Chủ trương Hợp tác hóa nơng nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất nông nghiệp ở miền bắc việt nam giai đoạn 1958 1968 (Trang 32 - 37)

2.1. Chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp miền Bắc giai đoạn

2.1.1. Chủ trương Hợp tác hóa nơng nghiệp

Trên cơ sở thắng lợi đã đạt được trong công cuộc khôi phục kinh tế (1955-1957), nhân dân miền Bắc sơi nổi bước vào thời kì cải tạo XHCN. Trong cải tạo XHCN được nhấn mạnh là cải tạo nông nghiệp mà chủ yếu là đẩy mạnh hợp tác hóa nông nghiệp.

Thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng đã tích cực chuẩn bị cho nhiệm vụ cải tạo và phát triển kinh tế miền Bắc ngay trong q trình khơi phục kinh tế. Sau thời kỳ khôi phục kinh tế (1955-1957), lúc này ruộng đất đã thuộc quyền sở hữu của người nông dân nhưng một thực tế xảy ra ở miền Bắc đó là hàng vạn người nơng dân đang đứng trước những khó khăn, thách thức: trình độ kĩ thuật canh tác thấp và lạc hậu, ruộng đất ít, manh mún, thiếu thốn tư liệu sản xuất và hạn hẹp về vốn, thiên tai thường xuyên xảy ra. Cách làm ăn riêng lẻ làm cho nông dân không đủ sức chống đỡ thiên tai, dịch họa, cải tiến kĩ thuật và phát triển nông nghiệp một cách tồn diện. Trước tình hình đó, phải tổ chức sản xuất hợp lý, có kĩ thuật canh tác tiên tiến, quản lý chặt chẽ thì năng suất lao động và kết quả vụ mùa mới được nâng cao. Bên cạnh đó, yêu cầu tiến lên CNXH bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa (TBCN), nhanh chóng xóa bỏ tận gốc chế độ người bóc lột người, nhanh chóng chặn đứng con đường phát triển tự phát của chủ nghĩa tư bản ở nơng thơn địi hỏi nơng nghiệp miền Bắc phải tiến hành hợp tác hóa.

Chủ trương tiến hành hợp tác hóa nơng nghiệp đã được Đảng và Nhà nước ta phân tích và đề ra trong các cuộc họp Hội nghị Trung ương. Giữa tháng 11 năm 1958, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) họp Hội nghị lần thứ 14. Trên cơ sở phân tích tình hình thực tế ở miền Bắc, Hội nghị đã chỉ rõ vấn đề hợp tác hóa nơng nghiệp: “Hợp tác hóa là yêu cầu phát triển khách quan của nông nghiệp và nông dân, là một

nhiệm vụ kinh tế và chính trị căn bản của Đảng ta trong cuộc cách mạng Xã hội Chủ nghĩa” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2002). Hội nghị coi hợp tác hóa là cuộc cách mạng

phong trào tổ đổi công lúc đầu bộc lộ nhiều hạn chế và cuộc vận động xây dựng HTX có nhiều bất cập, ngày 8/12/1958, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 118-CT/TW hướng dẫn phong trào hợp tác hóa, đưa ra bốn điều kiện cho việc xây dựng HTX nơng nghiệp: có cơ sở đổi cơng khá, có cốt cán tốt, quần chúng thực sự u cầu, có cán bộ chính trị và cán bộ quản lí tốt. Vấn đề hợp tác hóa nơng nghiệp cịn được đưa ra tranh luận tại Hội nghị nơng nghiệp tồn miền Bắc họp tại Thanh Hóa (tháng 12/1958). Nội dung tranh luận xoay quanh hai vấn đề là việc hợp tác hóa trở thành phong trào quần chúng và quần chúng chưa có yêu cầu hợp tác hóa. Tới tháng 2/1959, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị bàn về quy hoạch tồn diện HTX nơng nghiệp trong hai năm 1959-1960. Trong Hội nghị, công tác cải tạo nông nghiệp lại được điều chỉnh về chỉ tiêu: phấn đấu năm 1959 hồn thành tổ đổi cơng thường xun, đưa 40% số hộ nông

dân vào Hợp tác xã, năm 1960 hoàn thành Hợp tác xã nơng nghiệp bậc thấp, trong đó có 50% số hộ vào Hợp tác xã bậc cao, năm 1961 hoàn thành Hợp tác xã bậc cao, mở rộng quy mơ Hợp tác xã tồn xã” (Chử Văn Lâm, 1992). Lúc này, phong trào tổ đổi

công và HTX phát triển hết sức nhanh chóng. Tuy nhiên, Đảng vẫn chưa có một nghị quyết riêng về cải tạo nông nghiệp. Trước tình hình đó, tháng 4/1959, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 16 được triệu tập. Hội nghị phân tích tồn diện tình hình nơng thơn miền Bắc và xác định chủ trương, đường lối, chính sách cải tạo nền nơng nghiệp miền Bắc theo CNXH và phân tích những lý do phải tiến hành hợp tác hóa nơng nghiệp. Mục đích của hợp tác hóa nơng nghiệp trước hết là vì “yêu cầu phát

