Tình hình HTX nơng nghiệp miền Bắc giai đoạn 1958-1960

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất nông nghiệp ở miền bắc việt nam giai đoạn 1958 1968 (Trang 46 - 53)

Đơn vị 1958 1959 1960

Số HTX sản xuất nông nghiệp HTX 4823 27.831 40.422 HTX bậc cao HTX 29 1352 4.346 Số hộ vào HTX 1000 hộ 126,5 1.243,8 2.404 Tỷ lệ hộ vào HTX % 17,7 45,4 85,4 Tỷ lệ đất canh tác đưa vào HTX % 4,7 41 68,1 Quy mơ bình qn một HTX:

+ Hộ Hộ 26 45 59

+ Đất canh tác Héc-ta 17,4 26,3 33,5

Theo bảng 2.1, năm 1958 có 4.823 HTX được thành lập gồm 4,7% số nông hộ, so với cuối năm 1957 chỉ có 45 HTX thí điểm thì hợp tác hóa đã trở thành một phong trào rộng lớn, tạo thành khuynh hướng chi phối sự biến chuyển trong nông thôn. Khuynh hướng này đã phát triển mạnh, nhanh chóng, sau 2 năm, tới năm 1960 đã có 40.422 HTX được thành lập gồm 2,4 triệu hộ nông dân chiếm 85,4 % tổng số nông hộ. Kết quả của phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp được phổ biến khắp nơi.

Tuy nhiên, bên cạnh sự tăng trưởng về mặt số lượng HTX thì về mặt chất lượng các HTX chưa thật sự tốt. Số lượng HTX phát triển tăng lên hàng tháng, hàng quý nhưng khơng vững chắc, đã khơng tn theo quy trình đã định, không thông qua tổ đổi cơng mà phát triển ngay HTX, thậm chí là xây dựng HTX bậc cao ngay từ đầu đồng thời không đảm bảo được nguyên tắc tự nguyện, gị ép nơng dân vào HTX. Phát triển ồ ạt như vậy, không những nông dân chưa kịp chuẩn bị tư tưởng, tập dượt làm ăn mà đội ngũ cán bộ quản lý cũng không được tập huấn đào tạo kịp.

Mặc dù còn nhiều khuyết điểm về chỉ đạo cần phải khắc phục nhưng việc xây dựng HTX nông nghiệp vẫn là một thắng lợi to lớn, xóa bỏ quan hệ người bóc lột người ở nông thôn, đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể, xây dựng khối liên minh công nông trong giai đoạn mới. Với kết quả đạt được trong cuộc vận động phong trào hợp tác hóa, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước, từ năm 1958- 1960 thực sự là thời kì đỉnh cao của phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp trên toàn miền Bắc. Trên cơ sở kết quả thu được, Đảng đã khẳng định căn bản hồn thành hợp tác hóa vào năm 1960. Lối làm ăn tập thể đã được nhân dân miền Bắc tin tưởng, phấn khởi tham gia tích cực đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống nông dân, tiếp tục đưa nông dân tiến lên xây dựng CNXH.

2.3. Quá trình đẩy mạnh sản xuất nơng nghiệp tồn diện trên miền Bắc thời kì

1958-1968

2.3.1. Đẩy mạnh phát triển trồng cây lương thực

Trong ngành trồng trọt, lương thực giữ vai trò chủ đạo trong sản xuất. Sau sửa sai, trong kế hoạch ba năm cải tạo và phát triển kinh tế (1958-1960), sản xuất lương thực lại tiếp tục được đẩy mạnh. Thời gian này, phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp lớn mạnh khơng ngừng có tác dụng thúc đẩy nơng nghiệp đặc biệt là sản xuất lương

thực. Tại Hội nghị lần thứ 14, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa II (11/1958), đã xác định “Song song với việc phát triển và củng cố tổ đổi công, hợp tác xã, phải đẩy

