3.1. Không gian trần thuật
3.1.2. Các dạng phối cảnh không gian trần thuật trong văn xuôi về
chiến tranh của Đình Kính
3.1.2.1. Khơng gian tàn phá, hủy diệt, chết chóc
Các tác phẩm viết về chiến tranh của Đình Kính nói lên sự thảm khốc, tàn bạo của chiến tranh. Bao trùm trong các tác phẩm của Đình Kính là bức tranh u ám về cuộc chiến trận kinh hồng ngày càng được tơ đậm theo không gian và
thời gian. Con đường, ngơi nhà, ngồi biển, góc cảng, góc phố, góc chợ... bị tàn phá, hủy diệt bởi bom đạn. Không gian trong tác phẩm của Đình Kính được miêu tả trải rộng khắp: “Bom nổ, nhà sập, cây đổ. Khắp nơi lửa bốc lên rừng rực. Những ngơi nhà khơng trúng bom thì sập mái, ngói rơi tơi tả. Thành phố ngập chìm trong tiếng bom, tiếng đạn và âm thanh đủ loại. Mặt đất rung lên. Phía cảng, phía Chợ Con nhiều cột lửa đen cuộn mù mịt lan tỏa khắp thành phố” [37, tr.39]. Không gian ngôi nhà, không gian phố phường, không gian sinh
hoạt của con người trở thành không gian chiến trường khốc liệt. Cảnh tượng thật kinh hoàng, tang thương. Ranh giới giữa sự sống và cái chết thật mong manh. Trong chiến tranh, con người phải chiến đấu trên cả chiến trường lẫn hậu phương, người nam phải trực tiếp ra trận, người nữ phải thay nam giới làm việc trong các xưởng đóng tàu, nhà máy, xí nghiệp. Trong Người của biển, Lê và Thúy yêu nhau nhưng vì chiến tranh, Lê phải từ giã gia đình, tạm gác lại chuyện yêu đương với Thúy để ra trận; cịn Thúy phải làm việc ở nhà máy đóng tàu. Bao trùm tác phẩm là không gian tàn phá, hủy diệt khắp mọi nơi, đâu đâu cũng ngập tràn bom đạn, chết chóc. Đình Kính đã lột tả sự tàn khốc của chiến tranh thông qua bức tranh rộng lớn của không gian. Ngôi nhà thường là không gian để sống, để sum vầy, là không gian của gia đình, khơng gian của sự đồn tụ, hạnh phúc… Song trong tác phẩm của Đình Kính, ngơi nhà khơng phải là không gian để sống và càng không phải không gian của mái ấm, gia đình và hạnh phúc, là khơng gian quần tụ của cộng đồng. Nó chỉ là nơi tránh đạn, là nơi trú ẩn, là chỗ để phục kích, là chỗ bị bao vây và ln bị đối phương phá hủy: “Cạnh một ngôi nhà hai tầng vừa sập, phần trên còn chỏng chơ mấy cột sắt cong vênh, một hố bom lởm chởm, sâu hoắm, xỉn đen đang bốc khói khét lẹt; cả một mảng tường đổ ụp xuống đè lên chiếc hầm cơng cộng mà người ta chỉ có thể nhận ra trong trí nhớ. Đất đá, gách ngói ngổn ngang; quần áo, hịm xiểng, đồ chơi trẻ em bay vương vãi. Hơi nóng từ ngôi nhà, từ hố bom phả ra hầm hập” [37, tr.40]. Trong khơng gian đó, người ta chỉ làm một điều duy nhất: tìm mọi cách để tồn tại.
