục; chất lượng của hoạt động GDTC trong giờ chính khóa và hoạt động của các câu lạc bộ ngoại khóa; thực trạng quản lí mục tiêu nội dung, đổi mới phương pháp, kiểm tra đánh giá hoạt động GDTC và các yếu tố khác ảnh hưởng đến hoạt động GDTC ở trường tiểu học thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long..

2.2. Tình hình giáo dục tiểu học thị xã Bình Minh

Thị xã Bình Minh hiện có 14 trường tiểu học (14 trường công lập). Trong 5 năm gần đây, quy mô trường, lớp, học sinh ở cấp tiểu học bị giảm

dần. Số trường bị giảm là 0 trường; số lớp giảm 5 lớp; số học sinh giảm 142 học sinh. Nguyên nhân là do sự ổn định trong tỷ lệ gia tăng dân số và giảm tỉ lệ sinh đẻ trong dân đối với độ tuổi cấp tiểu học.

Số giáo viên tăng 43 GV, chủ yếu là tăng số lượng GV dạy các môn chuyên biệt và năng khiếu. Giảm đơn vị trường, giảm các lớp học ở các điểm nhỏ lẻ sẽ tạo thuận lợi cho việc tinh giản biên chế bộ máy hành chính của các điểm phụ của đơn vị trường tiểu học để sáp nhập thành trường tiểu học đủ quy mơ số lớp cho tồn cấp và thuận lợi trong việc tổ chức hoạt động dạy học có chất lượng hơn. Đồng thời tăng tỉ lệ giáo viên dạy các môn chuyên biệt, tự chọn năng khiếu là điều kiện để nâng cao chất lượng dạy học tiểu học.

Cấp tiểu học hiện có số học sinh khá lí tưởng, trung bình khơng q 26 HS/lớp; Tỉ lệ giáo viên/lớp dần được nâng cao từ 1,2 GV/lớp mà hiện nay đã đạt 1,5 GV/lớp; tỉ lệ HS/GV lại càng khá lí tưởng trung bình từ 21,7 HS/GV mà hiện nay đã đạt 18 HS/GV; tỉ lệ lớp/phòng học từ 1,4 lớp/phòng, nhưng hiện nay đạt 1,2 lớp/phòng là điều kiện thuận lớp để tổ chức học 2 buổi/ngày để nâng cao chất lượng giáo dục.

Công tác phổ cập giáo dục tiểu học có nhiều tiến bộ. Tổng số xã, phường đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi hiện nay là 8/8(100%) xã, phường của thị xã Bình Minh đã đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và xóa mù chữ.

Đội ngũ CB-GV cấp tiểu học sau 5 năm tăng 1,14 lần, trình độ đào tạo tỉ lệ đạt chuẩn hóa trở lên (trung cấp sư phạm) 2 năm gần đây đã đạt 100%, tỉ lệ trên chuẩn (Cao đẳng, Đại học,…) hiện nay đạt 75,5% (tăng 20% so với 5 năm trước). Trình độ đào tạo của đội ngũ cấp tiểu học cao thể hiện sự phấn đấu quyết tâm không ngừng học tập của cán bộ, giáo viên toàn cấp tiểu học. Đây là điều kiện cơ bản để nâng cao tay nghề và là điều kiện tiên quyết cho

Tổng số phòng học tiểu học trong 5 năm qua ln ổn định (vì lí do khách quan là số lớp và số học sinh giảm – giảm tỉ lệ dân số tự nhiên) chủ yếu là cải tạo và xây dựng lại mới nên cho ta thấy rằng số phòng học cấp 3 (kiên cố) đã tăng dần tốc độ theo thời gian: sau 5 năm tăng 14% số phòng học; sau 5 năm tiếp theo lại tăng 15% số phòng học. Cũng tương tự, ta thấy số phịng cấp 4 giảm sau 5 năm chỉ có dưới 20% số phịng; cịn phịng tạm thời giảm mạnh nhất từ 8,3% xuống còn 0,4% số phòng, đặc biệt giai đoạn 2008-2009 về sau nay khơng cịn phịng tre lá.

