Thành quả bước đầu của khôi phục sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất nông nghiệp ở miền bắc việt nam giai đoạn 1958 1968 (Trang 26 - 32)

1.3. Tình hình sản xuất nơng nghiệp từ tháng 7 năm 1954 đến năm 1957

1.3.2. Thành quả bước đầu của khôi phục sản xuất nông nghiệp

Trải qua biết bao khó khăn, cực khổ do vết thương chiến tranh để lại, với bản chất lao động cần cù chịu khó, người nơng dân miền Bắc Việt Nam đã thu được thành quả. Ngay sau khi hịa bình lập lại, miền Bắc đã bắt tay vào ổn định sản xuất bằng việc khơi phục lại các cơng trình thủy nơng bị phá hoại và khôi phục sản xuất ở các vùng hoang hóa.

Về diện tích đất khai hoang, đến cuối năm 1956 đầu năm 1957, những vết thương chiến tranh ở miền Bắc về căn bản được hàn gắn, diện tích ruộng hoang về căn bản được khôi phục“Trên 125.000 héc-ta ruộng bỏ hoang đã được khai phá xong” (Bộ Nông lâm, 1960). Những cánh đồng hoang rậm mênh mông, lởm chởm cọc sắt, dây thép gai và lô cốt đã trở thành những cánh đồng lúa màu xanh tốt. Cùng với đó, hàng vạn héc-ta ruộng đất của đồng bào bị cưỡng ép di cư đã được cày cấy hết khơng bỏ hoang hóa.

Về hệ thống thủy lợi, đê điều đã khôi phục được 12 hệ thống nông giang bị Pháp phá, những đập cống bị phá hoại đã được sửa chữa và xây dựng xong hoàn toàn, ngoài ra cịn xây mới thêm một số cơng trình tưới tiêu, đưa diện tích được tưới nước vượt xa trước chiến tranh “Năm 1939, diện tích tưới nước ở miền Bắc chỉ có 326.000 héc-ta,

đến cuối năm 1957 là 628.000 héc-ta, trong đó có 597.700 héc-ta do các hệ thống cũ khơi phục lại và mở rộng, cịn 30.700 héc-ta do các cơng trình thủy lợi mới xây xong…

Cả một hệ thống đê điều dài trên 3.500 cây số bị hủy hoại trong thời kì trước chiến tranh, nay đã được sửa chữa và củng cố lại” (Bộ Nông lâm, 1960). Với những kết quả

đáng khích lệ của cơng tác khai hoang và hệ thống thủy lợi đê điều được tu sửa, xây mới đã làm tăng diện tích đất trồng cây lương thực và hoa màu “năm 1956, riêng về

lúa đã trồng cấy tới 2.284.200 héc-ta, vượt mức năm 1939 là 17% và đạt sản lượng 4.135.600 tấn, vượt kế hoạch sản xuất (100,12%) vượt mức trước chiến tranh 36 %”

(Vân Huy, 1963). Cũng trong năm 1956, “về diện tích cây lương thực tăng 27,8%,

diện tích lúa tăng 21,2 %, diện tích hoa màu tăng 80,8%. Sản lượng lương thực bình quân cũng tăng 70%. Trong đó, lúa tăng 61,7%, hoa màu tăng 137,2%” (Đặng Phong,

2005). Như vậy, tính riêng cho cây lương thực thì nền sản xuất khơng những được phục hồi mà còn phát triển vượt mức so với trước chiến tranh.

Bảng 1.3. Diện tích và năng suất lúa ở Bắc bộ qua các năm 1939, 1955-1957

Năm Diện tích cấy lúa

cả năm (héc-ta) Năng suất bình quân cả năm (tạ/héc- ta) Tổng sản lượng lúa cả năm(tấn) Bình quân nhân khẩu tồn miền

Bắc (kg thóc)

1939 1.840.500 13,04 2.407.000 211,200

1955 2.176.400 16,20 3.523.400 268,900

1956 2.284.200 18,20 4.135.600 304,100

1957 2.191.800 18,01 3.948.000 286,700

“Nguồn: Bộ Nông lâm 1960”.

