ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH

Một phần của tài liệu 0627 hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hà nam (Trang 75 - 84)

NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NAM

2.3.1. Kết quả đạt được

Đứng trên vị thế là một trong những đơn vị đứng đầu hệ thống VietinBank với thành tích 13 năm xuất sắc liên tiếp , VietinBank Hà Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là trong công tác cho vay đối với DNNVV. Cụ thể chi nhánh đã đạt được những kết quả như sau:

Thứ nhất, số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với ngân hàng đã tăng

lên đáng kể qua từng năm. đứng trước sự cạnh tranh gay gắt về cả lãi suất cũng như thu hút khách hàng của các ngân hàng hoạt động trên địa bàn tỉnh Hà Nam, Chi nhánh luôn quan tâm đặc biệt tới công tác khách hàng. Số lượng khách hàng được cấp tín dụng như bổ sung vốn lưu động, đầu tư dự án, hỗ trợ SXKD,.. ..ngày càng tăng. Đây là kết quả của sự nỗ lực của Chi nhánh trong thực hiện hoạt động marketing đối với DNNVV. Cán bộ tín dụng đã trực tiếp tiếp xúc, đặt quan hệ với khách hàng tiền năng bên cạnh việc duy trì mối quan hệ thân thiết với các khách hàng hiện tại. Đội ngũ cán bộ ngân hàng có thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, trình độ chun mơn cao góp phần thu hút thêm khách hàng mới đến vay vốn tại Chi nhánh.

Thứ hai, doanh số cho vay và dư nợ cho cho vay đối với DNNVV tăng

trưởng đều và rõ rệt. doanh số và dư nợ tín dụng tài trợ hoạt động cho vay tăng liên tục qua các năm, ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh. Đây là kết quả từ việc số lượng khách hàng được cấp tín dụng tăng, thêm vào đó giá trị mỗi khoản vay cũng lớn hơn so với trước. Dư nợ

cho vay đối với DNNVV tăng trưởng qua các năm mặc dù tình hình kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, điều này chứng tỏ công tác thẩm định, kiểm tra và giám sát các khoản vay rất chặt chẽ với mục tiêu đảm bảo an toàn nguồn vốn.

Thứ ba, cơ cấu cho vay đối với DNNVV chuyển dịch theo hướng tích cực,

giảm dần tỷ trọng cho vay DN công nghiệp và đa dạng hóa cho vay tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại và dịch vụ. Bên cạnh đó, trong tổng dư nợ cho vay đối với DNNVV, tỷ trọng dư nợ trung dài hạn bắt đầu gia tăng, cho thấy ngân hàng đã bắt đầu hướng đến đáp ứng nhu cầu của các DNNVV.

Thứ tư, chất lượng cho vay đối với DNNVV hiện đang được kiểm soát tốt..

Giai đoạn 2018-2020 được coi là năm thành công trong việc xử lý nợ xấu và thu hồi nợ ngoại bảng, hội đồng tín dụng và tổ thu nợ đã tập trung hồn thiện hồ sơ trình VietinBank duyệt hạch toán ngoại bảng đối với những khách hàng có nợ xấu; tích cực bám sát doanh nghiệp, lên kế hoạch cụ thể và chi tiết theo từng khách hàng, từng món nợ để thu hồi tối đa nợ hạch toán ngoại bảng.

Thứ năm, quy trình cho vay đối với DNNVV tương đối hợp lý, chặt chẽ,

khoa học và khá nhanh gọn. Quá trình thẩm định hồ sơ khách hàng luôn thực hiện tuần tự các bước, có chấm điểm xếp hạng tín dụng để đánh giá độ rủi ro đối với ngân hàng. Mức cho vay tối đa trên tài sản đảm bảo tương đối phù hợp, chấp nhận nhiều hình thức bảo đảm khác nhau, thời gian vay vốn linh hoạt, phương thức tra nợ đa dạng. Thêm vào đó, do xuất thân từ ngân hàng quốc doanh nên có khả năng tiếp cận tài khoản tiền gửi của các doanh nghiệp nhà nước, nguồn vốn viện trợ, tài trợ của chính phủ theo chương trình, dự án nên lãi suất cho vay của VietinBank nói chung và VietinBank Hà Nam nói riêng cạnh tranh hơn so với các sản phẩm của ngân hàng khác.