Không gian sinh hoạt trong tác phẩm chiến tranh của Đình Kính là khơng gian ảm đạm, thê lương, tù túng, ngột ngạt, toàn những đổ nát đau thương. “Những dãy phố tiêu điều đứng lặng lẽ, những thân cây trơ trụi cháy đen, những bức tường khơ khốc ám khói, chưa đổ hẳn đứng chênh vênh bên những đống gạch vụn” [37, tr.31-32]. Trong không gian ấy, con người trở nên nhỏ bé, lẩn trốn, chui lủi: “Trong hầm nhốn nháo, người ta chen nhau xơ lại phía cửa. Thúy và vài ba người nữa nhoài đầu ra được. Hướng tay người thanh niên chỉ chiếc máy bay cháy bùng bùng trong đêm như một bó đuốc đang đâm xuống” [37, tr.70]. Họ phải trốn chạy để né tránh bom đạn ác liệt, rồi lại tiếp tục công việc hàng ngày để giành lấy sự sống và để tìm cách tiêu diệt kẻ thù. Họ hành xử theo bản năng, bản năng sinh tồn của con người trong chiến tranh. Không gian sinh hoạt phố phường đã thế, không gian núi rừng, biển cả cũng tù túng và ngột ngạt, dồn nén và đè ép bởi bom đạn: “Hai chiếc máy bay lượn vòng trên núi, thi nhau gầm rít, bắn rốc két, ném bom. Rồi một chiếc tách ra, mở rộng vịng lượn. Từ xa, nó đâm thẳng vào chính diện vịm núi. Loạt đạn lập tức khoan vào vách đá, trước mũi tàu” [37, tr.110]. Trong khơng gian khủng khiếp đó, những người lính trở thành những nạn nhân của chiến tranh, cảnh núi rừng biển cả khơng cịn thơ mộng mà trở nên ảm đạm thê lương, con người hứng chịu những chết chóc và đau thương bởi bom đạn của kẻ thù: “Ngọn đồi nhạt nhòa trong đêm. Tòng đã nhận ra gian nhà lá, tường gạch đứng chơ vơ lưng chừng đồi. Hai bên trống trơ. Phía sau nhà, lúp xúp vài ba bụi cây bất động. Tịng bước nhẹ, quờ quạng tìm cửa. Thoảng có mùi hương, mùi đất ẩm đưa ra. Anh bước vào, gian nhà tối om, lạnh lẽo. Mánh nằm đó, trên bệ xi măng. Chiếc chăn chiên phủ kín người. Tịng bước tới, quỳ xuống bên cạnh. Anh kéo chăn rồi đưa tay vuốt lên mắt người trưởng máy. Dưới ánh lửa nhạt nhịa, khn mặt Mánh quắt hóp, vàng xanh, tồn thân cứng lạnh” [37, tr.115].
Trong Người của biển, mọi không gian khung cảnh của đất trời, thiên nhiên, vạn vật, phố phường, làng mạc như thoát khỏi sự ràng buộc của khơng
gian vật lí đơn thuần mà gắn liền với cảm nhận của con người trong chiến tranh và nhịp điệu của cuộc chiến. Rõ ràng, chiến tranh đã không từ một ai, không từ một không gian nào dù là khơng gian đó thiêng liêng nhất. Tất cả không gian trên thế gian bị bao trùm một màu đen, màu của chiến tranh: “Bầu trời tối đen, chỉ có những đường đạn vọt lên như hoa lửa. Tiếng máy bay sà thấp. Tiểu đội tự vệ phịng khơng kĩ thuật nổ súng đầu tiên, bắn chéo theo đường đạn của trận địa bộ đội bên kia sông. Máy bay bắn tên lửa ngồi mé sơng. Một vài quả bom nổ kế phân xưởng cơ khí. Trận địa nhà máy vẫn tới tấp nhả đạn. Ai cũng lo cho số phận của những con tàu trên ụ đà. Chớp bom, chớp đạn đan vào nhau, nhì nhằng. Âm thanh hỗn loạn: tiếng súng, tiếng nổ của đám cháy, tiếng bom...