Qua bảng 1.3, ta thấy qua 3 năm khôi phục kinh tế, các vụ thu hoạch đều tốt, nhất là năm 1956, mức sản lượng nơng nghiệp tăng cao. Trung bình hàng năm, tổng sản lượng lúa đạt trên dưới 4.000.000 tấn, bằng 164% của năm 1939 là năm thu hoạch cao nhất dưới thời Pháp thuộc. Năm 1956 lên đến 4.135.600, năng suất bình quân cả năm tăng từ 13,04 tạ/héc-ta (năm 1939) lên 18,20 tạ/héc-ta (năm 1956), bình qn nhân khẩu về thóc tăng từ 211,200 kg (1939) lên 304,100 kg một người trên toàn miền Bắc (năm 1956).

Về các loại hoa màu: ngô, khoai, sắn cũng vượt xa mức trước chiến tranh về diện

tích, năng suất bình qn và tổng sản lượng.

Bảng 1.4. Các loại hoa màu ở miền Bắc qua các năm 1939 và 1955-1957 Loại hoa Loại hoa

màu

Năm Diện tích Năng suất bình

qn (tạ/héc-ta) Tổng sản lượng (tấn) Ngơ 1939 119.000 11,80 140.000 1955 154.200 12,10 186.500 1956 223.900 10,91 242.900 1957 174.300 11,30 197.000 Khoai 1939 68.000 22,94 156.000 1955 168.900 31,60 534.900 1956 191.200 45,26 865.000 1957 105.200 51,37 540.400 Sắn 1939 19.500 50,00 97.230 1955 26.400 61,50 162.600 1956 44.600 82,00 366.600 1957 18.900 98,30 186.200

“Nguồn: Bộ Nông lâm 1960”.

Nếu tính cả lúa và hoa màu quy ra thóc, chia bình qn nhân khẩu thì mỗi người dân miền Bắc được:

Bảng 1.5. Bình quân lương thực chia đầu người ở miền Bắc qua các năm 1939 và 1955-1957 Năm Kg lương thực 1939 227,7 1955 386,8 1956 335,1 1957 285,7

Về chăn nuôi gia súc: trong kháng chiến tổng số trâu bò bị địch giết hại khoảng hơn 10 vạn con, đến năm 1957 những đàn trâu bò kéo cày đã được khơi phục hồn tồn, tình trạng người kéo cày thay trâu căn bản khơng còn nữa.

Bảng 1.6. Số lượng gia súc ở miền Bắc qua các năm 1939 và 1955-1957

Gia súc 1939 1955 1956 1957

Trâu 788.000 (con) 1.084.000 1.165.000 1.238.000 Bò 563.000 (con) 756.000 834.000 906.000 Lợn 2.255.000 (con) 2.137.000 2.500.000 2.950.000

“Nguồn: Bộ Nông lâm 1960”.

Như vậy, sau 3 năm khôi phục kinh tế, nền nông nghiệp Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng khá cao “Sản lượng lương thực tăng 57%, bình quân đầu người đạt 303

kg/năm. Sản xuất lương thực không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nội địa mà trong 2 năm 1956-1957, Việt Nam cịn có lương thực để xuất khẩu, đổi lấy máy móc, nguyên vật liệu cho sản xuất công nghiệp và hàng tiêu dùng. Đồng thời chăn ni gia đình cũng phát triển nhanh, thực phẩm dồi dào, đời sống của nông dân được cải thiện” (Đặng Phong, 2005). Đó là thành tựu cơ bản nhất trong khôi phục sản xuất nơng

nghiệp. Thêm vào đó, cây cơng nghiệp là cây có quy mơ sản xuất nhỏ bé cũng được khơi phục và phát triển lên “Năm 1957 so với năm 1955, giá trị sản lượng cây công

nghiệp đã tăng gấp 2,3 lần. Diện tích, năng suất và sản lượng các cây công nghiệp chủ yếu đều tăng” (Đào Văn Tập, 1980). Với những thành tựu đã đạt được trên mặt

trận sản xuất nông nghiệp, vết thương chiến tranh cơ bản được hàn gắn, đời sống nhân dân dần dần được cải thiện là cơ sở để nông nghiệp miền Bắc tiếp tục phát triển trong các giai đoạn tiếp theo.

