Vai trị của sản xuất nơng nghiệp đối với sự phát triển của kinh tế-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất nông nghiệp ở miền bắc việt nam giai đoạn 1958 1968 (Trang 73)

3.1. Những thành tựu trong sản xuất nông nghiệp từ năm 1958-1968

3.1.1. Vai trị của sản xuất nơng nghiệp đối với sự phát triển của kinh tế-

hội miền Bắc

Trải qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt, sự đe dọa của thiên tai nông nghiệp miền Bắc giai đoạn 1958-1968 chuyển mình mạnh mẽ vượt qua và đã đạt được những thành tựu to lớn. Kết quả đạt được đóng một vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội miền Bắc là cơ sở để xây dựng và bảo vệ miền Bắc XHCN.

Trước hết, với vai trò là ngành kinh tế chủ đạo của đất nước, nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm đáp ứng nhu cầu vật chất, đảm bảo lương thực. Đời sống người dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn miền Bắc mang màu sắc tươi mới hơn so với thời kì trước.

Với sản lượng lương thực, thực phẩm đã đạt được, về mức ăn của nông dân căn bản được đảm bảo, ngay cả trong những ngày tháng sống trong sự oanh tạc của kẻ thù hay là những năm mất mùa, bão gió thiên tai cũng khơng xảy ra tình trạng thiếu đói nghiêm trọng. Khối lượng tiêu thụ chủ yếu về lương thực của nơng dân tính theo bình quân đầu người một tháng tăng lên “mức ăn bình quân đầu người trên dưới 18 kg

lương thực/ tháng, ở vùng lúa và sản xuất khá, mức ăn còn cao hơn”(Tài liệu trung

tâm lưu trữ III, 1970). Về thực phẩm, nhờ có sự phát triển trong chăn ni mà nhu cầu thực thực phẩm của xã viên cũng tăng trong các bữa ăn hàng ngày.

Bảng 3.2. Khối lượng tiêu thụ chủ yếu về thực phẩm chủ yếu của nơng dân xã viên (bình quân đầu người một tháng) ở miền Bắc từ năm 1959-1967

Năm Thịt (kg) Cá (kg) Trứng (quả) 1959 0,483 0,465 1960 0,441 0,384 0,413 1961 0,458 0,425 0,458 1962 0,508 0,470 0,425 1963 0,525 0,421 0,430 1964 0,443 0,338 0,422 1965 0,461 0,396 0,404 1966 0,396 0,340 0,345 1967 0,4 0,29 0,39 “Nguồn: Tổng cục Thống kê 1968”.

Về khối lượng thịt và cá trong bữa ăn bình quân một tháng một người tiêu thụ từ năm 1959 đến năm 1967 vừa có sự tăng giảm. Từ năm 1959 đến năm 1963, khối lượng thịt cá tiêu thụ đều tăng. Trong những năm này miền Bắc đang tiến hành cải tạo XHCN và bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, sản xuất lương thực, thực phẩm được ưu tiên hàng đầu, chăn nuôi phát triển chất lượng bữa ăn cũng tăng. Nhưng từ năm 1964 đến năm 1967, khối lượng tiêu thụ thịt, cá giảm xuống do tác động của cuộc chiến tranh phá hoại. Tuy vậy, bình quân tất cả các năm mỗi người tiêu thụ 0,4 kg thịt, cá trong một tháng. Về trứng, khối lượng tiêu thụ trứng trong các năm cũng giống như thịt, cá, mức tiêu thụ cũng tăng giảm đều. Với mức tiêu thụ khối lượng lương thực, thực phẩm như vậy, đời sống nông dân phần nào được no đủ, chất lượng bữa ăn đã được cải thiện.

Vấn đề chi tiêu của xã viên cũng tăng ở mức độ tương ứng. Cơ cấu chi tiêu đã có biến đổi quan trọng: năm 1967 so với năm 1961, chi về ăn tăng từ 72,46% lên 74%;

chi về mặc giảm từ 8,22% xuống còn 6,53%; chi về ở tăng từ 4,2% tăng lên 5,21%

(Tổng cục Thống kê, 1968). Cơ cấu chi trong vấn đề ăn, ở năm 1967 so với năm 1961 đều tăng. Mức mua hàng công nghiệp tiêu dùng của hộ xã viên cũng tăng rõ rệt qua các năm: năm 1961: 325,4 đồng, năm 1962: 350,9 đồng, năm 1963: 381,9 đồng, năm

