Mơ hình tổ chức hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất nông nghiệp ở miền bắc việt nam giai đoạn 1958 1968 (Trang 37 - 43)

2.1. Chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp miền Bắc giai đoạn

2.1.2. Mơ hình tổ chức hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc gia

1958-1968

Hợp tác xã là “tổ chức kinh tế tập thể do cá nhân, hộ gia đình, … có nhu cầu, lợi

ích chung tự nguyện góp vốn, góp sức, lập ra theo quy định…để phát huy sức mạnh của tập thể và của xã viên tham gia Hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” ( Luật HTX, 2003) . Ở Việt Nam, năm

1955 mơ hình HTX bắt đầu được biết đến với các HTX nơng nghiệp thí điểm. HTX nơng nghiệp ở Việt Nam được xây dựng thí điểm hồn tồn dựa trên mơ hình HTX của Liên Xơ và các nước XHCN anh em. Có 2 mơ hình HTX sản xuất nơng nghiệp đó là HTX sản xuất nơng nghiệp bậc thấp và HTX sản xuất nông nghiệp bậc cao.

Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc thấp

Khi mới cơ bản hồn thành hợp tác hóa, các HTX phần lớn cịn là HTX bậc thấp. Theo điều lệ HTX bậc thấp và bậc cao thì “Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc thấp

là tổ chức kinh tế tập thể có tính chất nửa Xã hội Chủ nghĩa, do nông dân lao động tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính Phủ”. Quy mơ tổ chức HTX sản

xuất gồm từ 30-50 hộ (đối với miền núi số hộ thấp hơn). Tất cả những nam, nữ và những người lao động khác trong nông thơn từ 16 tuổi trở lên (tùy thuộc hồn cảnh) đều được tham gia vào HTX và gọi là xã viên. Trong HTX sản xuất nông nghiệp bậc thấp, ruộng đất tuy tập trung thống nhất do HTX cày cấy nhưng chủ yếu vẫn thuộc về sở hữu của nông dân, hàng năm nông dân được trả một số hoa lợi về ruộng đất. Trâu bị, nơng cụ trong HTX phần nhiều là dùng lối cho thuê. Như vậy, trong HTX đã có nhiều tính chất xã hội CNXH nhưng cũng cịn tính chất tư hữu. Chính vì vậy mà HTX nơng nghiệp bậc thấp mang tính chất nửa XHCN. Về tổ chức lao động trong HTX bậc thấp, trừ các HTX nhỏ (khoảng từ 15 hộ trở xuống) còn các HTX từ 15 hộ trở lên tùy từng HTX để chia xã viên thành những đội hoặc tổ sản xuất cố định, giao những tư liệu sản xuất cho các đội (tổ) và trong đội (tổ) sản xuất tự phân công nhau làm việc.

Về ưu điểm của HTX nông nghiệp bậc thấp, qua thực tế của phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp so với tổ đổi công và các hộ làm ăn riêng lẻ, HTX nông nghiệp bậc thấp có những ưu điểm hơn hẳn. Trong sản xuất nông nghiệp, miền Bắc nước ta

thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ lụt, hạn hán, ngập úng. Để khắc phục tình trạng trên, HTX sản xuất nông nghiệp bậc thấp đã đề ra những biện pháp để khắc phục khó khăn, đấu tranh chống hạn hán, ngập úng, sâu bọ và bước đầu đẩy mạnh được phong trào cải tiến kĩ thuật. Nhờ đó mà các vụ chiêm, vụ mùa năm 1958-1959 đã đạt được nhiều kết quả to lớn. HTX bậc thấp đã xóa bỏ những điều kiện phát triển nền kinh tế cá thể của nông dân, tạo ra những điều kiện mới cho việc phát triển sức sản xuất, tăng sản xuất, tăng thu nhập, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của nông dân lao động và đổi mới dần bộ mặt nông thôn. Kết quả của sản xuất tập thể cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong HTX trong thực tế đã làm cho người nông dân nhận ra con đường làm ăn tập thể tốt hơn làm ăn cá thể, tính tích cực lao động của xã viên do đó dần dần được nâng cao. Lịng tin, sự gắn bó vào HTX ngày càng biểu hiện rõ rệt. Đó chính là ưu điểm căn bản của HTX nông nghiệp bậc thấp.

