Các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 125 - 127)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký

ký quyền sử dụng đất thị xã Quảng Yên

3.5.1. Chính sách pháp luật đất đai

Các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực đất đai liên tục phải thay thế, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung nhiều lần trong thời gian ngắn khi chưa kịp tổng kết, đánh giá đầy đủ thực tiễn trước khi ban hành dẫn đến tình trạng thiếu ổn định, tính khả thi thấp và là nguyên nhân gây ra so bì, khiếu kiện. Một số vấn đề được quy định trong nhiều văn bản đã gây khó khăn trong q trình tổ chức thực hiện, một số quy định chưa phù hợp với thực tiễn và một số vấn đề phát sinh chưa được quy định cụ thể đã gây khó khăn trong việc quản lý và sử dụng đất đai. Công tác tự kiểm tra việc ban hành văn bản của địa phương chưa được thực hiện thường xun, cịn tình trạng ban hành văn bản chưa kịp thời và không đảm bảo tính thống nhất trong q trình triển khai. Một số nội dung chưa phù hợp với thực tiễn và một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn thì chưa được quy định.

Trình tự giải quyết hồ sơ một số trường hợp chưa có văn bản quy định hoặc quy định không cụ thể.

3.5.2. Cơ chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh trực thuộc Sở Tài ngun và Mơi trường. Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Quảng Yên trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Quảng Yên. Trong quá trình hoạt động, cũng đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế yếu kém, thiếu chuyên nghiệp, minh

bạch, hiệu quả; chưa đáp ứng được yêu cầu CNH-HĐH, cải cách hành chính cơng của tỉnh; nguyên nhân:

Một là: Do hệ thống Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất được thành lập ở 2 cấp nên hệ thống hồ sơ địa chính cũng phải được thiết lập quản lý, cập nhật chỉnh lý biến động, lưu trữ ở 2 cấp, khơng chỉ gây lãng phí cả về kinh phí tổ chức thực hiện, kho lưu trữ mà còn dễ bị phân tán, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an tồn, thất lạc và gây khó khăn cho việc quản lý, cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý và nhu cầu giao dịch của công dân.

Hai là: Quy trình cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính phức tạp và trùng lặp (Văn phịng đăng ký mỗi cấp sau khi cập nhật, chỉnh lý hồ sơ tại cấp mình phải gửi thơng báo và gửi hồ sơ liên quan cho Văn phòng đăng ký cấp kia để cùng cập nhật, chỉnh lý hồ sơ), trong điều kiện cịn rất khó khăn về cơ sở vật chất, nhân lực, công nghệ thơng tin nhất là ở cấp huyện thì đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hồ sơ địa chính khơng được lập, cập nhật, chỉnh lý đầy đủ, đồng bộ theo quy định và không thống nhất giữa 2 cấp.

Ba là: Do khơng có một đầu mối điều hành chung đã dẫn đến tình trạng nơi thì quá tải công việc, không đáp ứng kịp thời nhu cầu của công dân, thời gian giải quyết thủ tục hành chính và dễ phát sinh trì trệ, tiêu cực do có q nhiều giao dịch; có nơi lại rơi vào tình trạng nhàn rỗi do khơng có hoặc q ít các giao dịch song vẫn hưởng lương, chế độ như mọi người, gây lãng phí ngân sách và nhân lực.

Bốn là: Theo cơ chế quản lý: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện trực thuộc và phụ thuộc vào hoạt động của phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, nên sự phối hợp hoạt động trong hệ thống giữa Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ; vai trị hướng dẫn, kiểm tra chun mơn, nghiệp vụ của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh đối với các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính và thống kê đất đai kém hiệu lực, hiệu quả.

3.5.3. Nguồn nhân lực

Do đội ngũ cán bộ chun mơn từ thị xã đến các phường, xã cịn mỏng trong khi phải thực hiện cùng một lúc khối lượng công việc nhiều. Thực tế cho thấy số lượng hồ sơ đăng ký giao dịch các quyền sử dụng đất tại địa phương không ngừng tăng.

Đội ngũ cán bộ của VPĐKQSDĐ khá trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, số cán bộ được đào tạo chuyên ngành quản lý đất đai còn hạn chế. Số lượng cán bộ, đặc biệt là cán bộ biên chế hiện nay chưa đáp ứng được hết chức năng nhiệm vụ của đơn vị.

Hệ thống các văn bản bản pháp luật đất đai nhiều, thường xuyên có điều chỉnh, thay đổi nhưng đội ngũ cán bộ đơn vị lại khơng có điều kiện được tham gia các lớp tập huấn nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Do đó, trong q trình xử lý cơng việc khơng tránh khỏi lúng túng, thiếu sót.

3.5.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Về ứng dụng công nghệ thông tin: VPĐKQSDĐ đã ứng dụng các phần mềm chuyên ngành để phục vụ công tác chuyên môn như: phần mềm Microstation, Famis, phần mềm Xây dựng cơ sở dữ liệu Vilis, phần mềm quản lý GCN… Tuy nhiên, hầu hết các phần mềm đều sử dụng dưới dạng bản “Free” nên thường hay bị lỗi, thậm chí có phần mềm đến nay không sử dụng được nữa như phần mềm Vilis, phần mềm quản lý GCN đã ảnh hưởng rất lớn đến q trình xử lý cơng việc. Hiện tại, VPĐKQSDĐ vẫn chưa có phần mềm in GCN riêng, cơng việc này lâu nay vẫn thực hiện thủ công trên phầm mềm Microstation, mất nhiều thời gian và không thể xây dựng được cơ sở dữ liệu địa chính.

Về trang thiết bị, phương tiện làm việc: VPĐKQSDĐ được trang bị máy móc, trang thiết bị văn phịng như: máy tính, máy in, máy quét, máy photocoppy; máy tồn đạc; trang thiết bị phục vụ cho cơng tác lưu trữ hồ sơ địa chính ở các kho như: Bình phịng cháy chữa cháy và một số các thiết bị khác đi kèm... tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu thực hiện nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 125 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)