Điểm nhìn nội quan cố định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi về chiến tranh của đình kính (Trang 56 - 60)

Từng là một người lính hải quân, trực tiếp tham gia những buổi diễn tập, tập trận và chiến đấu trên đảo, Đình Kính hiểu rõ những khó khăn mà những

người lính phải trải qua. Từ trong các tác phẩm, qua các nhân vật, Đình Kính đã thể hiện những quan điểm, lập trường của mình về những vấn đề liên quan đến đời sống, suy nghĩ, thân phận của những người lính biển.

Từ điểm nhìn nội quan cố định, nhân vật “tơi” đóng vai trị chủ động cảm nhận, đánh giá và kể lại sự việc, sự kiện xảy ra xung quanh. Nhân vật “tơi” chính là người trực tiếp chứng kiến những sự việc để kể về nó, do đó, thể hiện cái nhìn chủ quan trong đánh giá sự việc. Trong tác phẩm, nhà văn nhường lời cho nhân vật “tôi”, xây dựng lên kiểu nhân vật tự bộc lộ nội tâm, tự nhìn, tự kể, tự chiêm nghiệm, suy ngẫm. Do đó, nó mang tính chân thực và gần gũi hơn. Nếu như với điểm nhìn bên ngồi, người kể chuyện hoàn toàn xa lạ với thế giới mà anh ta kể và không thể đi sâu vào tâm lí nhân vật thì với điểm nhìn nội quan cố định lại đem đến hiệu quả trong việc giúp nhân vật dễ dàng bộc lộ tâm tư tình cảm của mình.

Với Đảo mùa gió, Những người đổ bộ, Đình Kính sử dụng điểm nhìn bên trong, đặt tâm lí vào bên trong nhân vật, người kể chuyện mang điểm nhìn trực tiếp của nhân vật tham gia trong truyện.

Trong Đảo mùa gió, người kể chuyện giới hạn điểm nhìn tự sự của mình

vào điểm nhìn bên trong của nhân vật. Mọi sự kiện, diễn biến về những câu chuyện trên đảo của những người lính đều được thể hiện qua tâm lí nhân vật mang điểm nhìn bên trong. Tác giả đã để cho nhân vật chủ động trong việc thực hiện vai trò kể chuyện và dẫn dắt mọi sự việc. Vai trò kể chuyện của nhân vật “tôi” gần như “cố định” trong cấu trúc tác phẩm. Điểm nhìn nội quan cố định trong Đảo mùa gió được Đình Kính khơi nguồn từ ý thức trách nhiệm với tổ quốc và cái nhìn của người lính. Đó là những người lính ý thức được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ biển đảo quê hương, bảo vệ Tổ quốc. Họ là những cá thể riêng biệt, đều chán ghét chiến tranh nhưng đã kết nối với nhau thành một khối bởi sự nối kết của tình u q hương. Có thể khẳng định, đề tài người lính biển ln là mảng đề tài lớn và xuyên suốt trong các sáng tác

của Đình Kính. Điểm nhìn nội quan xốy sâu vào từng tác phẩm, xoay quanh mảng đề tài lớn này. Những người lính hiện lên trong tác phẩm là những con người gan dạ, dũng cảm đương đầu với khó khăn, với sóng to gió lớn.

Mở đầu tác phẩm Đảo mùa gió, nhân vật “tơi” nhìn vào thực tế cuộc sống trên đảo với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, nơi được gọi là đảo nhưng thực chất chỉ là đỉnh một ngọn núi san hô ngầm liên kết với nhau bởi vô vàn những ngọn san hô ngầm mọc lên từ đáy biển. Mặc dù nơi đây khơng hề có đất theo đúng nghĩa sinh học thuần túy, chỉ có tiếng sóng với bốn bề là biển nhưng họ - những người lính biển vẫn ý thức cần phải bảo vệ những gì thuộc về Tổ quốc, khơng để giặc có cơ hội lăm le chiếm đóng. Tất cả những người lính trong số họ đều là những người xa lạ từ bốn phương trời nhưng đều có chung mục đích đó. Nhân vật đặt trong cái nhìn của người lính, đưa ra quan niệm về cuộc sống của những người lính trên đảo: “Thiếu thốn! Đương nhiên... Nhưng điều đáng sợ nhất là sự gián cách về không gian và thời gian giữa chúng tơi và đất liền” [35, tr.11]. Trong hồn cảnh sống trên đảo, người lính phải chịu những thiếu thốn về vật chất nhưng điều đáng sợ nhất đối với họ là phải rời xa đất liền, gia đình, những người thân yêu. Họ như những con người bị sống cách biệt với xung quanh nhưng vẫn ý thức được một cách đầy đủ nhất ý nghĩa cơng việc mình làm, ý thức được sự cần thiết về sự có mặt của người lính trên hịn đảo này. Khi miêu tả về cuộc sống trên đảo, nhà văn đã để nhân vật miêu tả bằng con mắt, bằng sự chứng kiến của người trong cuộc: “Tôi trống trếnh trong một cảm giác đến lạ. ở

trên đảo mà bồng bềnh như ở dưới tàu. Đất liền phía nào, sao mãi khơng nghe một tiếng gà gáy, khong tiếng xào xạc của lá cây, không tiếng kẹt cửa...? Mn năm chỉ có tiếng sóng gào thơi ư? Thao thức, lắng nghe” [35, tr.16]. Mọi chi tiết, tình trạng về cuộc sống sinh hoạt của những người lính trên biển đều được soi chiếu qua cái nhìn của nhân vật “tơi”. Nghĩa là người đọc chỉ có thể biết về cuộc sống của người lính trên đảo qua những gì mà nhân vật “tơi’ miêu tả và tường thuật.

