Sản lượng một số loại gia súc gia cầ mở miền Bắc 1960-1975

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất nông nghiệp ở miền bắc việt nam giai đoạn 1958 1968 (Trang 61 - 63)

Năm Gia súc (nghìn con) Gia cầm

(triệu con) Trâu Lợn 1960 1449,2 856,0 3806,0 20,4 1961 1434,5 761,9 3810,5 21,2 1965 1611,4 813,8 4790,8 30,0 1968 1619,2 715,9 5265,8 28,8 “Nguồn: Tổng cục thống kê 2004”

Theo bảng 2.10 thì tốc độ tăng của đàn trâu tương đối chậm, do việc tổ chức chăn ni, chăm sóc trâu với chế độ sử dụng trâu cày kéo của các HTX chưa tốt, việc tính cơng điểm cho người chăm sóc trâu cày và chính sách đối với người ni trâu nái đẻ chưa hợp lý. Việc sản xuất và dự trữ thức ăn cho trâu chưa được chú ý.

Về đàn bò, năm 1960 là 856,0 nghìn con nhưng đến năm 1961 chỉ còn 761,9 nghìn con sau đó tăng dần nhưng đến năm 1968 lại giảm xuống. Đàn bị bị giảm là chính sách cơng hữu hóa thực hiện không tốt, sau khi xây dựng HTX, chính sách khuyến khích ni bị khơng rõ ràng: chính sách của Nhà nước không cho giết thịt, HTX lại khơng muốn cày bị, chế độ công điền trong HTX đối với người chăn bị khơng tốt.

Về đàn lợn, sản lượng lợn tăng nhưng chậm và không đều giữa các địa phương. Một vấn đề lớn trong chăn nuôi lợn là trọng lượng đàn lợn của ta còn thấp, lợn xuất chuồng chưa đạt 32 kg/con vì vậy thịt cịn rất ít. Về phân chuồng bón ruộng cũng khơng được bao nhiêu.

Về gia cầm, chăn ni gia cầm chủ yếu cịn dựa vào gia đình xã viên, riêng ni vịt nhiều HTX đã bắt đầu phát triển nhưng cịn chậm. Vì cịn phụ thuộc nhiều vào thức ăn rơi rụng và dịch bệnh gia cầm chưa phòng chống được tốt cho nên đàn gia cầm tăng giảm thất thường. Theo số liệu thống kê, năm 1960 có 20,4 triệu con, năm 1961 tăng 0,8 triệu con, năm 1965 là 30 triệu con nhưng đến năm 1968 giảm 1,2 triệu con.

Ngành chăn ni vẫn cịn ở vị trí phụ thuộc, giá trị tổng sản lượng chăn nuôi trong cơ cấu giá trị tổng sản lượng nơng nghiệp có tăng giảm qua các năm “Năm 1960: 487,1 triệu đồng sau đó giảm xuống 460,5 triệu đồng năm 1961; tới năm 1965 lại tăng

lên 655,6 triệu đồng nhưng đến năm 1968 giảm xuống 582,4 triệu đồng” (Tổng cục thống kê, 2004). Từ năm 1960 đến 1961, tổng giá trị chăn nuôi giảm 16,6 triệu đồng. Lý do giảm vì năm 1961 là năm bắt đầu bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất nên còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Tới năm 1965, tổng giá trị chăn nuôi lại tăng vọt vì đây là năm kết thúc kế hoạch 5 năm, ta đã có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất chăn nuôi. Nhưng tới năm 1968, tổng giá trị chăn ni lại giảm. Vì trong giai đoạn này, chiến tranh phá hoại đã gây ra những thiệt hại cho nền sản xuất chăn ni ở miền Bắc.

Tóm lại, sản xuất chăn ni ở miền Bắc giai đoạn 1958-1968 có sự phát triển về mặt số lượng. Số lượng đàn trâu bò, lợn, gia cầm ngày càng tăng. Việc tăng số lượng trong chăn nuôi giúp cho ngành nông nghiệp trồng trọt có thêm phân bón trong sản xuất, trong đời sống của người dân, thực phẩm cũng được đáp ứng phần nào. Tuy nhiên, ở miền Bắc Việt Nam vấn đề chăn ni cịn dựa chủ yếu vào các gia đình xã viên, cịn nặng tính chất tự nhiên, chưa có cơ sở thức ăn vững chắc, cịn thiếu giống tốt, cơ sở vật chất kĩ thuật chưa có gì, phịng trừ dịch bệnh chưa tốt, sản phẩm hàng hóa trong chăn ni khơng tăng được bao nhiêu. Cần đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, đưa chăn nuôi lên ngang hàng với sản xuất trồng trọt.

Sản xuất các ngành khác:

+ Nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản:

Ở miền Bắc diện tích ao hồ, sơng ngịi, mặt nước lớn, có nhiều ruộng nước thích hợp cho việc ni cá. Tuy mới được phục hồi và xây dựng từ ngày hịa bình lặp lại, cơ sở mới, cịn yếu, kinh nghiệm cịn ít nhưng với sự cố gắng của ngư dân, Đảng và Chính phủ cùng với giúp đỡ tận tình của các nước anh em Liên Xơ, Trung Quốc nghề cá dần phát triển. Với việc phát triển thủy lợi, xây dựng hồ chứa nước diện tích ni cá cũng tăng lên. Với kinh nghiệm lâu đời của nhân dân, kinh nghiệm của các HTX tiên tiến và những kết quả nghiên cứu đã đề ra được những biện pháp kĩ thuật nhân giống, ni những giống cá có năng suất cao và khá ổn định. Đã có những HTX ni cá trên diện tích hàng chục héc-ta đạt bình quân 3-4 tấn/héc-ta. Đặc biệt là ngành nuôi cá ruộng, trước kia không được chú ý, nay phát triển mạnh mẽ góp phần vào việc làm

tăng thu nhập cho xã viên, cho nông dân. Tổng sản lượng thu hoạch cá đã tăng vọt so với những năm trước chiến tranh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất nông nghiệp ở miền bắc việt nam giai đoạn 1958 1968 (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)