1964; 395,8 đồng, năm 1965: 405,5 đồng, năm 1966: 477,8 đồng, năm 1967: 533,8 đồng (Tổng cục Thống kê, 1968). Sản xuất phát triển, đời sống nông dân trở nên khá

giả. Thu nhập thuần túy hàng tháng của gia đình xã viên trong HTX sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ tăng dần theo mức tiến qua các năm: “năm 1960: 9,49

đồng; năm 1961: 11,09 đồng; năm 1962: 11,62 đồng; năm 1963: 12,16 đồng; năm 1964: 13,64 đồng; năm 1965: 13,62 đồng, năm 1966:14,13 đồng, năm 1967: 16,23 đồng” (Tổng cục Thống kê, 1968). Như vậy, so với năm 1960, năm 1961 là năm bắt

đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất mức thu nhập tăng 1,2 lần; năm 1965 là năm kết thúc kế hoạch 5 năm lần thứ nhất mức thu nhập tăng 1,4 lần; năm 1967 là năm trong thời kì chiến tranh phá hoại mức thu nhập tăng 1,7 lần. Mức tăng thu nhập của bà con xã viên đều tăng, chứng tỏ rằng đời sống của bà con nơng dân miền Bắc đã có sự thay đổi đáng kể. Trong các làng xã ở nơng thơn, những ngơi nhà ngói dần mọc lên ngày càng nhiều thay thế bởi những mái nhà tranh vách nứa. Ngoài nhu cầu về ăn, mặc

phần nào được ổn định, trong nông thôn miền Bắc những điều kiện sản xuất của nông dân cũng ngày càng được cải thiện “đường sá, đồng ruộng, phương tiện vận chuyển có

một sự thay đổi căn bản; các cơ sở vật chất và cơ sở sản xuất khác như sân phơi, nhà kho, chuồng trại, lò gạch, lị vơi, xưởng sửa chữa nông cụ, trạm bơm…mọc lên một cách phổ biến” (Đào Văn Tập, 1980). Sản xuất trở nên sôi nổi làm cho đời sống nông

thôn trở nên náo nhiệt. Đã qua rồi cái thời kì nơng thơn chìm đắm trong lũy tre xanh với những quan hệ hẹp hịi, cổ hủ làm cho nó trở thành một cái bình nút kín, nghẹt thở thay thế vào đó là một màu sắc tươi mới, tinh thần phấn khởi, cởi mở của quan hệ XHCN đang phát triển ở miền Bắc. Với kết quả đạt được đời sống vật chất của nhân dân có được cải thiện trong hịa bình và được giữ vững về một số nhu cầu cơ bản trong thời chiến. Nhìn chung “miền Bắc đã xóa bỏ được tình trạng có những người chịu đói

thường xuyên, kinh niên, ai cũng có ăn, có mặc, người ốm được chữa bệnh, trẻ em và người lớn đều được học hành” (Nguyễn Duy Trinh, 1976).

Như vậy, những thành thích đạt được trong sản xuất nơng nghiệp giai đoạn 1958-1968 đã có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế-xã hội miền Bắc. Đời sống vật chất và tinh thần của bà con xã viên phần nào được đảm bảo. Trước đây, cái đói đe dọa thường xuyên giờ đây đã được đẩy lùi, đời sống của bà con no đủ, khối lượng thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày cũng dồi dào, phong phú hơn so với trước. Khi cuộc sống vật chất đã khấm khá, họ nghĩ đến đời sống tinh thần. Những mái nhà ngói mọc lên, nhu cầu mua sắm chi tiêu trong gia đình cũng tăng. Bộ mặt nơng thơn miền Bắc đã có sự tươi mới hơn, tinh thần của xã viên càng lên cao họ càng hăng say sản xuất. Niềm tin vào Đảng vào Nhà nước càng vững chắc. Và đó chính là nền tảng để miền Bắc tiến hành xây dựng CNXH.

Khi miền Bắc đã đang phấn khởi xây dựng CNXH và đạt được những kết quả nhất định thì vấn đề bảo vệ CNXH cũng là một thách thức lớn đối với nhân dân miền Bắc. Năm 1965, Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất ở miền Bắc. Bảo vệ chế độ XHCN đang được xây dựng ở miền Bắc cũng chính là cơng cuộc chống chiến tranh phá hoại mà Mĩ đang tiến hành ở miền Bắc bởi vì một trong những âm mưu khi Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại ra miền Bắc đó chính là muốn ngăn chặn chế độ XHCN. Chính vì vậy, mức độ đánh phá miền Bắc ác liệt hơn. Ngồi những

