3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ở các trường
3.2.2. Định hướng giáo viên xác định mục tiêu giáo dục
Giúp hiệu trưởng quản lý việc thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ theo từng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mầm non. Giúp giáo viên nắm được mục tiêu chung của giáo dục mầm non và mục tiêu giáo dục từng độ tuổi, qua đó, giáo viên biết cách xác định mục tiêu của chủ đề và từng lĩnh vực để xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với độ tuổi và khả năng nhận thức của trẻ.
* Nội dung thực hiện biện pháp:
Hướng dẫn giáo viên nắm được các yêu cầu đổi mới về mục tiêu giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non. Định hướng cho giáo viên biết cách xác định mục tiêu giáo dục căn cứ vào mục tiêu cuối độ tuổi, kết quả mong đợi ở trẻ và các tiêu chí đánh giá; thực tế của trường, khả năng của trẻ trong nhóm lớp; điều kiện cơ sở vật chất và các điều kiện khác khác.
Tạo điều kiện để giáo viên trao đổi việc thực hiện các chủ đề, cách xác định mục tiêu của chủ đề nhằm góp phần phát triển các mặt: thể chất, ngơn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội, thẩm mỹ và các mục tiêu cụ thể về kiến thức, kỹ năng, thái độ của từng chủ đề. Đưa ra bàn bạc theo tổ, khối, có sự đóng góp ý kiến của ban giám hiệu, tổ chuyên môn, và các giáo viên trong tổ để cùng tháo gỡ các vấn đề khó khăn khi giáo viên đề xuất liên quan đến thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ, giúp giáo viên nắm chắc hơn, tự tin hơn khi lên lớp.
Các tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên nắm được mục tiêu giáo dục theo độ tuổi, đảm bảo các bước tiến hành khi xác định mục tiêu chủ đề và mục tiêu giáo dục của từng lĩnh vực. Tiến hành đánh giá thực hiện chủ đề (căn cứ vào mục tiêu chủ đề).
* Cách thức thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng cần định hướng được mục tiêu phát triển giáo dục trong nhà trường. Chỉ đạo các bộ phận chuyên môn và giáo viên lập kế hoạch giáo dục đảm bảo yêu cầu đổi mới về mục tiêu trong chương trình giáo dục mầm
non. Hướng dẫn giáo viên lựa chọn, sắp xếp, tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ một cách có kế hoạch, đảm bảo mục tiêu giáo dục trẻ ở từng độ tuổi.
3.2.3. Tăng cường công tác quản lý hoạt động trên lớp của giáo viên
* Mục đích của biện pháp
Giúp Hiệu trưởng quản lý việc tổ chức các hoạt động giáo dục của giáo viên theo chương trình giáo dục mầm non mới. Tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ giáo viên trong công tác giáo dục trẻ nhằm thực hiên tốt mục tiêu giáo dục mầm non.
* Nội dung của biện pháp
Đưa ra định hướng chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên soạn giảng theo yêu cầu mới, tổ chức giảng dạy trên lớp, rút kinh nghiệm.
Tăng cường quản lý giờ lên lớp của giáo viên; giờ tổ chức hoạt động học của trẻ qua dự giờ, thăm lớp, thao giảng chuyên đề, đảm bảo dạy đúng, đủ nội dung chương trình và tổ chức các hoạt động theo kế hoạch giáo dục của nhóm, lớp.
Tổ chức cho giáo viên tiếp cận phương pháp dạy học mới thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, tham khảo tài liệu, dự các buổi tham quan thực tế học tập kinh nghiệm, tổ chức thao giảng, chuyên đề, cho giáo viên thảo luận, trao đổi kinh nghiệm và rút ra những phương pháp dạy học phù hợp với từng độ tuổi của trẻ là việc làm cần thiết mà người hiệu trưởng cần quan tâm.
Hướng dẫn giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin qua khai thác nguồn tài nguyên giáo dục trên mạng Internet, thiết kế bài giảng điện tử; xây dựng các phần mềm theo chủ đề. Tổ chức tiết dạy mẫu, bài giảng điện tử có sử dụng các phần mềm trò chơi hỗ trợ dạy học.
Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng theo yêu cầu các loại hồ sơ sổ sách chuyên môn theo quy định của ngành, ghi chép cập nhật đầy đủ và thường xuyên kiểm tra hồ sơ của từng giáo viên.
Chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt định kỳ để rút kinh nghiệm, uốn nắn kịp thời những sai sót, lệch lạc trong quá trình hoạt động giáo dục, động viên những giáo viên có thành tích tốt, xây dựng quy chế làm việc hợp lý về thời gian, nội dung sinh hoạt mang tính khoa học, tránh những hình thức sinh hoạt hành chính đơn thuần gây nhàm chán khơng đem lại hiệu quả.
* Cách thức thực hiện biện pháp
Xây dựng quy chế chuyên môn và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn trong nhà trường. Giáo viên có kế hoạch thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục trẻ theo chủ đề. Tạo mọi điều kiện về phương tiện hỗ trợ cho giáo viên lên lớp. Cung cấp đầy đủ các tài liệu tham khảo để giáo viên được cập nhật thông tin và mở rộng hiểu biết; trang bị các phương tiện dạy học như băng hình, máy tính, máy chiếu hỗ trợ cho việc giảng dạy của giáo viên. Cung cấp các tài liệu để giáo viên tham khảo trong quá trình xây dựng kế hoạch, thiết kế bài dạy, vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp dạy học mới. Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi về ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng, thiết kế các hoạt động; trưng bầy tư liệu dạy học, sản phẩm đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên bằng bản đồ tư duy. Xây dựng và thảo luận các tiêu chí đánh các hoạt động dạy học của giáo viên, hoạt động học của trẻ trong các tổ chuyên môn để thống nhất nội dung về công tác kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên. Động viên giáo viên về vật chất, tinh thần một cách kịp thời và cần nghiêm khắc phê bình để tránh những lệch lạc trong quá trình thực hiện.
3.2.4. Đổi mới công tác bồi dưỡng hoạt động giáo dục cho giáo viên
* Mục đích của biện pháp
Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thường xuyên, liên tục để xây dựng đội ngũ có chất lượng, thực hiện tốt nhiệm vụ năm học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; giúp giáo viên giải quyết những khó khăn vướng mắc
khi thực hiện chương trình giáo dục mầm non và nâng cao kỹ năng thực hành chuyên môn nghiệp vụ; rèn luyện sự phối hợp tập thể, tinh thần làm việc theo nhóm, tổ của mỗi giáo viên.
* Nội dung thực hiện biện pháp
Tập trung bồi dưỡng về những nội dung mà giáo viên còn yếu và những vấn đề đa số giáo viên cho là khó như về đổi mới phương pháp dạy học, cách thiết kế và hình thức tổ chức các hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động chơi của trẻ.... từ đó tổ thảo luận đưa ra phương pháp, biện pháp giúp giáo viên nắm vững hơn về chuyên môn.
Bồi dưỡng giáo viên qua sinh hoạt tổ chuyên môn. Bồi dưỡng giáo viên qua các chuyên đề, hội giảng.
Dự giờ thăm lớp: ban giám hiệu và các tổ chun mơn có lịch cụ thể thăm lớp, dự giờ đối với giáo viên. Khuyến khích giáo viên dự giờ lẫn nhau để trao đổi, học tập kinh nghiệm.