mạnh sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là sản xuất lương thực…Phải đưa tốc độ phát triển lương thực tăng nhanh hơn nhu cầu chung về lương thực của nhân dân, tăng thêm dự trữ của nhân dân và Nhà nước, tăng thêm xuất khẩu” (Vũ Quang Hiển, 2013),

phải giải quyết được vấn đề lương thực đảm bảo nhu cầu về cái ăn cho người dân đồng thời có tích lũy và xuất khẩu và cung cấp cho miền Nam đánh giặc. Để đạt được mục tiêu đó, phải kết hợp thâm canh tăng vụ đi đơi với khai hoang, phục hóa và chú trọng cải tiến kĩ thuật trong nông nghiệp, phấn đấu xây dựng một nền nơng nghiệp có nhiều sản phẩm và nhiều ngành nghề: cây công nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và nghề phụ. Với vai trò rất quan trọng cho nên vấn đề sản xuất lương thực luôn luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đặt lên vị trí hàng đầu. Trong sản xuất lương thực, lúa là cây lương thực chính. Cần đẩy mạnh việc phát triển lúa gạo để thực hiện đúng nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã giao phó.

Trồng lúa:

Đặc tính của nền nơng nghiệp Việt Nam là trồng cây lúa nước. Cây lúa bao đời nay là cây lương thực chính và ln ln giữ vị trí số một trong số các cây lương thực. Trong sản xuất trồng lúa, nước cho sản xuất luôn luôn là vấn đề sống cịn được các thế hệ nơng dân Việt Nam hết sức quan tâm. Ông cha ta đã đúc kết ra kinh nghiệm trồng lúa “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Chính vì vậy, vấn đề thủy lợi ln được coi là mạch máu trong sản xuất nông nghiệp trồng lúa, có vai trị tác động rất lớn đối với nền kinh tế của nước ta. Tuy nhiên, với quan hệ sản xuất phong kiến và sản xuất nhỏ, dưới ách thống trị của bọn thực dân phát xít, các thế hệ trước chỉ giải quyết được vấn đề thủy lợi trong một mức độ rất hạn chế. Lâu nay, úng hạn vẫn là những kẻ địch gây nguy hại nhất đối với sản xuất và đời sống của nhân dân. Công tác thủy lợi yếu kém là nguyên nhân gây nên tình trạng trì trệ, suy giảm trong sản xuất nông nghiệp trước Cách mạng tháng Tám. Ở miền Bắc nước ta, với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều nhưng lượng mưa phân bố không đều gây ngập úng, lũ lụt, thường xuyên bị hạn hán, ở vùng ven biển vào mùa khô thiếu nước, nước mặn tiến sâu vào đồng ruộng sinh ra hạn mặn, đe dọa tới sản xuất nơng nghiệp thì thủy lợi hóa có ý

nghĩa quyết định trong việc tưới tiêu bảo đảm ổn định sản xuất. Để đảm bảo việc tưới tiêu nước một cách chủ động cần phải có phương châm rõ ràng. Phương châm của công tác thủy lợi là “kết hợp giữ nước, dẫn nước và tháo nước, kết hợp những cơng

trình hạng nhỏ và hạng lớn do Nhà nước làm và nhân dân cùng làm và mau chóng thực hiện mạng lưới thủy lợi hoàn chỉnh ở khắp nơi”(Ủy ban khoa học xã hội Việt

Nam, 1979). Với phương châm này, cần phải xây dựng một mạng lưới thủy lợi hồn chỉnh ở khắp các vùng nơng thơn. Có mạng lưới thủy lợi hồn chỉnh, rộng khắp sẽ dễ dàng tưới tiêu nước, chống hạn hán, ngập úng làm cho sản xuất phát triển. Trong những năm cải tạo nơng nghiệp, diện tích lúa được tưới nước tăng lên đáng kể “Tổng

số diện tích lúa được tưới theo các năm: Năm 1958: lúa chiêm:630,4 héc-ta, lúa mùa là 815,4 héc-ta; năm 1959: lúa chiêm là 690,3 héc-ta, lúa mùa là 913,6 héc-ta; năm 1960: lúa chiêm là 736,8 héc-ta, lúa mùa là 955,4 héc-ta” (Tổng cục Thống kê, 1968).