trung tâm cơng nghiệp, giao thơng vận tải, các mục tiêu có tính chất qn sự bị đánh phá, các vùng nông thôn cũng bị oanh tạc “4.000 xã trong số 5.788 xã bị đánh phá

trong đó 300 xã bị đánh hủy diệt. Hàng ngàn trường học bị ném bom, bị bắn phá” (Ủy

ban khoa học xã hội Việt Nam – Viện Sử học, 1985). Đặc biệt trong nông thôn, địch tập trung đánh phá ác liệt các cơ sở phục vụ nông nghiệp nhằm phá hoại nền nông nghiệp miền Bắc “1.600 cơng trình thủy lợi, hơn 1.000 quãng đê xung yếu bị hư hỏng

hoặc bị phá hủy. Số trâu bò bị giết hại là 4 vạn con” (Ủy ban khoa học xã hội Việt

Nam – Viện Sử học, 1985). Ở các HTX sản xuất nông nghiệp, một bộ phận khá lớn cơ sở vật chất kĩ thuật bị đánh phá nhiều lần. Hàng chục vạn héc-ta đất canh tác và vườn cây bị ném bom phá hủy. Cuộc oanh tạc của Mĩ “làm cho sức sản xuất và cơ sở vật

chất kĩ thuật của nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng, làm cho đời sống nơng dân gặp rất nhiều khó khăn” (Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam – Viện Sử học, 1985).

Trước tình hình Mĩ leo thang đánh phá miền Bắc, Đảng đã đưa ra nhiều quyết sách kịp thời để lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống Mĩ. Trong công cuộc chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, sản xuất nơng nghiệp đóng một vai trị vơ cùng to lớn. Những quả bom Mỹ rơi xuống miền Bắc vào lúc trên khắp các vùng nông thôn miền Bắc đang triển khai cuộc vận động cải tiến quản lý HTX, cải tiến kĩ thuật. Thực hiện Nghị quyết 11 của BCH Trung ương Đảng, nền kinh tế miền Bắc bắt đầu chuyển hướng phát triển từ thời bình sang thời chiến. Nhiệm vụ mà Đảng giao cho miền Bắc lúc này là “vừa chiến đấu vừa sản xuất”. Đó là một nhiệm vụ khó khăn, nặng nề vì cùng một lúc phải đảm trách hai việc quan trọng. Do những nhu cầu cấp bách của chiến tranh, vai trò cơ sở và ý nghĩa chiến lược càng nổi bật. Địch càng bắn phá trên quy mơ lớn thì vấn đề lương thực, thực phẩm càng có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng. Trong giai đoạn này, mặc dù bị chiến tranh tàn phá, diện tích gieo trồng có giảm nhưng sản lượng lương thực vẫn giữ ngun, có giảm thì cũng giảm khơng đáng kể. Các HTX sản xuất nông nghiệp đã trở thành những “cơ sở hậu cần tại chỗ” cho bộ đội. Tại những cơ sở này, nhân dân cung cấp thực phẩm như thịt, cá, rau xanh cho bộ đội đánh giặc. Có khi cung cấp cả lương thực vào những lúc giao thông vận tải không thông suốt để cho bộ đội bám chắc trận địa chiến đấu. Ở những vùng thường xuyên bị đánh phá, nhân dân còn tự nguyện ăn gạo xấu, đổi gạo tốt cho bộ đội. Nhân dân miền Bắc cùng với bộ đội

quyết tâm một lòng đánh giặc. Vượt lên trên tất cả, nhờ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân miền Bắc đã đẩy lùi được cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ. Ngày 1 tháng 11 năm 1968, Tổng thống Mĩ Giôn-xơn tuyên bố chấm dứt chiến tranh phá hoại lần thứ nhất ở miền Bắc. Chế độ XHCN ở miền Bắc được giữ vững. Có được thắng lợi đó sản xuất nơng nghiệp góp một phần vơ cùng to lớn để rồi nhân dân miền Bắc trên cơ sở CNXH đã được bảo vệ tiếp tục xây dựng và phát triển CNXH trong các giai đoạn tiếp theo.

3.1.2. Đóng góp của sản xuất nơng nghiệp đối với q trình đấu tranh thống

nhất đất nước ở miền Nam

Những thành tựu trên lĩnh vực nơng nghiệp khơng chỉ có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội miền Bắc phát triển mà cịn đóng góp một phần to lớn cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam.