Bên cạnh những ưu điểm, HTX nông nghiệp bậc thấp cũng bộc lộ những mặt hạn chế, nảy ra một số mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa việc kinh doanh thống nhất, lao động tập thể của HTX với quyền chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển của sức sản xuất với quy mô nhỏ bé của HTX sản xuất nông nghiệp bậc thấp. HTX sản xuất nơng nghiệp bậc thấp từ chỗ có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển đã trở thành trở ngại cho việc tiếp tục phát triển sản xuất cao hơn và ảnh hưởng cả đến tinh thần tích cực hăng hái lao động của xã viên.

Để giải quyết mâu thuẫn này, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đưa HTX nông nghiệp bậc thấp lên HTX nơng nghiệp bậc cao hồn toàn XHCN.

Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc cao

Những hạn chế của mơ hình HTX nơng nghiệp bậc thấp đã bộc lộ, mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và tính chất của sức sản xuất đã rõ ràng. Quần chúng nông dân cần phải nhận thấy được mâu thuẫn đó, hiểu được sự cần thiết phải xóa bỏ quyền chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất để giải phóng sức sản xuất, làm cho sản xuất phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Bởi vậy, từ năm 1961 trở đi, phong trào hợp tác hóa đi vào chiều sâu, ngoài việc vận động số nơng hộ cịn ở ngồi HTX tham gia hợp tác thì hướng chính của phong trào hợp tác hóa là chuyển từ HTX bậc thấp lên bậc cao.

HTX nông nghiệp bậc cao là HTX có tính chất hồn tồn XHCN “nó đã chuyển

quyền sở hữu cá thể về tư liệu sản xuất thành quyền sở hữu tập thể của xã viên, đã xóa bỏ việc chia hoa lợi cho ruộng đất, thực hiện nguyên tắc phân phối của Chủ nghĩa Xã hội “làm hết năng lực, hưởng theo lao động” (Cao Tử Dũng, 1959). Trong HTX nông

nghiệp bậc cao, ruộng đất của xã viên và những tư liệu sản xuất chính trở thành của chung. HTX khơng chia hoa lợi cho ruộng đất, cịn trâu bị, nơng cụ của xã viên HTX sẽ trị giá thành tiền góp cổ phần vào HTX, những hộ nào có nhiều trâu bị, nơng cụ sau khi góp đủ cổ phần số tiền còn thừa HTX sẽ trả dần theo sự thỏa thuận của xã viên. Đó là sự khác nhau giữa HTX nông nghiệp bậc thấp và HTX nơng nghiệp bậc cao. Do có sự khác nhau như vậy nên HTX nơng nghiệp bậc cao có những ưu điểm hơn hẳn HTX nông nghiệp bậc thấp. Ở HTX nơng nghiệp bậc cao, tinh thần tích cực lao động của xã viên được phát huy, nâng cao hiệu suất lao động. Xã viên phấn khởi, tích cực lao động vì cơng tác phân chia hoa lợi khơng cịn là “làm ít hưởng nhiều” sống dựa vào ruộng đất như trong HTX nơng nghiệp bậc thấp vì “trong Hợp tác xã nơng nghiệp bậc cao

tồn bộ thu nhập về nơng nghiệp cũng như nghề phụ sau khi trừ những khoản chi phí cần thiết và để lại một số quỹ chung, cịn lại bao nhiêu hồn tồn phân phối theo lao động” (Cao Tử Dũng, 1959). Đồng thời trong HTX bậc cao, vấn đề sử dụng đất hợp lý

hơn, kế hoạch sản xuất được mở rộng. Trong HTX nông nghiệp bậc cao, ruộng đất đã hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của HTX. HTX đưa ra phương hướng, kế hoạch sản xuất nhiều mặt có tác dụng tích cực làm tăng năng suất, của cải làm ra ngày càng nhiều, đời sống xã viên được nâng cao. Hợp tác nông nghiệp bậc cao quy mô lớn, số hộ nơng dân nhiều, diện tích ruộng đất lớn nên có điều kiện sử dụng máy móc nơng nghiệp và áp dụng kĩ thuật tiên tiến. Trong HTX sản xuất nông nghiệp bậc cao, đời sống nhân dân được cải thiện nên phúc lợi cho những gia đình neo đơn, thiếu sức lao động, những người tàn tật cũng được đảm bảo. Một ưu điểm nữa của HTX nơng nghiệp bậc cao đó là tinh thần tập thể, giác ngộ XHCN của xã viên được nâng cao nhanh chóng. HTX bậc cao đã mang lại cho xã viên nhiều cái lợi từ lối làm ăn tập thể nên họ gắn bó với HTX, coi HTX như nhà của mình.