Theo dõi xuyên suốt tác phẩm, có thể thấy người lính liên tục hướng cái nhìn vào bên trong, khơng có sự di chuyển hay phức hợp điểm nhìn. Nhân vật nhìn thấu đáo vào cuộc sống của người lính biển với những tâm tư, tình cảm, suy ngẫm của bản thân và những gì mà người lính phải trải qua. Nhân vật “tôi như một nhân chứng sống trực tiếp tham gia và dõi theo từng lát cắt, từng hành động trong hành trình trên đảo của những người lính xung quanh. Bản thân người lính ra đảo, xa cách đất liền trong nỗi niềm thương nhớ quê hương khi họ ý thức về trách nhiệm với việc bảo vệ Tổ quốc.

Điểm nhìn nội quan cố định xuất hiện trong tác phẩm Những người đổ bộ

qua lời kể của nhân vật “tơi”. Đó là cái nhìn của người trong cuộc, người sống cùng cuộc sống của những người lính, có điều kiện quan sát, trải nghiệm, để có thể miêu tả, thuật lại nó một cách đầy đủ. Mọi chi tiết, sự kiện trong tác phẩm đều được thuật lại qua cái nhìn của nhân vật “tơi”.

Từ điểm nhìn bên trong cố định, nhân vật “tôi” chủ động cảm nhận, đánh giá và kể lại mọi sự việc về cuộc sống sinh hoạt của lính hải quân đánh bộ. Khi miêu tả về cuộc sống của những người hải quân đánh bộ, nhà văn đã để cho nhân vật miêu tả bằng cảm nhận chủ quan, từ điểm nhìn nội quan cố định của người trong cuộc: “Ngoài trời, nắng ong ong. Khơng một cơn gió, khơng khí oi bức, ngột ngạt và ẩm đến tột độ. Từ trong nhà nhìn ra khu đồi, tơi có cảm giác như ở đó đang có vơ vàn những hạt nắng đua nhau nở tóe ra, kêu tí tách trên lớp cỏ héo cong đang bám lơ thơ trên sỏi” [36, tr.39]. Trong thời tiết khắc

nghiệt đến ngột ngạt đó, những người lính vẫn phải tham gia diễn tập, phải đạp chân xuống bãi cát nóng bỏng: “Chà, cái nóng trên bãi biển lúc vắng gió mới khiếp chứ. Nóng từ trên trời trút xuống, nóng từ ngồi biển phả vào, nóng từ dưới cát hắt lên. Chúng tôi như đứng trên giàn thiêu” [36, tr.51]. Để mang lại

sự yên bình cho biển đảo, đất nước, chống lại sự lăm le của kẻ thù, những người lính ln có ý thức chiến đấu ngay cả trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất.

Trong kháng chiến cũng như trong lúc diễn tập, người lính ln sống với nhau bằng những tình cảm chân thực, tình đồng đội, đồng chí, tình anh em. Từ trong cảm nhận, nhân vật “tôi”, ta thấy được sự chân thành quan tâm nơi những người lính: “Một thứ tình cảm mới mẻ, lạ lùng như những con sóng ập tới, tơi hình dung được thật rõ ràng và cụ thể gương mặt người bạn với những giọt mồ hôi lăn trên má, chảy rề xuống cặp mơi đang mím lại với sự căng thẳng của người điều khiển ô tô hỏa lực di động của đơn vị” [36, tr.54]. Bởi sự quan sát tường tận của người kể chuyện từ điểm nhìn nội quan cố định, người đọc thấy được hình ảnh người lính hải qn đánh bộ với vóc dáng, hành động và cử chỉ thật rõ ràng.

Xuyên suốt tác phẩm là câu chuyện về những người lính trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật, những buổi diễn tập cho chiến đấu. Những câu chuyện tưởng chừng đơn giản và khơ khan nhưng thơng qua đó lại bộc lộ cái nhìn của nhân vật tơi về nhưng người đồng đội, những người chỉ huy, lữ đoàn trưởng... Bằng cái nhìn nội quan của nhân vật “tơi”, ta thấy họ là những con người nghiêm túc trong cơng việc nhưng cũng có những góc khuất tình cảm, những cảm xúc, tình cảm rất đỗi bình dị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi về chiến tranh của đình kính (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)