Cùng với đó, ở miền Bắc việc trồng một vụ trong sản xuất nơng nghiệp cịn nhiều, để tiến hành mở rộng diện tích trồng một vụ bấp bênh thành hai, ba vụ ăn chắc thủy lợi cũng có vai trị quyết định. So với việc mở rộng diện tích bằng di dân khai hoang đất mới, việc mở rộng diện tích bằng tăng vụ thơng qua biện pháp thủy lợi vừa nhanh chóng, vừa đỡ tốn kém và dễ thực hiện hơn. Thủy lợi cịn có tác dụng “biến những

diện tích hoang hóa do thiếu nước thành diện tích trồng trọt” (Đào Văn Tập, 1980).

Khi đảm bảo được việc tưới tiêu nước cho những vùng bị ngập úng, hạn hán, hạn mặn thì sẽ biến những vùng này thành những mảnh đất dễ canh tác, làm tăng diện tích đất trồng trọt, canh tác được nhiều vụ trong năm.

Cùng với thủy lợi, trong sản xuất trồng lúa phân bón cũng đóng vai trò quan

trọng giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt “trong hệ thống biện pháp thâm canh

nơng nghiệp Việt Nam, biện pháp phân bón (kể cả cách bón phân đúng đắn) là biện pháp quan trọng và phân bón được xem là yếu tố kĩ thuật quan trọng bậc nhất làm cho cây trồng tốt đều, chắc và làm cho đất giữ và tăng độ phì thêm” (Thế Đạt, 1981).

Trong nông nghiệp cổ truyền, loại phân nơng dân dùng phổ biến đó là phân chuồng. Ngồi ra, cịn sử dụng các loại phân khác có chất lượng khơng kém phân chuồng để bón ruộng như phân xanh, phân bắc đã ủ, bèo hoa dâu, bùn ao, bùn sơng. Trong đó, đặc biệt phát triển ni bèo hoa dâu vì đây là loại phân xanh quý, chứa lượng đạm cao,

phát triển nhanh “phân bèo hoa dâu là nguồn phân hữu cơ quan trọng vì bèo hoa dâu

có điều kiện phát triển mạnh trong mùa lạnh và có thể tạo ra một khối lượng phân lớn cho trồng trọt” (Thế Đạt, 1981). Ngoài ra, ruộng đất được thả bèo hoa dâu không bị cỏ

dại làm hại lúa, đỡ cơng làm cỏ và có tác dụng chống hạn, đất bền lâu về mặt đảm bảo chất dinh dưỡng. Chính vì vậy mà cần phát triển mạnh bèo hoa dâu ở các ruộng lúa, phát triển mạnh các loại phân xanh khác ở đồng bằng và miền núi trong cả mùa đông và mùa hè. Các loại phân xanh có thể trồng xen canh hoặc gối vụ để vừa lấy nơng sản vừa lấy phân bón ruộng. Đó là những loại phân hữu cơ rất tốt cho cây lúa phát triển. Ngoài các loại phân hữu cơ cổ truyền, trong giai đoạn này một số HTX đã bắt đầu làm quen với phân hóa học như phân phốt phát, phân đạm. Năm 1960, phân đạm đã có mặt trên đồng ruộng Việt Nam do Liên Xô giúp đỡ, khuyến khích nơng dân “vừa bán vừa cho”. Với kĩ thuật bón phân hữu cơ phối hợp với việc sử dụng phân vô cơ, một số chân ruộng xấu của các HTX bước đầu được cải tạo. Cùng với việc sử dụng phân hóa học, theo sự hướng dẫn của các cán bộ kĩ thuật ở các HTX phải có quy trình bón phân hợp lý. Quy trình này chia làm nhiều đợt “Bón lót trước khi cấy, bón thúc cho lúa đẻ, bón

