3.2. Thời gian trần thuật
3.2.2. Các dạng phối cảnh thời gian trần thuật trong văn xuôi về chiền
tơi lưu ý và muốn làm sáng tỏ việc đảo lộn trật tự thời gian và tốc độ thời gian qua cách kể của người kể chuyện.
3.2.2. Các dạng phối cảnh thời gian trần thuật trong văn xuôi về chiền tranh của Đình Kính tranh của Đình Kính
3.2.2.1. Thời gian đồng hiện
Một trong những hình thức mở rộng giới hạn thời gian của truyện kể là đồng hiện thời gian. Theo Đặng Anh Đào: “Trong dòng tâm tư, quá khứ hiện tại tương lai, xuất hiện cùng một lúc, không bị ngăn cách liên tục như một dịng chảy, đó là hiện tượng mà người ta gọi là thời gian đồng hiện” [19, tr.77]. Một
trong những hình thức đồng hiện là đảo ngược thời gian, xen kẽ thời gian, với các cụm từ kiểu như: Hồi đó; Chiều ấy; Gần đây; Mấy ngày qua; Đêm đó; Đêm ấy; Sáng hôm trước; Cũng tối ấy; Cũng đêm ấy; Trưa hơm đó; Mấy hơm rồi; Mấy ngày qua; Những ngày thơ ấu; Cách đây hơn chục năm... Thời gian đồng
hiện khiến chuỗi ký ức, nhận thức của nhân vật trải dài miên man trong nhiều chiều thời gian khác nhau theo mạch kể. Những cụm từ chỉ thời gian này nằm ở phần đầu mỗi đoạn văn và bắt đầu cho mỗi sự kiện, nó tạo nên sự trùng điệp của
kí ức. Thời gian trong các sáng tác văn xi về chiến tranh của Đình Kính là thời gian đồng hiện xen kẽ giữa quá khứ - hiện tại - tương lai. Nhờ hình thức đồng hiện này người kể chuyện có thể nối kết những chuyện thuộc về quá khứ về những khoảng thời gian khác nhau.
Thời gian hiện tại trong Người của biển được miêu tả trong giới hạn ngắn. Đó là thời gian khoảng gần hai năm khi Lê tham gia làm thủy thủ lái tàu trên biển. Nhưng dòng thời gian tâm tưởng trong tác phẩm lại được kéo dài và đảo lộn liên tục. Trong những đêm lênh đênh trên biển, Lê nhớ về những kỉ niệm trong tình yêu với Thúy và tuổi thơ với ba mẹ. Đó là thời gian quá khứ - hiện tại - tương lai đan xen lẫn vào nhau. Khoảng thời gian thường được Đình Kính miêu tả nhất là thời gian ban đêm, có những đêm tối tĩnh lặng, nhân vật Lê miên man trải dài trong những kí ức của cuộc đời mình. Mở đầu tác phẩm là thời gian hiện tại qua lời kể của người kể chuyện về địa điểm xuất phát của nhân vật Lê trước khi lên tàu. Đó là tại một bến tàu nhốn nháo trong bom đạn. Qua lời kể của người kể chuyện, người đọc bị lôi cuốn vào những câu chuyện với những sự kiện trong dịng thời gian đồng hiện. Đó là những hồi tưởng về quá khứ đã qua của tuổi thơ, nhớ đến những ngày thanh bình yên ả bên Thúy, những ngày thơ thẩn đi tìm vỏ ốc trên bãi cát, đến cảnh ngồi nghỉ dưới gốc cây phi lao rồi trèo núi... đến hiện tại xa cách của hai người. Thời gian tâm trạng xen kẽ quá khứ - hiện tại - tương lai, xen kẽ giữa kí ức về những kỉ niệm đẹp đẽ trong tình yêu với Thúy là hiện thực trên chiếc tàu chở vũ khí với những mong ước tương lai được hịa bình. Trong đó, thời gian hiện thực liên tục được trải dài với lưu lượng nhiều nhất, những khoảnh khắc của quá khứ xen lẫn vào hiện tại trong những khoảnh khắc thời gian ngắn. Hai người yêu nhau từ lúc Thúy còn là một sinh viên, trong những ngày chiến tranh chưa đổ tới miền Bắc. Khi Thúy ra trường và đã trở thành một kĩ sư, Lê đã trở thành một thuyền trưởng trên những con tàu. Dù xa cách nhưng trong tâm trí Lê giữ biết bao nhiêu kỉ niệm về Thúy và thực sự thú vị với những kỉ niệm ấy. Có những đêm gió thổi, yên tĩnh, người kể