Bằng sự nỗ lực của Ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên, VietinBank Hà Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong mọi hoạt động. Với việc xác định rõ vai trò là một trung gian tài chính, chi nhánh đã tích cực đẩy mạnh hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng; tăng cường quảng bá hình ảnh tới khách hàng và thiết lập nhiều mối quan hệ bền vững và gia tăng nhóm khách hàng truyền thống. Hoạt động tín dụng, trong đó có cho vay đối với DNNVV được chi nhánh đặc biệt chú trọng và luôn tiến hành đổi mới cơ cấu cho vay hợp lí, hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu đầu tư của xã hội. Với những hoạt động đó, VietinBank Hà Nam đã khẳng định được vị thế của mình trên địa bàn hoạt động, đồng thời góp phần thúc đẩy nền kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Nam

2.3.2. Những hạn chế

Thời gian vừa qua, hoạt động cho vay đối với DNNVV của VietinBank Hà Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên việc mở rộng hoạt động này còn hạn chế. Với tiềm năng của địa bàn Chi nhánh đang hoạt động và năng lực của Ngân hàng, có thể nói hiệu quả cho vay đối với DNNVV của chi nhánh còn chưa cao. Hạn chế này được biểu hiện thông qua thông qua nhiều mặt khác nhau của hoạt động cho vay đối với DNNVV. Bao gồm:

Thứ nhất, số lượng DNNVV vay vốn và tỷ trọng cho vay đối với DNNVV

đã được cải thiện và ngày càng tăng, tuy nhiên tỷ trọng vẫn ở mức trung bình dưới 50%, chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch Ban lãnh đạo VietinBank đặt ra. Đây là nhóm khách hàng rất tiềm năng nên Chi nhánh phải có chính sách khai thác hợp lí. Với mục tiêu mỗi DNNVV sử dụng tối thiểu 2 sản phẩm của VietinBank và 1 sản phẩm tín dụng như cho vay thấu chi, cho vay hạn mức, đầu tư dự án,.. .CN

cần củng cố hơn nữa công tác marketing, chăm sóc và thu hút DNNVV đến vay vốn.

Thứ hai, việc mở rộng cho vay đối với DNNVV về quy mô và doanh số bị

hạn chế do nguồn huy động vốn vẫn chưa có tính chất ổn định. Một mặt tại chi nhánh chủ yếu nguồn vốn huy động được giao cho các can bộ nguồn vốn với các chỉ tiêu, sau đó dùng làm chỉ tiêu đánh giá kết quả lương, thưởng cán bộ và chi nhánh nói chung. Mặt khác, tại thời điểm 6 tháng đầu năm, thường các doanh nghiệp tập trung nguồn vốn kinh doanh nên nguồn vốn nhàn rỗi ở ngân hàng ít hơn các thời điểm khác như cuối năm thì các doanh nghiệp thu tiền về nên nguồn vốn tại chi nhánh dồi dào hơn.

Thứ hai, quy mô cho vay trung dài hạn đối với DNNVV đã có sự tăng

trưởng, tuy nhiên tỷ trọng trên doanh số cho vay còn thấp, chỉ chiếm khoảng 35,25%. Nguyên nhân là do ngân hàng thích cho vay ngắn hạn hơn, giảm cho vay trung hạn đối với DNNVV. Các DNNVV có vốn ít, trang thiết bị máy móc tương đối lạc hậu. Vì vậy nhu cầu vay vốn dài hạn để đổi mới trang thiết bị của DNNVV là rất lớn. Song trong những năm gần đây việc huy động nguồn vốn có nhiều khó khăn, tình hình giá cả bất ổn định gây tâm lý cho người dân không muốn giữ tiền mặt, đầu tư mua vàng và bất động sản, mặt khác lãi suất huy động liên tục biến động theo chiều hướng tăng do đồng tiền mất giá đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người gửi tiền qua đó ảnh hưởng đến công tác huy động nguồn vốn. Việc huy động vốn trên thị trường của ngân vay. Đó là lý do tại sao ngân hàng muốn cho vay ngắn hạn đối với DNNVV hơn là cho vay trung, dài hạn. Nhu cầu vay vốn trung, dài hạn của các DNNVV là rất đa dạng, và đây là mảnh đất tiềm năng để các ngân hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Thứ tư, Điều kiện về tài sản đảm bảo khắt khe đối với các khách hàng mới

quan hệ tín dụng lần đầu với Ngân hàng, phải đảm bảo tỷ lệ tài sản đảm bảo trên giới hạn tín dụng là 100%. Trong những năm tiếp theo về mức độ tín nhiệm mà có thể mở rộng giới hạn tín dụng cho doanh nghiệp. Các tài sản đảm bảo đều chủ yếu là bất động sản nhung ngân hàng chua có chính sách đánh giá tài sản đảm bảo đúng mức và hợp lý, chua kể nhiều doanh nghiệp thuờng đi th văn phịng, nhà xuởng nên cũng khó để mở rộng cho vay

