Tổng sản lượng thu hoạch cá ở miền Bắc từ năm 1960-1967

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất nông nghiệp ở miền bắc việt nam giai đoạn 1958 1968 (Trang 63 - 71)

Năm Sản

lượng Giai đoạn

Tốc độ phát triển bình quân hàng năm của các thời kì (%)

1960 54.214 1955-1957 (2 năm) 9,1 1961 78.052 1957-1960 (3 năm) 43,6 1962 70.766 1960-1965 (5 năm) 13 1963 85.000 1955-1965 (10 năm) 10,8 1964 90.000 1965-1967 (2 năm) 9,4 1965 100.000 1966 95.000 1967 119.700 “Nguồn: Tổng cục Thống kê 1968”.

Theo bảng 2.11, sản lượng cá qua các năm từ năm 1961-1967 đều tăng vọt so với năm 1960. Từ năm 1960-1961 tăng 23.838 tấn nhưng đế năm 1962 lại giảm 7.286 tấn chỉ còn 70.766 tấn năm 1962. Bắt đầu từ năm 1963, sản lượng cá tăng đều qua các năm, bình quân tăng khoảng 5.000-10.000 tấn/ năm. Lúc này ta có kinh nghiệm lai tạo giống tốt, tận dụng được các mặt nước ao rộng nên diện tích ni cá khơng ngừng tăng lên. Mặc dù vậy, ngành nuôi cá phát triển cịn q yếu và chậm. Diện tích ao mặt nước lớn, mặt nước lợ cịn bỏ khơng vẫn chiếm một tỉ lệ lớn. Việc đánh bắt cá còn theo lối tự nhiên. Chính vì vậy mà sản lượng cá mặc dù có tăng nhưng so với sức sản xuất của miền Bắc nước ta chưa thật sự tận dụng hết tiềm năng.

+ Nghề rừng:

Nghề rừng ở miền Bắc nước ta có một vị trí rất quan trọng. Diện tích đất rừng nhiều, khả năng tăng trưởng cây rừng nhanh, rừng có vai trị cung cấp một khối lượng lâm sản lớn đồng thời lại có nhiệm vụ bảo vệ đất, chống sói mịn, hạn chế úng lụt, ở đồng bằng dọc các con sông ngịi trồng cây để ngăn sóng, chống gió, giữ đất, bảo vệ đồng ruộng.

Với vai trò quan trọng, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc bảo vệ, cải tạo và trồng rừng. Ngoài những lực lượng quốc doanh, những đồi trồng cây của các HTX, những phong trào lớn “Tết trồng cây”được phát động liên tục…nhờ vậy diện tích trồng rừng ngày càng được mở rộng “năm 1958 là 25.000 héc-ta, năm 1968 lên 130.000

héc-ta. Diện tích rừng được cải tạo và chăm sóc được khoảng 75.000 héc-ta” (Tài liệu

Trung tâm lưu trữ quốc gia III, 1970). Việc khai thác rừng cũng được đẩy mạnh, “mức

gỗ khai thác cao nhất là trên 1 triệu m3 vào các năm 1964-1965 nhưng các năm sau

mức khai thác tụt dần, đến năm 1969 chỉ còn 74 vạn m3 (Tài liệu Trung tâm lưu trữ

quốc gia III, 1970). Khối lượng khai thác các lâm sản chính giảm dần, hiện tượng thiếu gỗ, tre, nứa, lá ngày càng trầm trọng. Theo số liệu Tổng cục thống kê năm 1968, tổng sản lượng trồng cây gây rừng qua các năm tăng đều thậm chí tăng vọt: năm 1961 là 4.891 đồng tới năm 1962 tăng lên 8.300 đồng, năm 1965 tăng vọt lên 14.747 đồng nhưng năm 1966, 1967 lại giảm xuống cịn 13.800.000 đồng. Có sự giảm xuống trong hai năm là do Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất. Kết hợp với việc nghề rừng ở nước ta cơ bản vẫn còn là một ngành kinh tế có tính tự nhiên, trong rừng có thứ gì thì khai thác thứ ấy, khai thác được bao nhiêu ăn bấy nhiêu chưa phải là một ngành kinh tế đi vào sử dụng khả năng đất đai, thời tiết, khí hậu để làm cho rừng phong phú cung cấp được sản phẩm ngày càng nhiều càng có giá trị.