Bồi dưỡng thông qua tổ chức sinh hoạt chuyên đề liên trường (theo cụm) để tồn thể cán bộ giáo viên có điều kiện nắm bắt những định hướng đổi mới thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Bồi dưỡng giáo viên thông qua tham quan, học tập kinh nghiệm và tự học tập
* Cách thức thực hiện biện pháp
Chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên. Hình thành mạng lưới đội ngũ cán bộ cốt cán tin cậy, giáo viên nịng cốt, mũi nhọn có chun mơn nghiệp vụ vững vàng, đặc biệt là giáo viên trẻ, nhiệt tình, có năng lực để đẩy mạnh phong trào bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Tiến hành rà sốt, phân loại giáo viên theo trình độ và theo tay nghề. Tổ chức cho cán bộ giáo viên đăng ký kế hoạch tự bồi dưỡng; kiểm tra công nhận kết quả tự bồi dưỡng; tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên tham gia học nâng chuẩn, dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề do Sở giáo dục đào tạo, Phòng giáo dục đào tạo tổ chức. Kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập, bồi dưỡng
của giáo viên kết hợp với động viên, khích lệ giáo viên tham gia học tập, tạo các điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong thời gian học tập. Đưa công tác bồi dưỡng về ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào trong q trình quản lý, dạy và học nhằm nâng cao hiệu quả điều hành, nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
3.2.5. Khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động giáo dục
* Mục đích của biện pháp
Tăng cường bảo quản, khai thác sử dụng có hiệu quả các phương tiện, đồ dùng dạy học; bổ sung, sửa chữa, kịp thời thay thế những hư hỏng, xuống cấp về cơ sở vật chất nhằm đảm bảo duy trì tốt các hoạt động giáo dục trẻ của nhà trường.
* Nội dung thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch về công tác quản lý cơ sở vật chất. Xác định mục tiêu nâng cấp, sửa chữa trường, lớp; mua sắm thiết bị đồ dùng phục vụ công tác giáo dục trẻ trên cơ sở nguồn kinh phí hiện có, nhiệm vụ trọng tâm của năm học và các điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
Nâng cao nhận thức cho giáo viên về việc sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhằm giúp họ ý thức được sự cần thiết và có nhu cầu sử dụng thường xuyên cơ sở vật chất, các thiết bị trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục.
Tăng cường cơ sở vật chất bằng cách cải tạo, bổ sung, bố trí các phịng chức năng, hiện đại hóa các trang thiết bị tiệm cận với mơ hình giáo dục tiên tiến. Vận dụng linh hoạt chủ trương xã hội hóa giáo dục để tập trung các nguồn lực đầu tư cho cơng tác giáo dục trẻ. Huy động đóng góp để bổ sung và hồn thiện cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động dạy học của nhà trường.
* Cách thức thực hiện biện pháp
Theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch và đề xuất với hiệu trưởng những vấn đề cần bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình thực hiện. Nhà trường xây dựng quy định về khai thác, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Định kỳ hàng tháng có kiểm tra đánh giá việc sử dụng thiết bị dạy học trong giảng dạy. Tiến hành kiểm kê tài sản đầu năm, cuối năm; dự trù mua sắm trang thiết bị cần thiết phục vụ hoạt động dạy học.
Tham mưu với Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp thêm những thiết bị dạy học, có kế hoạch thanh lý những thiết bị khơng cịn sử dụng được, đồng thời lập kế hoạch mua sắm phù hợp điều kiện nhà trường để phục vụ cho hoạt động dạy và học.
3.2.6. Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục giáo dục
* Mục đích của biện pháp
Qua kiểm tra giúp hiệu trưởng đổi mới tư duy và nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên đối với công việc, đảm bảo sự ổn định trong nhà trường. Quá trình đánh giá kết quả giáo dục giúp cho giáo viên và nhà trường có căn cứ xây dựng và điều chỉnh kế hoạch phù hợp với trẻ và điều kiện thực tiễn.
* Nội dung thực hiện biện pháp
Hình thức kiểm tra phải gọn nhẹ, khơng gây tâm lý nặng nề cho giáo viên. Các hình thức kiểm tra: kiểm tra tồn diện (kiểm tra một tổ chuyên môn, một giáo viên, một lớp học, một trẻ); kiểm tra từng mặt (hiệu trưởng kiểm tra hồ sơ giáo viên, kiểm tra giờ dạy trên lớp); kiểm tra theo chuyên đề; kiểm tra định kỳ, đột xuất. Kiểm tra giờ dạy của giáo viên, kết quả nhận thức của trẻ.
Kiểm tra hoạt động sư phạm của tổ, nhóm chun mơn giáo viên: kiểm tra công tác quản lý chun mơn của tổ trưởng, nhóm trưởng về (nhận thức, vai trị, tác dụng, uy tín, khả năng lãnh đạo chuyên môn); kiểm tra hồ sơ
chuyên môn và nề nếp sinh hoạt chuyên môn của tổ; kiểm tra chất lượng dạy - học của tổ, nhóm chun mơn.