[37, tr.217]. Ý thức về không gian dần mất đi, thay vào đó, mỗi nhịp khơng gian hiện hữu lại gắn liền với bối cảnh thực trong chiến trận hoặc kí ức về chiến trận. Không gian chiến trận trở thành nền làm nổi bật tất cả những ám ảnh về sự hủy diệt của chiến tranh. Không gian hiện thực và không gian lãng mạn kết hợp nhuần nhuyễn với nhau càng xoáy đậm thêm cái nền thê lương của hiện thực không thể che phủ. Những vùng biển vốn êm ả bên những rặng dương xanh mướt nay trở nên nguy hiểm bởi họng súng lăm le của kẻ thù: “Biển trải ra lặng lẽ, xanh ngát; lấp lóa nắng. Mấy chiếc tàu địch vẫn lởn vởn quanh vị trí đêm qua” [37, tr.272]. Phơi bày lên hiện trạng của chiến tranh là những cái chết thảm khốc: “Ngọn đồi vẫn im ắng. Nắng đổ xuống hừng hực. Và gió cứ ào ào như bầy ngựa hoang thốc qua đỉnh đồi. Lê nhào tới từng bụi rậm, nhào tới các khe, rãnh, đảo mắt khắp lượt... Đôi mắt đờ dại, anh sụp xuống bên bụi cây. Cạnh đó, một thi hài cịn ngun vẹn phơi dưới nắng, khô quắt, sạm đen: bàn tay phải vẫn nắm chặt quả lựu đạn” [37, tr.297]. Cảnh máy bay định bay lượn lờ, lởn vởn trên khơng trung, có thể ném bom xuống bất cứ chỗ nào chúng nghi ngờ. Tính mạng người lính bị đe dọa trong không gian khắc nghiệt: “Xung quanh, đám cỏ tranh bị nắng hun, bật lên những tiếng tách tách như cỏ cháy. Thỉnh thoảng, một chiếc máy bay hai thân lượn vè vè trên đỉnh núi, đảo cánh nghiêng ngó”
[37, tr.272]. Số phận của con người trong chiến tranh được quyết định trong cái chớp mắt, cái chết có thểập đến bất kì lúc nào.
Lấy đề tài chiến tranh vùng biển trong thời kì kháng chiến chống Mĩ làm đề tài chính, các tác phẩm của Đình Kinh đều sáng tác xoay quanh các vấn đề liên quan đến chiến tranh. Sóng chìm là bức tranh tái hiện cuộc chiến của những người lính biển và những người nữ hậu phương ở làng Cát trong những trận chiến với địch để vận chuyển vũ khí vào chiến trường miền Nam phục vụ cho kháng chiến. Xoay quanh những câu chuyện về những người lính gan dạ, dũng cảm, Đình Kính dùng ngịi bút khắc họa xen kẽ sự tàn bạo, thảm khốc của chiến tranh thông qua thân phận, tâm trạng con người và những yếu tố không gian. Bức tranh u ám bao phủ khắp phần đầu tác phẩm, đâu đâu cũng thấy ngập tràn bom đạn, xác chết, quang cảnh đổ nát hoang tàn, cái chết thường trực đe dọa con người. Bức tranh của không gian tàn phá, hủy diệt ấy lên án mạnh mẽ những thảm họa mà chiến tranh mang lại.