đón địng khi lúa sắp có “cứt dán” và đợt bón cuối cùng khi lúa đang phát triển thành bông” (Bùi Huy Đáp, 1960). Với việc sử dụng phân hóa học kết hợp với quy trình bón

phân hợp lý có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của cây lúa, làm tăng năng suất cây trồng. Thời kì này, khoa học kĩ thuật chưa phát triển, việc ứng dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp hầu như chưa xuất hiện trên các cánh đồng lúa miền Bắc Việt Nam. Các biện pháp kĩ thuật trong trồng trọt cũng chỉ mới phôi thai hình thành. Trong kĩ thuật trồng trọt nói chung và trồng lúa nói riêng giai đoạn này việc cải tạo đất là một trong những biện pháp đầu tiên được ứng dụng. Đối với cây lúa, là giống cây ưa nước, đất tốt, chỗ đất có phù sa càng thích hợp cho cây phát triển. Nhưng ở miền Bắc nước ta, đất bị nhiễm chua, phèn, mặn còn nhiều cho nên hạn chế cho việc mở rộng diện tích lúa. Chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta tích cực khuyến khích các nhà khoa học kĩ thuật tìm ra các biện pháp kĩ thuật để cải tạo đất. Biện pháp cải tạo đất tốt nhất là thủy lợi, bơm nước tưới tiêu để thau chua rửa mặn. Tiếp đến theo kinh nghiệm của ông cha để lại, dùng “vôi” để cải tạo đất bạc màu, đất chua phèn. Theo Nghị quyết Trung ương Đảng lần V, cần “thực hiện rộng rãi chủ trương bón vơi cho đất”. Vơi có

rất nhiều tác dụng, ngồi cải tạo đất chua, phèn cịn làm cho đất chắc lại, đất giữ được nhiều nước, chống hạn. Ngoài ra, phân bón như phân hữu cơ, phân xanh đều có tác dụng cải tạo đất trồng. Ở nơng thơn miền Bắc bấy giờ có một kĩ thuật rất phổ biến để cải tạo đất là nuôi bèo hoa dâu, trồng cây điền thanh, cây muồng…đều là những cây có thể lấy phân xanh bón ruộng cải tạo đất. Việc cải tạo đất và bồi dưỡng đất là một việc làm trước mắt đảm bảo cho nông nghiệp miền Bắc phát triển. Thực hiện tốt việc cải tạo đất, các biện pháp kĩ thuật canh tác được vận dụng một cách linh hoạt sẽ làm cho đất trồng trọt tiến triển, cải tạo được đất, tăng thêm độ màu mỡ phì nhiêu cho đất khiến cho năng suất cây trồng ngày càng cao.

Với tất cả các biện pháp kể trên làm cho cây lúa sinh trưởng và phát triển nhanh. Đất đai xấu đã được cải tạo trở nên màu mỡ, phì nhiêu. Những diện tích đất hoang hóa trước đây giờ đã trở thành những cánh đồng xanh ngát màu lúa. Diện tích lúa được trồng mở rộng “Năm 1958, diện tích lúa cả năm là 2.235.000 héc-ta; năm 1959 là

2.273.500 héc-ta; năm 1960 là 2.253.700 héc-ta” (Bộ Nông lâm, 1960). Diện tích các

vụ lúa trong năm cũng tăng lên “Diện tích lúa chiêm: năm 1958 là 812,1 héc-ta; năm

1959 là 884,3 héc-ta; năm 1960 là 853,5 héc-ta. Diện tích lúa mùa: năm 1958 là 1348,3 héc-ta; năm 1959 là 1355,8 héc-ta; năm 1960 là 1359,0 héc-ta” (Tổng cục

Thống kê, 1968). Diện tích lúa các vụ đều tăng nhưng năm 1960, diện tích lúa chiêm có giảm do miền Bắc nước ta gặp thiên tai nghiêm trọng. Nhưng bù vào đó, vụ mùa diện tích lúa vẫn tăng đều so với hai năm trước đó nên năng suất và tổng sản lượng lúa không bị ảnh hưởng.