triển sản xuất và đời sống nông dân, yêu cầu củng cố khối liên minh công nông trên cơ sở mới, u cầu của cơng nghiệp hóa Xã hội Chủ nghĩa và sự phát triển cân đối của công nghiệp và nông nghiệp trong nền kinh tế nước ta” (Viện Mác-Lênin – Viện Lịch

sử Đảng, 1982). Đồng thời, “Hợp tác hóa nơng nghiệp thắng lợi sẽ thực hiện được đời

sống mới ở nông thơn miền Bắc: hịa bình, tự do, hạnh phúc… và cổ vũ đồng bào miền Nam đấu tranh kiên quyết để giải phóng miền Nam khỏi ách Mỹ - Diệm, tích cực củng cố miền Bắc và tích cực phục vụ sự nghiệp thống nhất Tổ quốc” (Trường Chinh,

1959). Với những lý do đó, “Hợp tác hóa nơng nghiệp là khâu chính trong tồn bộ sợi

dây chuyền cải tạo Xã hội Chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta, đồng thời góp phần quan trọng đẩy mạnh cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất Tổ quốc” (Viện Mác-Lênin –

Viện Lịch sử Đảng, 1982). Đó là những lí do vì sao chúng ta nhất định phải cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, nhất định phải xúc tiến hợp tác hóa nơng nghiệp ở miền Bắc.

Hội nghị Trung ương 16 (khóa II) cũng chỉ ra mâu thuẫn cơ bản trong nông thơn miền Bắc đó là “mâu thuẫn giữa u cầu phát triển sản xuất và quan hệ sản xuất cá

thể, mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng năng suất cao và kĩ thuật lạc hậu”(Đảng Cộng Sản

Việt Nam, 2002). Để giải quyết mâu thuẫn đó “phải cải tạo quan hệ sản xuất trong

nông nghiệp, tức là tổ chức nông dân lại để thực hiện việc hợp tác giúp nhau trong sản xuất” (Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2002). Hội nghị cũng đề ra đường lối giai cấp

của Đảng ở nông thôn “Dựa hẳn vào bần cố nông và trung nơng lớp dưới, đồn kết

chặt chẽ với trung nông” (Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2002) và vạch ra ba nguyên tắc

để đảm bảo thắng lợi cho cuộc vận động “tự ngun, cùng có lợi và quản lí dân chủ”. Hội nghị cũng thảo luận và quyết định nhiều vấn đề quan trọng về bước đi, những chính sách cụ thể về tập thể hóa tư liệu sản xuất, về quản lí dân chủ, phân phối thống nhất…

Như vậy, Hội nghị Trung ương 16 (khóa II) đánh dấu sự định hình tư tưởng cải tạo nông nghiệp của Đảng. Khái niệm hợp tác hóa được gắn liền với CNXH là mơ hình tất yếu phù hợp với bản chất của xã hội XHCN.

Tháng 6/1959, tại kì họp thứ 10, Quốc hội khóa I đã thống nhất thơng qua Nghị quyết về hợp tác hóa nơng nghiệp ở miền Bắc. Nghị quyết nhấn mạnh “Hợp tác hóa

nơng nghiệp là con đường duy nhất đưa nông dân tiến lên Chủ nghĩa Xã hội” (Vũ

Quang Hiển, 2013). Phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh và có những thay đổi trong giai đoạn tiếp theo. Tháng 9/1960, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III họp vạch ra đường lối chung và đường lối xây dựng kinh tế trong thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta. Với nông nghiệp, Đại hội chủ trương phải tiếp tục đẩy mạnh cải tạo và phát triển nông nghiệp. Từ năm 1961-1965, Đảng đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Vấn đề mấu chốt đối với phát triển kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn mới là phải tiếp tục hồn thành cơng cuộc cải tạo XHCN. Để phát triển nơng nghiệp, HTX đóng một vai trị quan trọng với tư cách là bộ phận cải tạo XHCN. Bước vào năm 1961, phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp miền Bắc phát triển nhanh chóng.

Nhưng do phong trào được tiến hành trong thời gian ngắn, trình độ quản lí HTX còn thấp, yếu kém còn nhiều. Do vậy, để nông nghiệp thực sự là cơ sở cho cơng nghiệp hóa XHCN Nghị quyết Bộ Chính trị (2/1961) xác định nhiệm vụ, phương hướng, cơng tác hợp tác hóa nơng nghiệp trong năm 1961 là “phải tích cực củng cố Hợp tác xã để