Với những ưu điểm không thể phủ nhận của HTX bậc cao, số lượng nông dân xin vào HTX ngày càng tăng vì vậy số HTX trong nơng thơn cũng tăng theo tỉ lệ thuận với

số hộ nông dân vào HTX “năm 1961 tồn miền Bắc có 8.403 HTX bậc cao, chiếm 33,8

% tổng số HTX, đến năm 1965 lên tới 18.560 HTX chiếm 76,7%” (Trần Ngọc Bút,

2002). Kết quả này cho thấy sự vượt trội hơn hẳn của HTX bậc cao so với HTX bậc thấp. Chính vì vậy, khi đã có đủ điều kiện cần phải chuyển ngay từ HTX bậc thấp lên HTX bậc cao để tạo những điều kiện thuận lợi cho sản xuất phát triển, nâng cao đời sống của người dân lao động.

Tóm lại, HTX sản xuất nông nghiệp bậc thấp và bậc cao là một tổ chức kinh tế chứ khơng phải là một tổ chức chính trị, một tổ chức hành chính hoặc một tổ chức xã hội. Tồn bộ cơng tác quản lý HTX đều nhằm củng cố và tăng cường kinh tế tập thể, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn XHCN, tạo ra ngày càng nhiều lương thực thực phẩm. Tuy nhiên, HTX không phải là một tổ chức theo kiểu phường hội mà là “một tổ chức kinh tế tập thể XHCN, một đơn vị kế hoạch nông

nghiệp cơ sở, nằm trong hệ thống kinh tế XHCN thống nhất” (Vụ Huấn học Ban

Tuyên huấn Trung ương, 1974). Theo điều lệ tóm tắt của HTX sản xuất nơng nghiệp thì nhiệm vụ của HTX sản xuất nông nghiệp là “đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết

kiệm, nhằm không ngừng nâng cao mức sống của các xã viên, tăng tích lũy vốn cho HTX và xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH trong nông nghiệp, xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, làm tròn nghĩa vụ đối với sự nghiệp công nghiệp hóa XHCN”. Làm tốt nhiệm vụ đề ra đồng thời thực hiện ba cuộc cách mạng: cách mạng

quan hệ sản xuất, cách mạng kỹ thuật, cách mạng tư tưởng văn hóa, trong đó cách mạng kĩ thuật là then chốt nhằm đưa nông thôn tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH. Hiểu rõ được nhiệm vụ, vai trị của HTX sản xuất nơng nghiệp, chúng ta cũng cần phải nắm rõ được mơ hình tổ chức HTX sản xuất nơng nghiệp. Bởi vì mơ hình tổ chức HTX có vai trị quan trọng, điều hành, quản lý HTX nhằm giúp HTX phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống xã viên.

Được thành lập từ những năm 50 của thế kỉ XX ở miền Bắc Việt Nam, HTX sản xuất nông nghiệp có vai trị quan trọng trong việc giải quyết việc làm, đảm bảo đời sống cho đơng đảo xã viên, khích lệ, động viên xã viên lao động tạo ra của cải vật chất góp phần hồn thành nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã giao cho toàn dân miền Bắc. Trong cơ cấu tổ chức hoạt động của HTX sản xuất nông nghiệp bậc thấp và bậc cao

gồm: Đại hội xã viên, Ban quản trị và Ban kiểm soát. Mỗi một bộ phận đều thực hiện chức năng, vai trị riêng của mình.

Trong tổ chức HTX, Đại hội xã viên (Đại hội đại biểu xã viên) là cơ quan quản

trị tối cao HTX gồm toàn thể xã viên của HTX. Về cơ cấu tổ chức trong HTX, Đại hội xã viên có quyền hạn cao nhất, có quyền sửa đổi nội quy của HTX, bầu cử hoặc bãi chức các cơ quan và cán bộ của HTX như Ban quản trị, Ban kiểm soát và Chủ nhiệm HTX. Trong sản xuất nông nghiệp, khi các phương hướng sản xuất, các kế hoạch sản xuất lao động, tài vụ, phân phối cũng như các vấn đề quan trọng của HTX được đưa ra, Đại hội xã viên có vai trị bàn bạc và quyết định. Đại hội xã viên do Ban quản trị triệu tập ít nhất 3 tháng một lần. Theo điều lệ tóm tắt HTX sản xuất nơng nghiệp, khi Đại hội xã viên (Đại hội đại biểu xã viên) họp thì “phải được thơng báo trước để các

xã viên chuẩn bị và phát biểu ý kiến. Họp Đại hội xã viên phải có quá nửa số xã viên đến dự họp và họp Đại hội đại biểu xã viên phải có 2 phần 3 số đại biểu đến dự thì mới có giá trị. Khi quyết nghị các vấn đề gì phải được quá nửa số xã viên hoặc đại biểu xã viên có mặt tại Đại hội tán thành thì mới có giá trị. Việc bầu Ban quản trị và Chủ nhiệm HTX, Ban kiểm soát và Trưởng ban và Kế tốn trưởng phải do tồn thể xã viên trực tiếp bầu ra bằng cách bỏ phiếu kín”. Đối với những HTX mới thành lập, xã

viên còn ít mỗi tháng họp một lần. Các cấp ủy Đảng có nhiệm vụ chỉ đạo chặt chẽ, Ban quản trị HTX có nhiệm vụ chuẩn bị về nội dung đảm bảo cho Đại hội xã viên hoặc Đại hội đại biểu xã viên đạt được kết quả tốt.

Trong mơ hình tổ chức HTX, ngồi Đại hội xã viên hoặc Đại hội đại biểu xã viên là cơ quan cao nhất còn Cơ quan quản lý HTX. Nhiệm vụ của cơ quan quản lý HTX là “làm cho xã viên hiểu rõ và đôn đốc mọi người nghiêm chỉnh thực hiện điều lệ, nội

quy của HTX và nghị quyết của Đại hội xã viên” (Vụ Huấn học Ban Tuyên giáo Trung

ương, 1974). Trong HTX sản xuất nông nghiệp, kinh tế là giữ vị trí hàng đầu nhằm đảm bảo đời sống cho xã viên. Cơ quan quản lý HTX phải làm tốt công tác quản lý kinh tế, có như vậy sự phân bố lao động mới được tổ chức hợp lý, sản xuất phát triển nhanh, đưa HTX không ngừng tiến lên. Nhiệm vụ của cơ quan quản lý HTX là vơ cùng quan trọng, các chính sách mà Đảng và Nhà nước đưa ra phải chấp hành nghiêm

chỉnh, đúng pháp luật. Có như vậy HTX mới có điều kiện phát triển, ổn định góp phần vào sự phát triển của xã hội.

Trong cơ quan quản lý HTX, Ban quản trị làm việc theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Ban quản trị bàn bạc, quyết định mọi công việc của HTX trong phạm vi quyền hạn của mình và phân cơng cho từng ủy viên. Mỗi ủy viên chịu trách nhiệm về phần việc của mình trước Ban quản trị và HTX. Ban quản trị bao gồm: Chủ nhiệm HTX, Kế tốn trưởng, Đội trưởng, Đội phó sản xuất. Đứng đầu Ban quản trị là Chủ nhiệm HTX, quán xuyến mọi công việc của HTX, thay mặt Ban quản trị chỉ huy các đội sản xuất, các bộ phận giúp việc và kiểm tra cơng việc của phó chủ nhiệm, các ủy viên Ban quản trị.

Ban kiểm soát là cơ quan kiểm tra của HTX được toàn thể xã viên bầu ra có

nhiệm vụ kiểm tra, giám sát Ban quản trị, các bộ phận chuyên môn giúp việc cho Ban quản trị, các đội sản xuất trong việc chấp hành Điều lệ, nội quy của HTX, Nghị quyết của Đại hội xã viên hoặc Đại hội đại biểu xã viên và các chính sách, chế độ của Nhà nước. Giải quyết các vấn đề do xã viên tố giác, khiếu nại, ngăn ngừa mọi hành động vi phạm chế độ quản lý của HTX và quyền làm chủ tập thể của xã viên, vi phạm các chính sách của Nhà nước.

Như vậy, mơ hình tổ chức HTX với các cơ quan chun ngành có vai trị vơ cùng quan trọng, điều hành mọi công việc trong HTX, sắp xếp việc làm, phân bố lao động, xử lý những công việc quan trọng trong HTX. Các cơ quan định hướng, động viên, khích lệ xã viên tích cực lao động, làm theo quy định mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Các cán bộ, tổ chức trong HTX cũng phải làm gương cho xã viên, thực hiện theo đúng nguyên tắc của HTX “tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ”. Bộ máy quản lý HTX ngày càng phải được kiện toàn, nâng cao làm cho Đại hội xã viên hoặc Đại hội đại biểu xã viên thực sự trở thành cơ quan lãnh đạo có quyền lực cao nhất đồng thời làm cho cơ quan quản lý và cơ quan kiểm tra của HTX được vững mạnh, tạo được sự tin tưởng của quần chúng xã viên trong HTX.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất nông nghiệp ở miền bắc việt nam giai đoạn 1958 1968 (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)