Sau chín năm kháng chiến bền bỉ và anh dũng, nhân dân ta đã giành được thắng lợi với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ, đập tan hồn tồn ý chí xâm lược của thực dân Pháp, đưa tới việc kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ, chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương. Tuy nhiên, sau khi Hiệp định được kí kết, đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời, sau hai năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Lúc này, hai miền Nam, Bắc Việt Nam với hai chế độ chính trị đối lập, sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước chưa hoàn thành, miền Nam vẫn chưa được giải phóng, người dân miền Nam ngày đêm vẫn đang sống dưới làn bom đạn của kẻ thù. Cách mạng Việt Nam đứng trước những nhiệm vụ mới.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục chặng đường kháng chiến giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc hoàn thành thống nhất nước nhà. Suốt chặng đường đó “sự nghiệp xây dựng bảo vệ miền Bắc trở thành hậu phương chiến

lược của cách mạng cả nước, đóng vai trị có ý nghĩa quyết định đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ” (Bộ Quốc phòng – Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, 1997). Tại Hội

nghị lần thứ 7 (tháng 3/1955) và lần thứ 8 (8/1955) của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa II), nhận định “Muốn chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố hịa bình,

miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam”

(Đảng Cộng sản Việt Nam, 2002). Để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước cần phải huy động sức mạnh toàn dân tộc, dựa vào dân, phát huy sức mạnh to lớn của tồn dân “phải có một hậu phương được tổ chức vững chắc”. Hậu phương đó chính là miền Bắc XHCN. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Hà Nội đã định ra đường lối chiến lược cho cách mạng Việt Nam, đưa ra nhiệm vụ cho từng miền. Đối với miền Bắc, Đại hội khẳng định “Miền Bắc là căn cứ địa cách mạng

chung của cả nước…nhiệm vụ cách mạng XHCN ở miền Bắc rõ ràng là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự nghiệp của toàn bộ cách mạng nước ta, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà của nhân dân ta” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2002). Với nhiệm

vụ mà Đảng và Nhà nước đã giao, miền Bắc ra sức củng cố, phát triển kinh tế nhất là về sản xuất lương thực để chi viện cho miền Nam đánh Mĩ.

Trải qua một thời gian xây dựng CNXH, miền Bắc đã đạt được những thắng lợi quan trọng trên tất cả các mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội. Dựa trên nền tảng chế độ xã hội mới được xây dựng trong 10 năm hịa bình (1954-1964), Đảng và Nhà nước đã ban hành và thực hiện các biện pháp nhằm làm cho miền Bắc phát huy đầy đủ, liên tục vai trị, tác dụng có ý nghĩa quyết định đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ. Do vậy, trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước, miền Bắc là hậu phương chiến lược. Đáp ứng lòng mong mỏi của Đảng và Nhà nước, miền Bắc ra sức sản xuất, phát triển kinh tế nhất là trong sản xuất nơng nghiệp để hồn thành nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã giao phó. Giai đoạn 1958-1960 là giai đoạn cải tạo kinh tế đánh dấu bước mở đường chi viện cho miền Nam. Với kết quả đạt được trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn này, miền Bắc đã chi viện cho miền Nam 337 tấn hàng trong đó chủ yếu là về lương thực. Tính về khối lượng vật chất chi viện cho miền Nam lúc này chưa nhiều nhưng nó có ý nghĩa to lớn. Những kết quả chi viện ban đầu là thực tiễn sinh động từng bước khẳng định miền Bắc đủ khả năng đảm nhiệm vai trò của hậu phương cho một cuộc chiến tranh giải phóng kéo dài và ngày càng ác liệt. Sự chi viện này thể hiện tình cảm sâu sắc, thủy chung son sắt của nhân dân miền Bắc đối với đồng bào và chiến sĩ miền Nam trên tinh thần ruột thịt “Bắc-Nam như cội với cành”.

Nếu như từ năm 1955-1959, miền Bắc là chỗ dựa về tinh thần, là niềm tin và hi vọng của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam trong những ngày tháng chịu nhiều tổn thất, hi sinh thì từ năm 1960 trở đi miền Bắc không chỉ là nguồn cổ vũ tinh thần mà còn là nguồn sức mạnh vật chất to lớn cho cách mạng miền Nam. Trong giai đoạn 1961-1965, miền Bắc bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và đạt được những thành tích đáng kể trong sản xuất nơng nghiệp. Cũng trong thời kì này, phong trào thi đua lao động sản xuất vì miền Nam ruột thịt của đồng bào miền Bắc đã diễn ra liên tục và rộng khắp. Theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị Chính trị đặc biệt (27/3/1964) “Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt”, Ban Bí thư Trung ương đã ra chỉ thị phát động phong trào thi đua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất nông nghiệp ở miền bắc việt nam giai đoạn 1958 1968 (Trang 73)