đẩy mạnh sản xuất toàn diện, mở rộng quy mô Hợp tác xã để phát triển lực lượng sản xuất đồng thời đưa Hợp tác xã bậc thấp lên bậc cao làm nhiệm vụ trọng tâm, tiếp tục đưa nơng dân cịn làm riêng lẻ vào Hợp tác xã” (Vũ Quang Hiển, 2013). Thực hiện

chủ trương của Bộ chính trị, cuộc vận động củng cố và mở rộng quy mô HTX được tiến hành. Tuy nhiên, bên cạnh những thắng lợi có được thì hợp tác hóa nơng nghiệp chưa thật vững. Làm nhanh là cần và đúng, nhưng trong lúc phát triển nhanh thì phong trào cũng có nhiều khuyết điểm, tồn tại 3 khâu yếu: “Việc quản lí Hợp tác xã tuy có

tiến bộ hơn trước nhưng cịn kém, trình độ làm kế hoạch sản xuất và tổ chức lao động cịn thấp, tình trạng thiếu dân chủ khá phổ biến, việc chấp hành đường lối, phương châm, chính sách hợp tác hóa và ngun tắc phân phối Xã hội Chủ nghĩa, việc giáo dục tư tưởng trong Hợp tác xã làm chưa thật tốt, việc cải tiến cơng cụ cịn yếu, kĩ thuật canh tác chưa được đúng và đầy đủ, cơ sở vật chất kĩ thuật cịn nghèo nàn, quy mơ hợp tác xã còn nhỏ bé” (Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, 1968).

Khâu quản lý và khâu kĩ thuật là hai khâu yếu nhất của phong trào hợp tác hóa. Để khắc phục tình trạng đó, tháng 2/1963, Bộ Chính trị chủ trương phát động phong trào “cải tiến quản lý Hợp tác xã, cải tiến kĩ thuật đồng thời tăng cường đầu tư và nhập

thêm máy móc, phương tiện sản xuất, trang bị cho các Hợp tác xã ” (Vũ Quang Hiển,

2013). Bước sang những năm đầu thập niên 60 của thế kỉ XX, Mỹ ngày càng can thiệp sâu hơn vào miền Nam Việt Nam. Bị thua đau ở miền Nam, một mặt, Mỹ đẩy mạnh đưa quân đội Mỹ và đồng minh vào miền Nam Việt Nam, mặt khác gây ra sự kiện vịnh Bắc Bộ, từng bước mở rộng leo thang đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân. Trước hành động mới của đế quốc Mỹ, Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (3/1965) và 12 (12/1965) họp, chủ trương “tiếp tục xây dựng Chủ nghĩa Xã hội,

chuyển hướng phát triển kinh tế xã hội ở miền Bắc phù hợp với điều kiện cả nước có chiến tranh. Trên lĩnh vực nông nghiệp, Đảng chủ trương tiếp tục mở rộng và củng cố

Hợp tác xã, hoàn thiện quan hệ sản xuất Xã hội Chủ nghĩa trong nông nghiệp” (Vũ

Quang Hiển, 2013).

Bước vào giai đoạn mới của cách mạng, mặc dù cuộc vận động cải tiến quản lý Hợp tác xã, cải tiến kĩ thuật đã có nhiều tác dụng nhưng phong trào hợp tác hóa vẫn đang tiềm ẩn nhiều vấn đề bức xúc. Trước tình hình đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Đẩy mạnh cuộc vận động cải tiến quản lý Hợp tác xã, cải tiến kĩ thuật, phát

triển sản xuất nơng nghiệp trong tình hình mới” (Vũ Quang Hiển, 2013). Đồng thời,

Ban Bí thư ra chỉ thị số 107-CT/TW về việc tiếp tục thực hiện một bước mới cuộc vận động cải tiến quản lí HTX, cải tiến kĩ thuật, phát triển sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh vùng đồng bằng và trung du. Bên cạnh mục tiêu quản lý HTX và cải tiến kĩ thuật, vòng hai của cuộc vận động với mục tiêu là tiếp tục đưa những hộ nông dân làm ăn riêng lẻ vào HTX và tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất mới ở nơng thơn, hồn thành việc chuyển HTX bậc thấp lên bậc cao. Vòng hai của cuộc vận động cải tiến quản lý và cải tiến kĩ thuật trong HTX đã mang lại những kết quả nhất định, song tình trạng yếu kém của HTX vẫn cịn khá phổ biến. Tháng 3/1966, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Thơng tri số 176, định hình rõ những nội dung cần chú ý trong cuộc vận động. Trong giai đoạn này, từ việc hoàn thiện chế độ “ba quản” – quản lý sản xuất, quản lý lao động, quản lý tài vụ, cuộc vận động đã định hình chế độ “ba khốn”: khốn chi phí sản xuất, khốn cơng điểm, khốn sản lượng và lấy đội quản lý sản xuất làm đơn vị khoán.

Với sự ra đời của chế độ “ba khoán”, cơ chế quản lý của HTX được tập trung

thống nhất, quy mơ HTX được mở rộng, trong đó đội sản xuất là đơn vị cơ bản.

Như vậy, với các chủ trương, chính sách mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong quá trình phát động phong trào hợp tác hóa, cuộc vận động đã mang lại những thành tích đáng kể, phong trào hợp tác hóa trở thành phong trào của quần chúng nhân dân, được đơng đảo nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia. Với việc thực hiện phong trào HTX sản xuất nông nghiệp, đây được coi là phong trào điển hình nhất trong những năm đầu thập niên 60 của thế kỉ XX.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất nông nghiệp ở miền bắc việt nam giai đoạn 1958 1968 (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)