Không gian tàn phá, hủy diệt trong Sóng chìm được khắc họa thơng qua những hình ảnh, thân phận và tâm trạng con người. Bức tranh hiện thực rộng lớn gắn với những cảnh hoang tàn đổ nát, những cảnh bom đạn chết chóc. Khơng gian chết chóc bao phủ ngay từ đầu tác phẩm. Khi địch càn vào làng Hiệp Hưng, Tư Đởn đang có cơng chuyện đi ngang qua, chứng kiến cảnh tàn phá tang thương: “Tiếng nổ của các cỡ súng váng óc, dậy đất. Mảnh đạn, mảnh bom rắc như vãi thóc. Lửa đỏ trời, cháy ngùn ngụt xuống đêm, kéo sang cả hôm sau. Không một ngôi nhà nguyên vẹn. Làng Hiệp Hưng bỗng chốc biến thành đống tro. Đến chuối cũng sém cả ngọn lẫn gốc” [38, tr.32-33]. Trong khơng gian nắng nóng hầm hập và ngộp ngạt khói lửa ấy, là hình ảnh những xác chết nằm la liệt khắp nơi: “Nơi mấy thi thể đàn ơng có, đàn bà có, người nằm nghiêng, người nằm ngửa đã cứng qoeo, bê bết máu và bùn đất có một vật gì đó nho nhỏ đang ngọ nguậy. Thím Tư khơng tin vào mắt mình nữa. Một đứa bé chừng hai tháng tuổi, đang cố rướn ra khỏi vòng tay người mẹ một cách bản năng, bất lực
và yếu ớt. Người mẹ chắc chưa đầy ba mươi, có khn mặt trịn, hai mơi xám ngắt, méo xệch và đôi mắt chưa kịp khép, vẫn he hé mở ra nuối tiếc nhìn trời”
[38, tr.33-34]. Làng xóm bị phá nát, con người bị chết bởi bom đạn, càn quét và hủy hoại. Tội ác của chiến tranh được tác giả phản ánh từ không gian rộng lớn của vùng biển cho đến không gian làng quê yên tĩnh. Chiến tranh đả phá nát những cảnh thanh bình vốn có của làng mạc: “Tiếng súng khô khốc vang lên trong sự im ắng ngột ngạt của làng Cát sau trận càn như thể là tiếng quạ kêu khi đã tìm ra xác chết” [38, tr.35], “Sau lần địch càn, làng Cát nham nhở, tang thương hết trận bão lửa vừa tràn qua. Những gia đình có người chết nuốt hận vào lịng, lặng lẽ đào huyệt chơn cất kẻ xấu số. Bà con đến thăm viếng, chẳng rõ nên an ủi thế nào, chỉ nhìn nhau, gật đầu thơng cảm. Quả bóng làng Cát xì hơi, chùng xuống, nhợt nhão” [38, tr.35-36].
Cùng với các nhân vật và các sự kiện trong tác phẩm, không gian nghệ thuật được mở rộng dần trong Người của biển và Sóng chìm. Từ những làng q cho tới những góc phố, những con đường, những vùng sông, vùng biển; từ chiến trường đến hậu phương; từ những cảnh chết chóc vì bom đạn đến cảnh đổ nát hoang tàn khắp mọi nơi. Khi Tư Đởn bị giặc bắn chết, người dân làng Cát chứng kiến cái chết của thím và chơn cất thím trong sự đau thương: “Đêm đó trời tối
thui. Làng Cát đông cứng trong nỗi thấp thỏm. Nơi bãi dương người kéo thành một vệt dài lặng lẽ bước. Bóng họ liêu xiêu hắt trên nền trời đen đặc. Đám đàn bà con gái đi trước. Kế đó là những người khênh quan tài. Đàn ơng chốt hậu. Mọi người đi chậm. Qua bãi dương. Qua trảng cát. Cuối cùng dừng lại bên gò đất trống, ở đó có một hố sâu đã được đào sẵn” [38, tr.71]. Cái chết của thím Tư, khơng chỉ là nỗi đau với người làng Cát mà còn là nỗi đau với cả dân tộc.
Hình ảnh những cái chết, những mất mát do chiến tranh mang lại còn đeo đẳng ám ảnh nhân vật thường xuyên, trong từng nhịp sinh tồn trên bước đường của cuộc sống. Trong tác phẩm Đảo mùa gió, người đọc vơ cùng đau xót với những thân phận của con người trong chiến tranh: “Chiếc tàu chiến của giặc từ
ngoài xa xộc vào ven bờ, ngang nhiên xả súng vào những chiếc thuyền đánh cá trong chính vùng biển của quê hương, đất nước mình. Máu của cha loang ra và những đợt sóng thủy chung ngầu bọt ngậm vào bờ, bịn rịn quấn lấy bắp chân người dân vùng biển” [35, tr.86] Phía sau những vùng biển, phía sau những rặng dương, phía sau cuộc sống yên bình là những sự mất mát, đổ máu của cha anh trong những đau đớn, hi sinh để có được cuộc sống hịa bình cho thế hệ mai sau.