Kiểm tra chuyên đề có trọng tâm, trọng điểm như: về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ (thông qua dự giờ hoạt động Làm quen với văn học); chuyên đề về lĩnh vực thẩm mỹ (dự giờ Âm nhạc, Tạo hình) hay các chuyên đề về ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế bài giảng điện tử.
Đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. Đặc biệt là nêu cao vấn đề tự đánh giá của giáo viên.
* Cách thức thực hiện biện pháp
Thành lập ban kiểm tra có trình độ hiểu biết về lĩnh vực cần kiểm tra, có trách nhiệm cao. Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá sao cho phù hợp. Hiệu trưởng phải thường xuyên giám sát, kiểm tra để biết được hiệu quả công việc.
Xây dựng chế độ kiểm tra cụ thể, chặt chẽ, gắn trách nhiệm với quyền lợi trong kiểm tra và gắn kết quả kiểm tra với xét thi đua hàng tháng, năm. Qua kiểm tra đánh giá ghi nhận đầy đủ bằng biên bản các nội dung kiểm tra và nhận xét đánh giá của người kiểm tra để giáo viên rút kinh nghiệm việc tổ chức hoạt động dạy học cho trẻ.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Mỗi biện pháp đã đề xuất có vị trí, vai trị, nhiệm vụ và cách thức tiến hành khác nhau. Các biện pháp có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình giáo dục trẻ. Thực hiện biện pháp này là điều kiện cho việc thực hiện tốt biện pháp kia. Việc thực hiện tốt, đồng bộ các biện pháp sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp giúp hiệu trưởng trường mầm non hoàn thành chức trách nhiệm vụ quản lý đã đặt ra.
Trong sáu biện pháp được đề xuất, chúng tôi quan tâm đến biện pháp 1, 3 và 6, đó là Đổi mới cơng tác xây dựng kế hoạch giáo dục; Tăng cường công
tác quản lý hoạt động trên lớp của giáo viên; Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục ở trường mầm non.
Việc xây dựng tốt các kế hoạch giáo dục trong trường mầm non sẽ là tiền đề, là điều kiện “cần” cho việc thực hiện tốt các biện pháp cịn lại. Bởi vì khi xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng, phù hợp sẽ giúp cho cán bộ quản lý cũng như giáo viên dễ dàng thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành tốt mục tiêu đề ra.
Tăng cường công tác quản lý hoạt động trên lớp của giáo viên được xem là biện pháp chủ đạo của công tác quản lý, giúp thực thi các vấn đề trong kế hoạch đã định.
Biện pháp Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá là biện pháp mang tính quyết định, bởi vì để cảnh báo về chất lượng các hoạt động giáo dục, nó có thể “can thiệp” vào bất kì các hoạt động nào của nhà trường, ngồi ra nó cịn phản ánh mức độ hợp lý của các biện pháp quản lý, giúp nhà quản lý có những điều chỉnh hợp lý cho biện pháp khác.
Trong thực tế công tác quản lý, việc triển khai các biện pháp một cách đồng bộ sẽ mang lại những hiệu quả tích cực. Tuy vậy, tùy theo tình hình thực tiễn cũng như những điều kiện có liên quan mà chủ thể quản lý sẽ có thể lựa chọn biện pháp ưu tiên hay một số biện pháp phù hợp đã đề xuất nhằm đảm bảo tính khả thi.
3.4. Kiểm chứng nhận thức về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất pháp đề xuất
Để kiểm chứng tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp mà tác giả luận văn đã đề xuất, chúng tôi đã sử dụng phương pháp chuyên gia bằng cách lập phiếu hỏi ý kiến các nhà quản lý giáo dục mầm non có kinh nghiệm thực tế, cụ thể: Tổng số người được hỏi: 27 người, lãnh đạo và chuyên viên phòng giáo dục đào tạo 2 người, ban giám hiệu các trường mầm non công lập trên địa bàn 25 người.
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp