Mỗi biện pháp đã đề xuất có vị trí, vai trị, nhiệm vụ và cách thức tiến hành khác nhau. Các biện pháp có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình giáo dục trẻ. Thực hiện biện pháp này là điều kiện cho việc thực hiện tốt biện pháp kia. Việc thực hiện tốt, đồng bộ các biện pháp sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp giúp hiệu trưởng trường mầm non hoàn thành chức trách nhiệm vụ quản lý đã đặt ra.
Trong sáu biện pháp được đề xuất, chúng tôi quan tâm đến biện pháp 1, 3 và 6, đó là Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch giáo dục; Tăng cường công
tác quản lý hoạt động trên lớp của giáo viên; Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục ở trường mầm non.
Việc xây dựng tốt các kế hoạch giáo dục trong trường mầm non sẽ là tiền đề, là điều kiện “cần” cho việc thực hiện tốt các biện pháp cịn lại. Bởi vì khi xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng, phù hợp sẽ giúp cho cán bộ quản lý cũng như giáo viên dễ dàng thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành tốt mục tiêu đề ra.
Tăng cường công tác quản lý hoạt động trên lớp của giáo viên được xem là biện pháp chủ đạo của công tác quản lý, giúp thực thi các vấn đề trong kế hoạch đã định.
Biện pháp Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá là biện pháp mang tính quyết định, bởi vì để cảnh báo về chất lượng các hoạt động giáo dục, nó có thể “can thiệp” vào bất kì các hoạt động nào của nhà trường, ngồi ra nó cịn phản ánh mức độ hợp lý của các biện pháp quản lý, giúp nhà quản lý có những điều chỉnh hợp lý cho biện pháp khác.
Trong thực tế công tác quản lý, việc triển khai các biện pháp một cách đồng bộ sẽ mang lại những hiệu quả tích cực. Tuy vậy, tùy theo tình hình thực tiễn cũng như những điều kiện có liên quan mà chủ thể quản lý sẽ có thể lựa chọn biện pháp ưu tiên hay một số biện pháp phù hợp đã đề xuất nhằm đảm bảo tính khả thi.