Đặc biệt, đi với không gian chết chóc ấy thường xuất hiện với hình ảnh bóng tối và mưa. Bóng tối ln ám ảnh các nhân vật trong sáng tác về chiến tranh của Đình Kính. Xun suốt các tác phẩm, Đình Kính thường xun miêu tả hình ảnh bóng đêm. Đó là bóng tối của những đêm địch càn quét từng thơn xóm, truy lùng những chiến sĩ, cán bộ cách mạng và du kích khiến mọi người dân trong làng sợ hãi, lo âu, thấp thỏm. Vì khơng thể hoạt động cơng khai nên những người cán bộ và du kích chỉ có thể làm công tác cách mạng trong những đêm “Trời tối đen”, “Bầu trời đen kịt”, “Vào đêm tối trời, sấm chớp đì đùng”...
Đình Kính sử những hình ảnh này như biểu tượng đi kèm với một số yếu tố khác như sự kiện, biến cố… để thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả. Hình ảnh khơng khí oi bức của cuộc chiến cũng làm cho không gian tàn phá, chết chóc trong văn xi chiến tranh của Đình Kính thêm ngột ngạt. Ngay trang đầu tiên của tác phẩm Sóng chìm đã xuất hiện khơng khí oi bức đến mức: “Khơng gian nhức nhối, ngột ngạt như sắp có giơng. Phía biển, mây đen phủ kín bầu trời, thỉnh thoảng một ánh chớp loằng ngoằng rạch dọc xé ngang vẽ lên khơng trung những hình thù kì qi” [38, tr.7], “Khơng khí nén lắng. Mọi người háo hức chờ đợi. Linh cảm mách bảo mọi người rằng Sáu Sinh sắp nói điều gì đó hình như có liên quan đến sự mất cịn của cái làng ven biển này” [38, tr.8]. Trong chương một, mọi sự việc ở làng Cát ven biển đều được kể trong không gian oi bức, ngột ngạt. Từ những lần địch càn quét, lùng sục cán bộ và du kích khắp làng Cát khiến khơng khí căng thẳng, ai ai cũng thấp thỏm, hồi hộp; đến những cảnh rượt bắn trong đêm, súng nổ, bom đạn; cảnh những gia đình lặng lẽ đào huyệt chơn
cất người xấu số; cảnh lính tuần tra nện gót giầy rầm rập giễu khắp làng; cảnh những con người chui nấp dưới hầm thấp thỏm không yên. Sự oi bức của thời tiết cùng với cảnh giặc ráo riết lùng sục các ngôi nhà trong đêm tối vây bắt du kích càng tăng thêm sự ngột ngạt trong không gian sống của làng quê. Bom nổ, súng đạn tận diệt và thời tiết khắc nghiệt đã làm cho khả năng tồn tại của con người trong hoàn cảnh này rất mong manh. “Khơng khí trong làng ngột ngạt, căng thẳng, cái sống cái chết cách nhau chỉ sợi tóc” [38, tr.78]. Đó là khơng gian đầy lo âu, thấp thỏm và tận diệt. Trong các sáng tác về chiến tranh của Đình Kính, ơng miêu tả không gian bom đạn, đổnát để lên án những cuộc chiến tranh khơng mục đích, phi nhân tính; một cuộc chiến đầy tính hủy diệt nhân loại. Không gian ấy luôn đi với màu sắc tối tăm. Đó là hình ảnh các cột khói bụi của đạn pháo, của thuốc súng, của các đợt tấn cơng đạn cày xới mọi ngóc ngách:
“một cột lửa hình nấm bùng cao, kế đó là tiếng nổ lớn. Khơng gian bung nở, nóng sực” [38, tr.321], Khơng gian bóng đêm trùm lên con người: “Bóng đêm đặc quánh”, “Đêm ở rừng mông lung”, “Đêm chống chếnh”... Cùng với hình ảnh bóm đêm là khơng gian chết chóc, hủy diệt: “Chợt có tiếng súng từ phía cồn