Thứ năm, quy trình cho vay tại VietinBank Hà Nam còn tồn tại một số

điểm chặt chẽ, làm giảm tính cạnh tranh so với NHTM khác cùng địa bàn, ví dụ: thời gian tu vấn và thẩm định DNNVV kéo dài, đặc biệt đối với các DNNVV có ngành nghề kinh tế đặc thù nhu khai thác khống sản, cơng nghiệp chế biến chế tạo,...hồ sơ pháp lý và hồ sơ tài chính cần cung cấp nhiều hơn so với các NHTM đối thủ,...

2.3.3. Nguyên nhân

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, Quy trình cho vay của chi nhánh còn nhiều buớc ruờm rà, qua

nhiều bộ phận hỗ trợ cũng nhu thẩm định. Các DNNVV chủ yếu có nhu cầu vay vốn ngắn hạn để phục vụ trực tiếp cho q trình hoạt động SXKD. Trong khi đó, quy trình cho vay của Chi nhánh lại áp dụng chung cho mọi đối tuợng KH, không phân biệt quy mô khách hàng, quy mô khoản vay nên có những điểm chua phù hợp với các DNNVV.

Thứ hai, thông qua kết quả khảo sát KH về chất luợng dịch vụ hoạt động

cho vay đối với DNNVV tại VietinBank Hà Nam, các yếu tố nhu mức độ đáp ứng nhu cầu, chỉ tiêu con nguời và công cụ hỗ trợ vẫn có những ý kiến chua hài lịng. Điểm này là do thiếu sót trong cơng tác bố trí CBNV sẵn sàng tu vấn tại

quầy giao dịch khi KH có nhu cầu, GDV chua có những hiểu biết tổng quan về nghiệp vụ cho vay, thời gian chờ đợi CBTD tu vấn, phản hồi cho KH chua nhanh. Yếu tố về lãi suất cho vay cũng là nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong phát triển hoạt động cho vay DNNVV tại VietinBank Hà Nam.

Thứ ba, Năng lực quản trị rủi ro, năng lực kiểm soát và tự kiểm soát các

hoạt động tín dụng còn chua cao để phòng tránh các rủi ro. Việc triển khai hoạt động cho vay đối với DNNVV chua đuợc quan tâm đúng mức. Điều này phát sinh thêm nhiều chi phí cho ngân hàng khi thực hiện quan hệ tín dụng tiêu dùng với mỗi khách hàng nhu chi phí thẩm định, chi phí hồ sơ, chi phí kiểm tra sau giải ngân. Vì vậy, Chi nhánh cũng nhu CBTD chua đặt nhiều sự quan tâm cho hình thức này.

Thứ tư, quy trình kiểm soát rủi ro các khoản cho vay đối với DNNVV của

VietinBank Hà Nam chua đuợc kiện toàn và quan tâm đúng mực. Trên thực tế, CN mới chú trọng đến buớc tu vấn, gặp gỡ và thẩm định KH để cấp tín dụng mà chua có những kế hoạch sát sao trong việc kiểm tra, kiểm sốt rủi ro sau cấp tín dụng.

Thứ năm, công tác marketing hỗ trợ hoạt động cho vay đối với DNNVV

chua đuợc triển khai đồng bộ và có hiệu quả cao. Trong thời gian qua Vietinbank đã không ngừng đẩy mạnh công tác marketing thuơng hiệu. Tuy nhiên đối với hoạt động cho vay đối với DNNVV thì hình ảnh Vietinbank còn mờ nhạt và chua có chỗ đứng vững chắc trong nhận thức cũng nhu thói quen sử dụng sản phẩm cho vay đối với DNNVV của khách hàng cá nhân. Trong khi đó cơng tác chủ động tìm kiếm chăm sóc khách hàng cịn yếu. Cơ sở hạ tầng hỗ trợ cơng tác Marketing hoạt động cho vay đối với DNNVV cũng chua đồng bộ: Một

số kênh truyền thông của Vietinbank như website còn nhiều hạn chế.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, VietinBank Hà Nam còn phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của

các NHTM cổ phần khác trên địa bàn. Hiện nay tại địa bàn tỉnh Hà Nam có rất nhiều chi nhánh và phòng giao dịch của các ngan hàng khác, như Techcombank, Vietcombank, MBBank...v..v..là những ngân hàng có vị thế cạnh tranh rất lớn. Đặc biệt các ngân hàng hiện nay đều nhận ra tầm quan trọng của hoạt động cho vay đối với DNNVV và đang tích cực tiếp cận với khách hàng, đổi mới chính sách tín dụng phù hợp. Thị trường cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hà Nam ngày càng bị chia sẻ, dẫn đến thị phần của Chi nhánh có nguy cơ bị thu hẹp lại.

Thứ hai, tính minh bạch về tài chính của doanh nghiệp chưa cao, đặc biệt

trong việc sử dụng các hệ thống kế toán chuẩn, lập báo cáo tài chính chưa đạt yêu cầu. Các loại báo cáo chứng minh khả năng tài chính của doanh nghiệp thiếu minh bạch, khơng có chứng nhận của các công ty kiểm toán độc lập. Chính những điều đó gây ra rất nhiều khó khăn cho ngân hàng trong quá trình thẩm định, nghi ngờ tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và hạn chế trong phê duyệt cho vay.

Thứ ba, DNNVV thiếu hiểu biết về các dịch vụ và thủ tục của ngân hàng.

Bản thân DNNVV thường ở thế bị động, chỉ tìm đến những phương thức cho vay truyền thống của ngân hàng mà chưa chủ động tìm hiểu tính ưu việt trong các loại sản phẩm mới. Bên cạnh đó, quá trình làm việc giữa ngân hàng với DNNVV còn nhiều bất cập, do doanh nghiệp thiếu hiểu biết về thủ tục cho vay của ngân hàng. Mặt khác do doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm nên thường xuyên

phải chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ, gây mất thời gian, tốn kém chi phí cho cả ngân hàng và doanh nghiệp.

Thứ tư, khả năng lập dự án đầu tư còn yếu và thiếu tính thuyết phục. Các

DNNVV do chưa có kinh nghiệm và chưa đầu tư kĩ lưỡng để nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các rủi ro có thể xảy ra nên phương án sản xuất kinh doanh cịn nhiều thiếu sót. Các ngân hàng thường gặp khó khăn khi thẩm định và khơng đánh giá chính xác được tính khả thi của dự án, dấn đến hạn chế khả năng cho vay trung, dài hạn của ngân hàng.

Thứ năm, các DNNVV chưa nhận được sự quan tâm đúng mực của các cơ

quan nhà nước về vấn đề hỗ trợ thông tin, chưa được đối xử bình đẳng với các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp lớn. Với những thực trạng đó, các NHTM ngần ngại cho vay, còn các DNNVV thì khơng mạnh dạn để tiếp cận với ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của luận văn đã hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu thơng qua trình bày và phân tích các nội dung như sau:

- Trong phần đầu Chương 2, luận văn đã trình bày quá trình hình thành, phát triển, mơ hình tổ chức, đặc điểm, tình hình nhân sự, tình hình kinh doanh và kết quả kinh doanh của VietinBank Hà Nam giai đoạn 2018- 2020;

- Luận văn đã vận dụng cơ sở lý luận của Chương 1 để thu thập số liệu, tình hình thực tế và phân tích thực trạng phát triển cho vay đối với DNNVV tại VietinBank Hà Nam với các nội dung cụ thể, trong đó có các bước thực hiện quy trình cho vay đối với DNNVV và các sản phẩm cho vay đối với DNNVV tại Chi nhánh.

Trên cơ sở đó, luận văn đã đánh giá thực trạng cho vay đối với DNNVV tại Chi nhánh với 05 kết quả đạt được và 05 hạn chế do 06 nguyên nhân thuộc 2 nhóm nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Những nội dung của Chương 2 là tiền đề thực tế để luận văn đề xuất giải pháp và kiến nghị, góp phần phát triển cho vay đối với DNNVV tại VietinBank - CN Hà Nam đến năm 2025.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NAM

Một phần của tài liệu 0627 hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hà nam (Trang 75 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w