Sản lượng lúa ở miền Bắc qua các năm 1955 và 1960-1967

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất nông nghiệp ở miền bắc việt nam giai đoạn 1958 1968 (Trang 54 - 56)

Năm Sản lượng lúa (triệu tấn)

1955 3.303.460 1960 4.177.168 1961 4.392.978 1962 4.387.815 1963 4.122.426 1964 4.424.509 1965 4.554.802 1966 4.020.177 1967 4.276.684 “Nguồn: Tổng cục Thống kê 1968”.

Khi diện tích và năng suất lúa tăng giảm kéo theo tổng sản lượng lúa cũng tăng giảm. Từ năm 1960-1962, sản lượng lúa tăng đều sang năm 1963 sản lượng sụt nhưng sang năm 1964-1965 lại tiếp tục tăng. Bước sang năm 1966, 1967, sản lượng lúa sụt giảm vì miền Bắc đang trong giai đoạn bị chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Tuy nhiên, với kết quả đạt được, lúa vẫn là cây lương thực chính đảm bảo đời sống cho bà con nông dân và đáp ứng nhu cầu cho tiền tuyến miền Nam đánh Mỹ.

Như vậy, trong giai đoạn 1961-1968, bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất nông dân ta phấn khởi, hăng say lao động kết hợp các biện pháp tăng vụ, khai hoang và khoa học kĩ thuật cũng được phát triển rộng rãi trên các cánh đồng lúa Bắc Bộ làm cho diện tích lúa được mở rộng. Việc khai hoang và tăng vụ làm cho ruộng đất ở miền Bắc được sử dụng hợp lí năng suất lúa tăng cao. Việc khai hoang và tăng vụ đi liền với tăng năng suất. Tăng năng suất không những sử dụng hết ruộng đất mà còn khai thác được khả năng tiềm tàng của đất, bồi dưỡng đất ngày một tốt thêm, sản lượng mỗi ngày một cao, theo đúng quy luật nông nghiệp XHCN. Tuy nhiên, bước sang năm 1965, do cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ, diện tích đất trồng lúa bị thu hẹp. Năng suất và sản lượng lúa cũng giảm. Vấn đề sản xuất nông nghiệp trồng lúa ở miền Bắc giai đoạn này gặp nhiều khó khăn, thách thức. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, nhân dân miền Bắc trong kháng chiến vẫn cầm cuốc, cầm cày vững chắc tăng gia sản xuất để thực hiện đúng nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã giao phó.

Trồng cây hoa màu:

Trong trồng trọt, ngoài cây lúa giữ vai trò chủ đạo thì hoa màu cũng góp phần quan trọng trong cuộc sống của bà con nông dân, giúp bà con nông dân giải quyết được nạn đói trong những ngày giáp hạt. Cũng giống như lúa, giai đoạn này nhờ áp dụng khoa học kĩ thuật kết hợp với trồng xen canh gối vụ, khai hoang, diện tích và sản lượng hoa màu ngày càng tăng. Về khai hoang, khả năng khai hoang ở nước ta còn nhiều nhất là ở miền núi, trung du và miền biển. Ở những vùng này, đất rộng mà dân cư thì thưa thớt thiếu nhân lực nên khơng khai thác được hết ruộng đất. Cần tập trung nhân lực, khuyến khích lao động từ miền xi lên miền núi làm kinh tế khai hoang trồng trọt. Trong công tác khai hoang, nông dân cũng tận dụng những vùng đất cịn bỏ

hóa, đất bồi ven sơng ven biển để canh tác vì phần diện tích loại đất này khơng nhỏ lại dễ làm. Cùng với khai hoang, nông dân còn tiến hành trồng xen, trồng gối như “gối

đay vào ngô hay gối vừng vào ngô, hoa màu trồng trước chưa thu hoạch đã gieo tiếp hoa màu sau…bẻ xong ngơ thì đay và vừng đã mọc, cây và lá phát triển mạnh thay thế cho ngô” (Vân Huy, 1963). Việc trồng xen, trồng gối đem lại nhiều lợi ích cho nơng

dân. Kinh nghiệm trồng xen, trồng gối của nông dân rất phong phú như trồng xen đậu với ngô, ngô với khoai lang, khoai lang với ngô, ngô với đậu. Nông dân đã đúc kết được những kinh nghiệm trồng xen, trồng gối để nâng cao lên thành công thức cao hơn dễ làm và cho năng suất cao. Tuy nhiên, tăng vụ phải đi liền với tăng năng suất. Thực hiện tăng vụ tốt, đúng kĩ thuật sẽ tạo điều kiện tăng năng suất. Khai hoang làm tăng diện tích trồng hoa màu, tăng vụ làm tăng năng suất hoa màu. Kết hợp lại sẽ làm cho sản lượng hoa màu tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất nông nghiệp ở miền bắc việt nam giai đoạn 1958 1968 (Trang 54 - 56)