+ Nghề phụ của nông dân:

Trong điều kiện ruộng đất cịn ít, sản xuất nơng nghiệp cịn phân tán, có thời vụ lực lượng lao động nhàn rỗi thường xuyên rất nhiều, lực lượng lao động phụ ở nông thôn cũng rất lớn. Mặt khác, nguyên liệu và phụ phẩm trong nông nghiệp cũng cịn nhiều. Trong điều kiện đó, nghề phụ của nơng dân có một vị trí quan trọng để tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho xã viên và tăng thêm của cải vật chất cho xã hội. Chính vì vậy mà nghề phụ của nơng dân cũng được các HTX quan tâm và giải quyết cho nông dân làm việc. Kết quả, theo Tổng cục thống kê năm 1968, giá trị tổng sản lượng nghề phụ của nông dân tăng đều qua các năm từ năm 1960 đến năm 1964 nhưng sang năm 1965-1967 giá trị sản lượng lại giảm xuống. Lý do của sự tụt giảm là vì cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ gây ra để lại nhiều hậu quả cho bà con nông dân. Đồng thời với đó, lực lượng lao động nhiều nơi chưa được bố trí sử dụng tốt, nguyên liệu và

phụ phẩm nhiều nơi cịn lãng phí, rơi vãi chưa được sử dụng. Nhiều cấp ủy và chính quyền địa phương chưa chú ý lãnh đạo và giúp đỡ, một số cán bộ lại sợ phát triển nghề phụ, khó tập trung lao động vào nơng nghiệp. Đó là lí do vì sao mặc dù nghề phụ có sự tăng trưởng qua các năm nhưng mức tăng giá trị sản lượng không nhiều, chưa sử dụng hết được tiềm năng của các nghề.

Tóm lại, đối với chăn ni và các nghề khác trong sản xuất nông nghiệp, mặc dù có sự tăng trưởng về số lượng nhưng nhìn chung mức tăng về sản lượng chưa cao. Chăn nuôi và các nghề khác trong HTX vẫn chưa được chú trọng phát triển.

2.3.4. Phong trào đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ở các địa phương – Phong

trào Gió Đại Phong

Trong phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc giai đoạn 1961-1965, “Gió Đại Phong” là một trong những điển hình tiên tiến trên mặt trận sản xuất nông nghiệp. Đây là một phong trào thi đua nông nghiệp không chỉ mang lại cho nông dân sự thay đổi về đời sống mà còn dấy lên một phong trào hồ hởi gợi cảm hứng thi đua ở miền Bắc trên mọi ngành nghề mọi lĩnh vực những năm 1960 đó là các phong trào “Sóng Duyên hải”, “Cờ Ba nhất” và đến năm 1965 có phong trào “Tiếng hát át tiếng bom”.

Dưới sự dẫn dắt của đại tướng Nguyễn Chí Thanh, phong trào đã trở thành một hiện tượng trong những năm 60 của thế kỉ trước. Cuối năm 1960, công cuộc cải tạo nông nghiệp cơ bản hồn thành ở miền Bắc, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được phân công làm Trưởng ban nơng nghiệp Trung ương, chăm lo hồn thiện quan hệ sản xuất mới và phát triển sản xuất.

Trong những buổi đầu làm ăn theo con đường tập thể, kinh nghiệm chưa có, phong trào hợp tác hóa khơng tránh khỏi những khó khăn “nhiều nơng dân ồ ạt xin vào

hợp tác xã, có những người vào rồi chưa kịp thấy cái lợi, đã tính chuyện xin ra. Phong trào không ổn định. Lại thêm vụ chiêm năm 1960 mất mùa vì rét để lại nhiều hậu quả”

(Nhiều tác giả, 2013). Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra chỉ thị cho Đại tướng Nguyễn Chí Thanh “tìm cho được điển hình tốt, rút kinh nghiệm và phát huy nó

lên để đánh tan bầu khơng khí kém phấn khởi” (Nhiều tác giả, 2013). Chủ trương phát

động phong trào thi đua Đại Phong bắt nguồn từ chỉ thị đó. Chấp hành ý kiến của Bác, Đại tướng bơn ba ngược xi, nghe đâu có HTX làm ăn tốt có sáng kiến hay là Đại

tướng tìm đến nghiên cứu học hỏi. Phong trào “Gió Đại Phong” ở miền Bắc được khởi nguồn từ mơ hình HTX Đại Phong thuộc thơn Đại Phong, xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Chính Đại tướng là người đã thổi luồng gió Đại Phong về trên quê hương miền Bắc.

Luồng gió Đại Phong đó nhanh chóng lan tỏa trở thành một phong trào thi đua trong sản xuất nông nghiệp miền Bắc. Sau ba tháng trên tồn miền Bắc có 1000 HTX cam kết thi đua, đến ngày 21 tháng 3 năm 1961, phong trào thi đua “Học tập và tiến kịp Hợp tác xã Đại Phong” đã có 19 tỉnh hưởng ứng với ba mục tiêu: Mở rộng diện tích và tăng năng suất, phát triển các ngành nghề, tăng số ngày công lao động hàng năm”. Nhiều tỉnh như Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Đông…đã thành lập ban lãnh đạo thi đua với Đại Phong do đồng chí Bí thư hoặc phó Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng ban. Ngồi việc tích cực bồi dưỡng, giúp đỡ phát hiện những “Đại Phong của tỉnh”, các tỉnh đã cử cán bộ về HTX Đại Phong học tập, rút kinh nghiệm.