Thị xã Bình Minh hiện có 8/14 đơn vị (57,14%) trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia (trong đó có 2 trường đạt mức độ 2)

Bảng 2.1. Thống kê tiến độ xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

Năm học 2013-2014 2014-2015 2015-2016 2016-2017 2017-2018

Số trường 16 14 14 14 14

Tr. Đạt

CQG 5 5 5 7 8

Tỉ lệ 31,25 35,71 35,71 35,71 57,14

Nguồn: Báo cáo trường đạt Chuẩn QG của phòng GD-ĐT thị xã Bình Minh

Theo bảng thống kê ta thấy, sau 5 năm (từ 2013 đến 2018) thì trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn này đã tăng 3 trường (22,2%). Điều đó thể hiện sự phấn đấu quyết tâm xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là mục tiêu lớn và lâu dài của ngành giáo dục thị xã Bình Minh.

Việc phấn đấu xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là một nỗ lực lớn của các cấp quản lí giáo dục mà trực tiếp là tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên mỗi nhà trường. Xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là

chủ trương lớn của Bộ GD-ĐT nhằm hướng các trường đến một môi trường dạy và học lí tưởng, có chất lượng cao và bền vững.

Bảng 2.2. Thực trạng học sinh các trường tiểu học thị xã Bình Minh năm học 2017-2018 TT TÊN TRƯỜNG GV môn TD

KHỐI 1 KHỐI 2 KHỐI 3 KHỐI 4 KHỐI 5

Lớp TS HS Lớp TS HS Lớp TS HS Lớp TS HS Lớp TS HS 1 Cái Vồn A 3 6 229 5 166 7 240 6 223 6 221 2 Cái Vồn B 3 5 196 5 166 6 211 6 212 7 236 3 Thoại Ngọc Hầu 2 5 186 5 129 5 160 5 150 6 169 4 Thuận An C 2 3 80 3 57 4 86 3 88 3 97 5 Đơng Bình A 1 3 106 3 84 3 113 3 102 4 110 6 Đơng Bình B 1 3 75 2 50 3 102 3 86 2 67 7 Phù Ly 1 2 46 2 42 2 37 2 38 2 37 8 Đông Thạnh A 2 3 85 3 94 3 99 4 107 3 95 9 Đông Thành A 1 2 72 2 57 2 74 3 86 2 75 10 Đông Thành B 1 1 31 1 26 1 32 2 39 2 39

11 Đông Thành C 1 2 57 2 50 2 53 2 60 2 53 12 Mỹ Hòa A 2 3 80 3 56 3 64 3 67 3 60 13 Mỹ Hòa C 2 3 106 3 65 3 87 4 95 3 77 14 Ngơ Thì Nhậm 1 2 62 2 56 3 74 3 70 3 64 Cộng 23 43 1412 41 1098 47 1435 49 1423 48 1397

Thị xã Bình Minh, có 23 GV dạy mơn thể dục. Có 228 lớp tiểu học với 6.765 học sinh. Tỉ lệ lớp/giáo viên là 9,9 lớp/GV; học sinh/giáo viên là 294 HS/GV; Học sinh/lớp là 29 HS/lớp.

Bảng 2.3. Thống kê số liệu giáo viên GDTC trường tiểu học

TT TÊN

TRƯỜNG

GV môn

TD

TĐ Chuyên môn Năng lực chuyên môn

ĐH TC Giỏi cấp tỉnh Giỏi Cấp thị Giỏi cấp trường 1 Cái Vồn A 3 2 1 1 2 2 Cái Vồn B 3 3 1 2 3 Thoại Ngọc Hầu 2 1 1 1 1 4 Thuận An C 2 1 1 1 1 5 Đơng Bình A 1 1 1 6 Đơng Bình B 1 1 1 7 Phù Ly 1 1 1 8 Đông Thạnh A 2 2 1 1

9 Đông Thành A 1 1 1 10 Đông Thành B 1 1 1 11 Đông Thành C 1 1 1 12 Mỹ Hòa A 2 1 1 1 1 13 Mỹ Hòa C 2 1 1 1 1 14 Ngơ Thì Nhậm 1 1 1 Cộng: 23 17 4 2 3 9 11

Thị xã Bình Minh có 100 GV dạy thể dục đạt chuẩn trình độ chuyên mơn theo quy định. Trong đó có 17/23 (73,9%) GV thể dục có trình độ đào tạo Đại học, 4/23 (17,4%) GV có trình độ đào tạo là Cao đẳng và 2/23 (8,7%) GV có trình độ đào tạo là Trung cấp sư phạm.