Tóm lại, bằng sự cố gắng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn gian khổ của hơn 10 triệu nông dân miền Bắc, dưới ánh sáng của Đảng rọi đường chỉ đạo, từ chỗ hàng năm cứ đến mùa giáp hạt lại thiếu đói thường xun, ngay sau hịa bình lập lại, nạn đói kinh niên lại xảy ra đến chỗ sản xuất lương thực đã vượt qua mức trước chiến tranh. Về căn bản, chúng ta đã giải quyết đủ lương thực cho nhân dân ăn no, xóa bỏ được nạn giáp hạt thiếu đói hàng năm của chế độ cũ để lại. Đời sống của nông dân dần dần được cải thiện, bộ mặt nông thôn đã thay đổi căn bản. Tất cả là những thắng lợi to lớn, chứng tỏ

khả năng tiềm tàng về nông nghiệp của đất nước ta là dồi dào, phong phú, sức mạnh của quần chúng nông dân là vô cùng to lớn. Một khi khả năng và sức mạnh ấy được hồn tồn giải phóng, nó đủ sức đẩy lùi tất cả mọi khó khăn, trở ngại để phát triển sản xuất một cách mạnh mẽ và nhanh chóng.

Tiểu kết chương 1

Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc được giải phóng, dưới sự dẫn lối, chỉ đường của Đảng và Nhà nước Việt Nam, cải cách ruộng đất hoàn thành và thu được kết quả to lớn. Ước vọng được có được một mảnh ruộng của chính mình, được canh tác cày cấy trên mảnh ruộng đó, giờ đây đã thỏa lịng mong đợi đối với người nông dân. Mặc dù, trong cải cách ruộng đất, chúng ta cũng mắc phải một số sai lầm nghiêm trọng nhưng sai lầm đó đã được Đảng ta đứng ra chịu trách nhiệm và tiến hành sửa sai, tiếp tục lãnh đạo nhân dân vượt qua thời kì khó khăn sau chiến tranh. Cuộc cải cách ruộng đất vẫn là một thắng lợi to lớn ở nông thôn Việt Nam. Đúng như Nghị quyết về tổng kết ruộng đất của Hội nghị Trung ương lần thứ 14 (tháng 10/1958) đã nhận định “thắng lợi đó có tính chất chiến lược, thắng lợi đó là to lớn và căn bản” (Mai Hữu Khuê, Nguyễn Đức Chu, Nguyễn Tiến Lộc và Trần Minh Chánh, 1970). Thắng lợi của cuộc cải cách ruộng đất là nền tảng để nông dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương sau chiến tranh. Trong thời gian khôi phục kinh tế nông nghiệp, nông dân miền Bắc đã chiến đấu anh dũng và gian khổ với những khó khăn vơ cùng to lớn do dịch họa và thiên tai gây ra. Ruộng đất bỏ hoang chiếm tỉ lệ lớn, hàng loạt hệ thống cơ sở vật chất bị phá hoại nghiêm trọng, nạn đói kinh niên trong những ngày giáp hạt đe dọa…gây ảnh hưởng tới sản xuất nơng nghiệp. Khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng với sự quyết tâm lãnh đạo của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tinh thần quyết tâm của hàng chục triệu nông dân, với đà thắng lợi của cuộc kháng chiến thắng lợi, sản xuất nông nghiệp nước ta đã vượt qua được mọi trở lực và hồn thành kế hoạch 3 năm khơi phục kinh tế. Đến năm 1957, nền sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc căn bản hàn gắn xong những vết thương nặng nề do chiến tranh gây ra.

Thắng lợi của cải cách ruộng đất cùng với công cuộc khôi phục kinh tế (1955- 1957) cũng là nền tảng để nơng dân miền Bắc bước vào thời kì xây dựng CNXH, thực hiện nhiệm vụ hậu phương đối với tiền tuyến miền Nam đấu tranh đánh Mỹ thống nhất nước nhà.

Chương 2. CHÍNH SÁCH NƠNG NGHIỆP VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP MIỀN BẮC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1958-1968

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất nông nghiệp ở miền bắc việt nam giai đoạn 1958 1968 (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)