Như vậy, các biện pháp kĩ thuật được kết hợp trong sản xuất nông nghiệp trồng lúa đã có tác dụng giúp cây lúa phát triển tốt, diện tích trồng lúa ngày càng được mở rộng. Đặc biệt từ năm 1960, trong sản xuất nơng nghiệp trồng lúa cịn có thêm vụ lúa thu đơng càng tăng thêm diện tích và năng suất lúa trong giai đoạn 1958-1960.

Sau thời kì cải tạo XHCN (1958-1960), nông thôn miền Bắc bước vào thời kì thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965). Trong thời kì này, cùng với việc đẩy mạnh phong trào hợp tác hóa phát triển, khoa học kĩ thuật ngày càng được phổ biến trong sản xuất, các biện pháp kĩ thuật được nâng cao hơn trong ngành trồng trọt. Như đã phân tích ở trên, cơng tác thủy lợi hóa phát triển đã mở rộng thêm diện tích

trồng lúa đồng thời thu hẹp những diện tích lúa bị hạn và bị ngập úng. Mạng lưới thủy nông được xây dựng trên miền Bắc đặc biệt là cơng trình thủy lợi Bắc-Hưng-Hải được xây dựng và hồn tất vào năm 1960. Cơng trình được xây dựng “làm nhiệm vụ tưới và

tiêu nước trên diện tích của 18 huyện tạo điều kiện tạo điều kiện trồng lúa 2 hoặc 3 vụ” (Viện Mác-Lênin – Viện Lịch sử Đảng, 1982) cho các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên

và Hải Dương. Đối với nền nông nghiệp trồng lúa nước, thủy lợi hóa cịn là nhân tố khơng thể thiếu được để thực hiện cơ khí hóa nơng nghiệp. Các loại máy móc của thủy lợi như máy bơm, các trạm bơm được sử dụng để tưới tiêu nước cho những cánh đồng lúa, chống ngập úng khi mùa mưa tới và chống hạn hán trong mùa hè, đảm bảo cho cây lúa phát triển đạt năng suất cao.

Trong giai đoạn này, phân hóa học cũng được sử dụng phổ biến hơn trên các cánh đồng lúa. Việc phát triển phong trào bón phân cũng rầm rộ, kĩ thuật ủ phân, bón phân được nâng cao. Các loại cây trồng để lấy phân xanh như bèo hoa dâu, cây điền thanh được nhân giống rộng rãi trên các cánh đồng. Về giống lúa, nhờ sự cần mẫn tìm tịi của các nhà khoa học áp dụng phương pháp mới kết hợp với kinh nghiệm cổ truyền trồng lúa của cha ông ta đã cải tiến ra nhiều giống lúa mới, năng suất cao “qua thời kì

kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã lai tạo ra nhiều giống lúa mới như Nông nghiệp I, Mộc tuyền 423…có năng suất tương đối cao hơn giống cũ” (Ủy ban khoa học xã hội

Việt Nam – Viện Sử học, 1979). Ngồi giống lúa Nơng nghiệp I, Mộc tuyền 423 và còn nhập nội và thuần chủng được giống lúa IR8. Đặc điểm của giống lúa IR8 là “thấp

cây, trồng trong thời gian ngắn ngày, năng suất lại cao” (Ủy ban khoa học xã hội Việt

Nam – Viện Sử học, 1979). Sau này, qua một thời gian nghiên cứu, thuần chủng IR8

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất nông nghiệp ở miền bắc việt nam giai đoạn 1958 1968 (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)