Trên báo Nhân dân số 2613 ra ngày 16/5/1961 đã thống kê “Theo số liệu chưa

đầy đủ, tính đến ngày 24 tháng 4 năm 1961, trong 17 tỉnh đã có 1.700 hợp tác xã giao ước thi đua với hợp tác xã Đại Phong và sau đó chưa đầy một tháng đã có 3.191 hợp tác xã thi đua với Đại Phong, trong đó có 2.400 hợp tác xã đã xây dựng xong kế hoạch thi đua cụ thể, 24 hợp tác xã đã được chọn là những Đại Phong của tỉnh, huyện mình”. Trong số các HTX thi đua với Đại Phong “có các hợp tác xã ở vùng xa xôi hẻo lánh từ vùng cao, biên giới đến hải đảo: Vĩnh Kim (giới tuyến quân sự tạm thời), A Má (biên giới Việt-Lào), Phìn Hồ (Hà Giang) và Cơ Tơ (đảo nhỏ ở Quảng Ninh)” (Ban

Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, 2000).

Trên báo Nhân dân ra ngày 22 tháng 4 năm 1961 có viết “Qua phong trào thi đua

với Đại Phong toàn miền Bắc cấy lúa vụ chiêm vượt mức kế hoạch 2,6%, trồng khoai vượt 2,4%, trồng ngô đạt 65,6 %, sắn đạt 87,7%, diện tích vỡ hoang tăng 33,439

mẫu”. Các tỉnh có số HTX đạt danh hiệu HTX Đại Phong nhiều nhất là: Vĩnh Phúc

Nghệ An, Bắc Giang, Nam Định, Hưng Yên, Quảng Bình, Thái Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên”.

Kết quả của phong trào thi đua “Gió Đại Phong” đã xua dần bầu khơng khí trầm trầm, tạo thành làn gió mới xua đi những khó khăn, đói nghèo xây dựng đời sống mới

hạnh phúc, ấm no đem lại những thành tựu to lớn về phát triển HTX và sản xuất nơng nghiệp đồng thời góp phần thúc đẩy nền nơng nghiệp miền Bắc phát triển mạnh mẽ.

Tiểu kết chương 2

Sau một thời gian tiến hành khôi phục kinh tế đạt được những kết quả khả quan, đời sống của người dân miền Bắc bước đầu được cải thiện, miền Bắc bước vào thời kì cải tạo XHCN và tiến hành thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965). Trong thời kì cải tạo XHCN, nơng nghiệp được chú trọng hàng đầu.

Nổi bật nhất trong giai đoạn này chính là cuộc vận động nông dân tham gia phong trào hợp tác hóa sản xuất nông nghiệp. Chỉ trong vòng hơn hai năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông dân lao động miền Bắc nước ta đã rời bỏ lối làm ăn cá thể riêng lẻ chuyển sang lối làm ăn tập thể và tiến tới việc hoàn thành một trong những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp nhất của thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta.

Với những chủ trương đúng đắn, phong trào hợp tác hóa sản xuất nơng nghiệp đã thu được kết quả to lớn. Năm 1960 được coi là đỉnh cao của cao trào hợp tác hóa nơng nghiệp và khẳng định “căn bản hồn thành hợp tác hóa nơng nghiệp” trên miền Bắc. Dựa trên mơ hình HTX, bước sang giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Đảng và Nhà nước cũng ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp trong các HTX. Thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, nơng dân miền Bắc tích cực, hăng say lao động. Trong thời gian thực hiện kế hoạch 5 năm, nơng nghiệp miền Bắc có những thay đổi mạnh mẽ. Thời kì này, khoa học kĩ thuật đã được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp tương đối phổ biến. Việc cải tiến kĩ thuật ngày càng được nâng cao. Đầu tư cơ sở vật chất cho nông nghiệp ngày càng nhiều. Cải tạo giống mới và cải tạo đất trong trồng trọt được triển khai trên khắp các cánh đồng. Kết quả của việc phát triển sản xuất nông nghiệp trong 5 năm lần thứ nhất đó là những diện tích, năng suất và sản lượng lúa không ngừng tăng lên. Sản lượng hoa màu: ngô, khoai, sắn cũng ngày càng nhiều. Về chăn nuôi, số lượng đàn gia súc, gia cầm tăng và càng ngày càng được đầu tư phát triển.