chuyện miêu tả trong dòng tâm trạng nhân vật Lê là những kí ức đã qua: “Lê muốn bước ra ngồi. Anh muốn nhìn về phía góc trời, nơi có một vầng sáng hắt lên – Nơi vầng sáng ấy găm giữ cho anh biết bao nhiêu kỉ niệm đẹp của thời thơ ấu, cái thời phấp phỏng ngẩn ngơ mỗi lần hoa phượng tàn, mỗi lần hoa phượng nở. Và chính nơi ấy đã cho anh nhận biết cuộc đời tuyệt đẹp này cịn có bao nhiêu điều kì diệu khi trong anh có thêm tình cảm mới lạ, ngọt ngào: Tình u của Thúy” [37, tr. 27]. Trước những cuộc chiến đấu, người lính thường có nhu cầu tâm sự, thích nói về mình và thích nghe về chuyện đồng đội. Vì vậy, dịng thời gian truyện kểlúc này thường có sự đồng hiện, những câu chuyện, mảnh vỡ của đời sống được người kể chuyện và nhân vật ngẫu nhiên lắp ghép khiến những chiều thời gian khác nhau có thể cùng tồn tại. Đó là câu chuyện về đời tư trong quá khứ của những người lính khi trị chuyện cùng nhau:
“Hồi còn ở nhà, đêm nào trước lúc đi ngủ, mẹ tơi cũng kể chuyện về bố, về mối tình của hai người cho chị em tôi nghe. Bà kể suốt, không chán và trong giọng kể của bà, tôi nhận ra một cái gì nuối tiếc, một sự mất mát lớn lắm không sao bù đắp được...
- Ở hoàn cảnh của cậu, đáng ra phải lấy vợ sớm...
- Lấy vợ! – Vâng, tơi cũng biết thế, nhưng phải có thời gian chứ? Anh tính quanh năm, suốt tháng lênh đênh trên biển thế này làm sao lấy. Mà lấy ai? Đành chịu tội với mẹ vậy...
- Chà, hoàn cảnh của cậu lại chẳng bù cho hồn cảnh của mình: gia đình
có những chín anh em tất cả, năm trai, bốn gái...” [37, tr.124-125].
Như thế, quá khứ và hiện tại cứ xen lẫn vào nhau, đồng hiện trong những câu chuyện về những người lính đánh tàu chân chất, ln có những ước muốn rất đỗi bình dị và luôn nhớ về quê hương. Thời gian đồng hiện như vậy bởi lẽ những người lính biển trong hồn cảnh xa cách với quê hương, người thân nên luôn trong tâm trạng nhớ vềquê hương cũng là điều dễ hiểu.
Thời gian đồng hiện khiến cho cuộc đời và số phận của nhân vật được soi rọi nhiều chiều, nhiều góc cạnh. Trong Sóng chìm, cuộc đời của các nhân vật như Tư Nhâm, Sáu Sinh được lần giở liên tục qua những kí ức dịng thời gian quá khứ - hiện tại - tương lai đan xen đồng hiện. Nhân vật Tư Nhâm trước thực tại chiến tranh, chị luôn nhớ về quá khứ đã qua với người chồng tên Tư Lăng. Những lúc Hai Rạng thường xun tới lui chị ln tìm cách trốn tránh trước thực tại, những lúc như thế, nỗi lo sợ vô cớ ập tới, len vào, tỏa ra trong tâm trí chị. Những hồi ức về hình ảnh Tư Lăng với bàn tay xoa xoa lên bụng hôm anh đi tập kết cách đó đã hơn chục năm như một cuốn băng được tua lại: “Con trai
hay con gái cũng đặt tên là Thảo nghe, em...” [38, tr.49]. Kỉ niệm cũ xưa với người chồng đã hơn mười năm lần lượt tái hiện trong hoàn cảnh hiện tại. Có những đêm Tư Nhâm miên man trong hồi ức, chìm trong nỗi nhớ chồng vì đã hơn mười năm qua, khơng có một chút tin tức nào của Tư Lăng: “Đã gần bốn
ngàn ngày... Hồi đó, giá anh ở thêm ba hơm nữa, Tư Lăng sẽ được nhìn thấy mặt con. Vậy mà...”, “Mười năm rồi chẳng rõ Tư Lăng có đổi khác, cịn ngày ấy, trẻ khỏe, nhanh nhẹn như một con sóc” [38, tr.40]. Hiện tại và quá khứ đồng
hiện đan xen khiến nhân vật cảm nhận thấm thía hơn tình cảnh vơ định của mình: “Bao giờ cũng vậy, dù đã cố kìm nén bằng vai trị thực tại của mình đang cõng trên vai, người đàn bà trong chị với bản năng giới tính mạnh mẽ bị kìm nén lại có nguy cơ bị đánh thức. Vẫn có một tiềm ẩn nào đó, giống như mạch nước ngầm âm ỉ bấy lâu nay xuyên qua cơ thể, đòi hỏi, thúc ép, khiến cho chị chóng váng, máu dồn lên mặt, nhức buốt... Chị vật vã giải tỏa bằng những kỉ niệm chắp nối rời rạc” [38, tr.52]. Dòng thời gian tâm trạng đan xen giữa những kỉ niệm, giữa nhớ nhung quá khứ, đau khổ trong thực tại.
Có thể thấy, thời gian nhận thức đồng hiện trong sáng tác của Đình Kính thường là đồng hiện về tuổi thơ, hồi ức, kỉ niệm đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Trong những hoàn cảnh chiến tranh cần phải chiến đấu cho vận mệnh của đất nước, con người vẫn là con người, cũng có những khát khao tình yêu, hạnh
phúc, ước muốn hịa bình nên ln nghĩ về nó, miên man trong những dịng kí ức đồng hiện.
3.2.2.2. Thời gian gấp gáp, dồn nén nhiều sự kiện
Về tốc độ thời gian trong các sáng tác của Đình Kính, có thể thấy cùng với khơng gian chiến trận khốc liệt là nhịp điệu thời gian gấp gáp, dồn ép với nhiều sự kiện. Các sự kiện được dồn ép, chồng chất liên tục trong dòng thời gian gấp gáp của không gian chiến trận đã tạo nên một khơng khí ngột ngạt, căng thẳng.
Trong Sóng cửa sơng, thời gian trần thuật được nén cứng lại trong những suy tư của nhân vật trong những giờ phút hệ trọng. Khoảng thời gian những người lính phá tàu địch thường diễn ra vào ban đêm, đây cũng là thời gian trần thuật chủ yếu trong Sóng cửa sơng. Thời gian trần thuật được người trần thuật miêu tả gấp gáp trong những sự kiện liên tiếp của trận phá hủy chiếc tàu dầu của địch:
“Chỉ sau mấy tiếng đồng hồ khu vực đội săn tàu bị bắn phá... ... 22 giờ 30.
Thiếu tá Hoằng nhận được tin: Đội thám báo phát hiện có hàng trăm cộng qn ở ơ 32.
0 giờ 55 phút, phịng tuyến phía Bắc sơng Cửa Việt và khu quân cảng nằm trong tình trạng báo động...
10 giờ 25 phút, tổ Kiên vượt phòng tuyến Mắc Na-ma-ra. Ba bóng đenchui êm qua lớp rào đơn ngoài cùng thành một hàng...
Đến một bụi rậm, Kiên cho tổ dừng lại. Anh lo lắng nhìn đồng hồ. Lúc này đã là 0 giờ 15 phút... chậm nhất hai giờ phải xuống nước được. Đoạn đường phải bơi khá dài. Cái chính là phải gắn mìn xong trước lúc trời sáng” [34, tr.98- 104].
Trời càng gần về sáng khiến cho việc phá hủy tàu địch càng trở nên thúc bách, gấp gáp. Vì nếu trời sáng thì địch sẽ dễ dàng quan sát và phát hiện ra sự hiện hữu của những chiến sĩ đặc công nước và họ không thể kịp để ngăn chặn
việc tàu của địch cập bến, vận chuyển dầu an toàn vào bờ. Vì vậy, thời gian càng lúc càng trở nên gấp gáp, thúc bách. Thời gian càng ngắn ngủi, gấp gáp hơn khi những người lính phải đối mặt trực tiếp với kẻ thù trong tình huống gay go: “Từ trong dám dương trước mặt, một đám lính khoảng hai chục thằng đang lầm lũi tiến lại phía họ. Một cuộc chạm trán khơng thể tránh khỏi – Kiên suy tính rất nhanh. Trời sáng quá! Các anh chỉ cần nhanh hơn năm phút, không, ba phút nữa thôi. Trời, ba phút lúc này quý giá biết chừng nào! Đã từng đối mặt với quân thù, anh biết giá trị từng vòng quay của chiếc kim đồng hồ lắm” [34, tr.104]. Quyết tâm của những người lính là phải đánh thắng, phải gắn mìn xong trước hai giờ sáng và quay về ngay trong đêm. Nhưng đã gần hai giờ sáng mà tổ đánh tàu cịn loay hoay trên bờ. Những người lính đắn đo, băn khoăn trong việc kéo dài thời gian chờ nổ của quả mìn. Trong những khoảng thời gian dồn ép, thúc bách, họ quyết định gắn mìn vào thân tàu: “Thi biết khoảng thời gian giữa lúc gắn mìn và lúc cho mìn nổ càng ngắn càng tốt; vì thời gian chờ nổ càng lâu, những tác động khách quan khơng ngờ có thể làm cho mìn mất tác dụng càng tăng” [34, tr.138]. Người đọc căng thẳng theo dõi từng sự kiện diễn ra trong tác
phẩm. Thời gian của một đêm không dài, những người lính phải đối diện với bao căng thẳng, lo âu, chạy theo từng nhịp của thời gian, tính tốn khéo léo để mang lại thắng lợi.