Hình 2.1. Thực trạng trình độ đào tạo Giáo viên TDTT tiểu học

Từ các số liệu và hình trên, ta có thể thấy rằng điểm mạnh về trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên dạy thể dục cấp tiểu học thị xã Bình Minh, tất cả 100% được đào tạo đúng chun mơn giảng dạy, khơng có GV nào khơng đủ tiêu chuẩn. Đó là một thế mạnh lớn cần được phát huy trong thời gian tới.

Thị xã Bình Minh có 3/23 (13%) GV dạy thể dục đạt GV dạy giỏi cấp tỉnh, có 9/23 (39,1%) đạt GV dạy giỏi cấp thị và có 11/23 (47,8%) đạt GV dạy giỏi cấp trường.

Hình 2.2. Thực trạng GV thể dục tiểu học đạt GV dạy giỏi

Về năng lực chun mơn, ta có thể thấy rằng tỉ lệ giáo viên dạy thể dục cấp tiểu học thị xã Bình Minh đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh là rất ít, có gần 50% là giáo viên giỏi cấp trường, so với bình quân chung của GV tiểu học thì đây lại là hạn chế, trái ngược với trình độ chun mơn. Điều đó cho thấy rằng đội ngũ GV dạy thể dục chưa tích cực đầu tư tham dự các Hội thi GV dạy giỏi cấp thị và cấp tỉnh để giao lưu, nâng cao tay nghề. Dù là nguyên nhân chủ quan hay khách quan thì đây cũng là điểm yếu cần được khắc phục trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả giảng dạy mơn thể dục nói riêng và hiệu quả hoạt động GDTC thị xã Bình Minh nói chung.

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục thể chất tại các trường tiểu học thị xã Bình Minh thị xã Bình Minh

2.3.1. Thực trạng việc tổ chức hoạt động giáo dục thể chất

(1) Thực trạng tổ chức dạy học môn thể dục cấp tiểu học, trong chương trình chính khóa ln đảm bảo đủ và đúng theo nội dung, chương trình, thời

khóa biểu quy định của Bộ GD-ĐT trong biên chế từng năm học, học kỳ và hàng tuần ở mỗi lớp học.

Để đánh giá thực trạng tổ chức dạy học môn thể dục trong chương trình chính khóa tại các trường tiểu học thị xã Bình Minh, chúng tơi tiến hành khảo sát trưng cầu ý kiến đối với CBQL, GV tiểu học thị xã Bình Minh.

Kết quả khảo sát, số phiếu thu về là 48 phiếu. Mức độ đánh giá Tốt = 3 điểm; TB = 2 điểm; Chưa tốt = 1 điểm.

Bảng 2.4. Thực trạng tổ chức dạy học mơn thể dục trong chương trình chính khóa

T

T Nội dung khảo sát

Mức độ đánh giá (48 phiếu) Trung bình Thứ bậc Tốt TB Chư a tốt 3 2 1

1 Thực hiện dạy đủ số tiết quy định

trong tuần đối với từng khối lớp 25 12 11 2.29 1 2 Thực hiện dạy đúng nội dung sách

giáo khoa thể dục hiện hành 20 14 14 2.13 4 3 Thực hiện đủ và đúng giờ lên lớp

theo thời khóa biểu mơn thể dục 15 20 13 2.04 5

4

Thực hiện dạy đầy đủ nội dung chương trình thể dục ở từng học kỳ

20 20 8 2.25 2

5

Đảm bảo hồn thành chương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở các trường tiểu học thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)