Tuy nhiên, nông nghiệp đang trên đà phát triển và đạt được những thành tích to lớn thì năm 1965, đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất ở miền Bắc Việt Nam. Cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đã ít nhiều gây ra những thiệt hại trong sản xuất nơng nghiệp. Diện tích và sản lượng lúa đã sụt giảm rất nhiều

so với thời kì thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Số lượng trâu bò, gà, vịt lợn cũng sụt giảm đáng kể.

Nhưng dưới ánh sáng soi đường của Đảng Lao động Việt Nam đã lãnh đạo nông dân miền Bắc vực dậy sau cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ. Ngay cả trong thời kì chiến tranh phá hoại xảy ra, tiếng súng, tiếng bom cũng không hề cản ngăn được nhát cuốc, nhát cày của người nông dân. Càng phá hoại, nông dân ta càng hăng hái sản xuất, tinh thần càng lên cao. Chính vì vậy mà trong những năm 1967, 1968, sản lượng lúa, hoa màu dần được phục hồi.

Như vậy, tình hình sản xuất nơng nghiệp miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1958- 1968 có những màu sắc riêng trong dịng chảy của lịch sử dân tộc. Nơng nghiệp phát triển là cơ sở để nên công nghiệp phát triển và miền Bắc sẽ hoàn thành được nhiệm vụ hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn miền Nam đánh ngụy đuổi Mỹ mà Đảng và Nhà nước đã giao phó tại kì họp Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III (1960).

Chương 3. NHẬN XÉT VỀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP MIỀN BẮC VIỆT NAM TỪ NĂM 1958 ĐẾN NĂM 1968

3.1. Những thành tựu trong sản xuất nông nghiệp từ năm 1958-1968

Miền Bắc bước vào thời kì q độ tiến lên CNXH, nơng nghiệp có một nhiệm vụ lịch sử mới là làm cơ sở cho công nghiệp phát triển. Đây là một nhiệm vụ nặng nề đối với một nền nông nghiệp sản xuất nhỏ bé, lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá. Hơn nữa, miền Bắc vừa xây dựng vừa phải chiến đấu chống lại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ với âm mưu tàn bạo “đẩy miền Bắc Việt Nam trở về thời kì đồ đá”. Cuộc chiến tranh phá hoại hết sức ác liệt, đánh phá triệt để các cơ sở sản xuất và phục vụ sản xuất nông nghiệp, các cơ sở vật chất kĩ thuật nông nghiệp từ năm 1965 đến năm 1968. Sức người, sức của phải dồn ra tiền tuyến, sự phá hoại của bom đạn hết sức khốc liệt, cuộc sống bị xáo trộn. Có thể nói “ở thời kì này, nhiệm vụ thì nặng nề, điều kiện

sản xuất khó khăn, nơng nghiệp Việt Nam đứng trước một thử thách ác liệt mới chưa từng thấy trong lịch sử” (Đào Văn Tập, 1980). Trong hồn cảnh khó khăn chồng chất

khó khăn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân miền Bắc đã kiên trì phấn đấu khơng mệt mỏi thực hiện đường lối cách mạng XHCN trong nông nghiệp, đưa nông nghiệp tiến dần lên nền sản xuất lớn XHCN. Nhân dân miền Bắc đã tạo ra ưu thế tuyệt đối cho nền nông nghiệp về quan hệ sản xuất và một phần về cơ sở vật chất - kĩ thuật, làm cho nông nghiệp miền Bắc vượt qua một cách oanh liệt mọi thử thách ác liệt của chiến tranh và của thiên tai, đạt được nhiều thành tích đáng tự hào trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Sản xuất không những được giữ vững mà còn phát triển lên một bước.

Trong thời kì cải tạo XHCN, nơng nghiệp miền Bắc Việt Nam phát triển trong sự tác động trực tiếp của mơ hình tổ chức sản xuất hợp tác hóa sản xuất nơng nghiệp từ bậc thấp lên bậc cao, tập thể hóa ruộng đất và các tư liệu sản xuất triệt để và nhanh chóng. Quan hệ sản xuất tập thể bước đầu phát huy tác dụng trên một số mặt như làm thủy lợi, đường giao thông nông thôn, cải tạo đồng ruộng, đưa giống mới vào sản xuất…Nhờ vậy, sản xuất nông nghiệp có phát triển trên một số mặt “bình qn 3 năm

1958-1960 so với bình quân 3 năm 1955-1957, giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng 24,3%, đàn lợn tăng 41,7 %, đàn trâu tăng 24,6%” (Nguyễn Sinh Cúc, 1995). Về

to lớn “Sản lượng lúa năm 1959 đã đạt tới 5 triệu tấn là mức chưa từng có trước đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất nông nghiệp ở miền bắc việt nam giai đoạn 1958 1968 (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)