Khơng khí và tình hình chiến sự trong những trận đánh tàu trong Người của biển cũng được trần thuật trong những khoảng thời gian thúc bách và dồn dập với hàng loạt các mốc thời gian liên tục. Khơng khí trên trận địa mặt biển diễn ra hết sức khẩn trương, liên tục vào những lúc máy bay và tàu chiến của địch hoạt động. Các chiến sĩ thông tin không rời máy, họ ngồi lặng, đón chờ những tin hiệu từ xa đưa tới. Những tín hiệu, sự kiện diễn ra căng thẳng theo từng thời khắc của thời gian trong sự trần thuật tỉ mỉ của người kể chuyện:
“Tin từ phòng quân báo:
địch vẫn tăng cường theo dõi.
18 giờ 45 phút, bến báo tiếp: Một máy bay L.19 đang quần dưới Hang Hồ, xa bờ 8 ki-lơ-mét.
Năm phút sau, bến lại báo:
Hiện có một tàu lớn, chắc pháo hạm của Mỹ đang tuần tiễu cách hang Hố 2 ki-lơ-mét...
Tin phịng quân báo:
19 giờ 55 phút, địch chỉ thị các loại tàu phải sẵn sàng... Tin từ bến:
19 giờ, bến n. Phía đơng bến có nhiều tàu cá...
20 giờ, địch chỉ thị cho các tàu ra chắn phía trong Cơn Đảo... [37, tr.323- 324].
Sức căng của thời gian được thể hiện từng giờ từng phút trên trận địa. Trong những thời khắc căng thẳng đó, sự bức thiết phải có vũ khí cho chiến trường khiến cho những người lính vừa phải thận trọng nhưng cũng vừa phải táo bạo và quyết đoán trong việc đấu trí với địch. Người kể chuyện lúc này vừa đảm nhiệm vai trò trần thuật được những sự kiện trong dòng thời gian, vừa đi sâu vào khai thác sự căng thẳng trong tâm lí nhân vật. Những câu hỏi trở đi trở lại trong suy nghĩ nhân vật trong những giờ phút gay go: “Tình hình địch đã trở nên khó khăn, cho tàu quay lại hay vào bến? [37, tr.322]. Và cả trong những giờphút đợi chờ, nhân vật cũng suy tư trong lúc ăn lúc ngủ, lúc rỗi rãi: “Làm thế nào để đưa
tàu ra khơi?” [37, tr.330]. Hình ảnh những người lính chìm trong những suy tư khiến cho thời gian trong tác phẩm càng trởnên kéo căng cùng tâm lí nhân vật.
Nhịp điệu thời gian càng trở nên gấp gáp hơn bao giờ hết khi những chiếc tàu chở vũ khí của ta bị máy bay địch phát hiện. Những chiếc tàu địch đuổi theo, bắn pháo sáng, bắn đạn liên tục. Cả một vùng biển, nhập nhoàng lửa đạn nhoang nhống trên mặt nước. Những người lính rơi vào trạng thái căng thẳng: “Thời gian gấp lắm rồi...Tòng và Xuyên sắp xếp để anh em thủy thủ rời tàu. Mọi người
lặng lẽ thả mình xuống nước. Những khn mặt đanh lại, chỉ đơi mắt rực lên như có lửa” [37, tr.430]. Đến lúc này, người thuyền trưởng buộc phải đi đến quyết định hủy tàu trước khi bị địch phát hiện số vũ khí trên tàu. Những lúc đó, nhân vật nhận thức về thời gian rõ hơn bao giờ hết: “Tất cả sẽ là cát bụi! Tích tắc! Tích tắc! Tất cả sẽ là...” [37, tr.434]. Sự hi sinh của những người lính quả là lớn lao. Dù thời gian có trơi đi, hình ảnh về cái chết của những người lính, những thủy thủ lái tàu vẫn sẽ là những hình ảnh đau thương hiện lên trước mắt người đọc khi đọc xong tác phẩm.
Sử dụng nhịp điệu thời gian gấp gáp để đặc tả diễn biến căng thẳng của những trận đánh đã đem lại hiệu quả cao trong những sáng tác văn xi về chiến tranh của Đình Kính. Trong những giờ phút căng thẳng trên chiến trường, mặt trận biển, những người lính ln chiến đấu hết mình vì vận mệnh của dân tộc, vì tình yêu với quê hương, nhịp điệu thời gian cũng vì thế mà được đẩy nhanh gấp đến cao độ.